Người kể chuyệ nở ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 42 - 44)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Ngôi kể

2.1.2.3. Người kể chuyệ nở ngôi thứ ba

Với sự thay đổi về tư duy, quan niệm, văn học thời Đổi mới có sự biến đổi về nghệ thuật kể chuyện, đặc biệt là ở ngôi kể. Các nhà văn rất ưa thích lối kể hiện đại theo ngôi thứ nhất bởi vậy không ít người đã vô tình xao nhãng và “bỏ quên” lối kể ở ngôi thứ ba. Tuy nhiên, với Nguyễn Thị Thu Huệ, trong khi thể nghiệm những cách tân táo bạo bằng lối kể mới, chị vẫn không đoạn tuyệt với ngôi kể chuyện truyền thống, ngôi thứ ba. Ở ngôi kể này, người kể chuyện không lộ diện mà đứng ở đằng sau sắp xếp, bố trí, dẫn dắt người đọc.

Trong Tân cảng, người kể chuyện không trực tiếp xuất hiện trong tác

phẩm, cũng không có cuộc đời, số phận cụ thể mà chỉ thấp thoáng đứng sau để dẫn dắt câu chuyện. Bắt đầu là lời miêu tả khái quát về ngôi nhà: “Căn nhà

của họ một tầng, rộng hai trăm năm mươi mét vuông, năm phòng, nằm trên con đường gần phi trường, bên cạnh vài chục biệt thự của những thương gia đang giàu lên thời cơ chế thị trường. Mặt tiền của căn nhà rộng mười bốn mét, chia làm hai phần lệch nhau. Bên nhỏ dành cho đường ôtô vào gara, bên to là hàng rào thưa và cao, màu xanh lá cây thẫm. Sau hàng rào là khoảng vườn rộng, trồng cỏ và hoa