Giọng điệu đay đả, tự vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 84 - 88)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng điệu người kể chuyện

3.2.2. Giọng điệu đay đả, tự vấn

Đay đả, tự vấn là giọng điệu thường gắn liền với tâm trạng băn khoăn, hoài nghi cần lời giải đáp của con người. Nó được hiện hình bằng những câu

hỏi truy vấn, thể hiện tâm trạng bất an, không còn tin vào những kinh nghiệm cá nhân hay cộng đồng. Trong tác phẩm tự sự, nếu người kể chuyện ở ngôi thứ nhất thì nhân vật sẽ trực tiếp tự truy vấn bản thân mình, còn nếu là người kể chuyện ngôi thứ ba thì người kể chuyện sẽ hòa vào nhân vật, cùng nhân vật tra vấn lương tâm trong ngôn ngữ nửa trực tiếp.

Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thường nghĩ nhiều hơn nói. Họ luôn luôn đối diện với chính mình trong suy tư bất chợt, trong những khoảnh khắc tự phán xét. Bởi vậy đay đả, tự vấn là một trong những giọng điệu tiêu biểu trong các tác phẩm của chị.

Trong Hậu thiên đường, ta bắt gặp giọng điệu tự vấn của một người

đàn bà đã đi qua tuổi trẻ trong đau khổ, nay lại phải bất lực chứng kiến cảnh con gái mình đứng trước nguy cơ đi vào vết xe đổ ấy. Tự vấn về chính cuộc đời mình: “Bốn mươi tuổi, tôi đã có gì cho mình” [30, tr.48], chị nhận ra “sập

xuống người mình, một nỗi trống trải cô đơn” [30, tr.48]. Tự vấn về cách đối

xử của mình với con: “Sao không bao giờ tôi hỏi đến cuộc sống nội tâm của

con”; “Sao đến bây giờ tôi mới nhận thấy điều đó nhỉ?” [30, tr.50], chị nhận

ra bấy lâu nay mình đã vô tâm với con như thế nào. Chị đã bỏ mặc tuổi thơ của con trôi qua trong nỗi buồn của sự cô đơn và hứng chịu nỗi cay đắng của một người đàn bà bị phụ bạc. Trở đi trở lại trong dòng suy tư của người mẹ là những câu hỏi đay đả về tương lai của con: “Liệu nó còn đi lại con đường của

tôi không?”; “Sao lại thế hả con? Con lú mất rồi. Tôi phải làm gì bây giờ hả trời? Không phải con đang chập chững ở miệng vực nữa mà con đang ở trong vực mất rồi. Bao giờ thì chìm xuống đây” [30, tr.56]. Cuối cùng khi nhận ra không thể cứu vãn, chị chua xót tự vấn chính bản thân mình: “Thế mới hay, ai

cũng nhem nhẻm nói rằng mọi thứ ở đời đều có giá của nó. Hoặc trồng cây gì thì ăn quả đó. Gieo gì gặt đấy. Nhưng tôi, tôi có gieo gì đâu mà sao đời tôi gặt toàn cỏ dại. Chẳng lẽ một phút xiêu lòng mà lại phải khốn khổ thế này sao?” [30, tr.52].

Ở Tân cảng, giọng điệu đay đả, tự vấn lại được thể hiện qua những lời tự “kiểm điểm” của người vợ và người chồng. Trong những giờ phút bên nhau cuối cùng, người vợ không ngừng tự hỏi về nguyên nhân khiến cho cuộc hôn nhân của anh chị có thể bình yên trong tám năm nghèo đói nhưng lại lật úp, tan tành trong hai năm sung sướng, đầy đủ: “Không hiểu từ đâu nhỉ? Từ lúc nào bắt đầu của chuyện này?; “Từ đâu nhỉ? Chắc là từ tối hôm chị bay ra Hà Nội họp” [30, tr.221]. Và kí ức ùa về giải đáp thắc mắc cho người vợ. Còn người

chồng, anh tự hỏi, nhưng vẫn không thể hiểu tại sao chị lại phản bội anh: “Sao

lại thế này nhỉ? Bao năm nay. Từ lúc linh cảm mách bảo về sự ra đi của chị. Ban đầu là thể xác. Rồi đến tinh thần. Lúc nào anh cũng bị ám ảnh về chuyện này để rồi bây giờ, anh lại chẳng hiểu tại sao?” [30, tr.226]. Và khi chị đã ra

đi, anh hối hận, bàng hoàng không tin đó là sự thật: “Tại sao? Tại sao? Hôm qua anh không vứt bỏ lòng tự ái, ghen tuông và tha thứ cho chị. Thậm chí van xin chị nghĩ lại? Tại sao anh luôn lường ra những rủi ro cho những hợp đồng được kí với đối tác cả Ta lẫn Tây mà lại không lường được cái rủi ro ngày hôm nay? Tại sao đến hôm qua anh vẫn nghĩ là sự chia tay này sẽ không có thật? Chỉ là một câu chuyện đùa? Tại sao cơ chứ?” [30, tr.227].

Li hôn luôn là vấn đề gây nhức nhối cho xã hội. Sau mỗi đổ vỡ, vấn đề ai đúng, ai sai dường như không còn quan trọng khi những tổn thương mà nó mang tới không gì có thể chữa lành, đặc biệt là đối với những đứa trẻ. Cô gái trong Thành phố không mùa đông đã không ngừng tự vấn về cuộc hôn nhân của bố mẹ mình. Đọc lá thư của mẹ, cô có tất cả thông tin nhưng cô vẫn băn khoăn không hiểu vì sao bố mẹ lại chia tay: “Tại sao lại chia tay nhau. Tại sao lâu nay sống vì tôi cơ chứ? Họ đã chả yêu thương nhau, lấy nhau và sinh ra tôi đấy sao?” [30, tr.229]. Đau khổ nhớ lại những kỉ niệm đẹp của gia

đình, cô gái hoài nghi về những giá trị sống, về tình cảm của bố mẹ: “Thế nào

là sống cho mình và sống cho mình thì khác gì sống cho người nhỉ? Bao năm nay, cứ cho là bố mẹ sống cho tôi, bố mẹ cũng có mất mát gì đâu? Tại sao lại

sinh ra tôi trên đời rồi lại phải sống vì tôi cơ chứ? Hay là bố mẹ vin vào tôi như một thứ an ủi, một cứu cánh là họ cũng ghê lắm, giỏi giang lắm, họ phải như vậy là vì tôi?” [30, tr.231]. Những lời tự vấn của cô gái đã tạo ra tính

chất đối thoại, tranh luận về li hôn. Xã hội hiện đại đề cao ý thức cá nhân, kêu gọi mọi người cần phải sống là chính mình. Bởi vậy không ít người đã tự biện hộ cho vấn đề li hôn bằng những lí do như để trở về sống cho mình, sống thật với chính mình. Nhưng liệu đó có thực sự là sống cho mình và li hôn liệu có phải là giải pháp khi nó để lại biết bao hậu quả? Sử dụng giọng điệu đay đả, tự vấn, nhà văn vừa có điều kiện đi sâu khám phá thế giới nhân vật, vừa có thể lồng ghép những tư tưởng, thái độ của mình một cách tự nhiên nhất. Những lời tự vấn dễ dàng gợi lên sự đồng điệu ở người đọc mà tránh đi cảm giác khiên cưỡng, gượng ép.

Cũng giống như cô gái trong Thành phố không mùa đông, nhân vật

“tôi” trong Phù thủy cũng muốn tìm hiểu bí mật về thế giới người lớn, thế

giới của bố mẹ nó. Đối với nó, thế giới ấy là hoàn cảnh mà nó không thể hiểu nổi: “Con người sống như những bóng ma mà không hiểu ngày hay đêm họ hiện nguyên hình? Mẹ là ai? Là người đàn bà xoe xóe chửi chồng, mắng con buổi sáng, buổi chiều hay người phụ nữ e ấp, dịu dàng như con mèo, à không, con thỏ trong lòng bố. Bố là ai? Là người đàn ông cục cằn, hơi một tí thì hê mâm bát và xé sổ hộ tịch, rất là lịch sự và nhẹ nhàng khi ở ngoài nhà. Lôi thôi, cục tính khi ở trong nhà. Hay người đàn ông điềm đạm trang nghiêm nằm ngủ bên mẹ như một pho tượng?” [30, tr.437]. Nó băn khoăn, cảm thấy

lạ lùng khi ngày bố mẹ làm việc thù hằn nhau, tối đến lại vất vả lén lút ở cùng nhau: “Nhưng mẹ và bố cứ như thế để làm gì nhỉ? Bố mẹ là vợ chồng, nó là

con. Sao nó không thấy những vợ chồng khác sống vất vả và lạ lùng như bố mẹ nó. Họ sống với nhau, yêu thương nhau và ngủ chung với nhau trên một cái giường. Có sao đâu” [30, tr.439]. Những câu hỏi của đứa trẻ cũng chính

trụ bao la và phức tạp, trong đó mỗi con người lại là một tiểu vũ trụ độc lập và cá biệt.

Ngoài ra, giọng điệu day đả tự vấn còn được nhà văn trao cho những nhân vật có tính cách tiêu cực. Nó giống như tiếng chuông cảnh tỉnh để họ nhìn nhận lại chính mình. My trong Thiếu phụ chưa chồng khi biết tin Dương bỏ đi cùng đứa con tật nguyền đã đau đớn kêu lên: “Sao lại thế? Tại sao lại

không có bàn tay? Mà thiếu mắt thì nhìn bằng cái gì? Nó đâu. Cô không hề được nhìn thấy nó” [28, tr.122]. Đứa bé bị mất một tay và mắt giống như một

sự báo ứng. Cái tay mà con mắt bị thiếu chính là biểu tượng cho sự mù quáng, nhẫn tâm của My. Vì muốn đạt được dục vọng ích kỉ của mình mà My đã chà đạp lên cả luân lí, đạo đức, tình cảm, chủ động loạn luân với anh rể.

Như vậy có thể thấy rằng, sử dụng giọng điệu đay đả, tự vấn, nhà văn đã có điều kiện đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật đồng thời cũng từ đó rút ra những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)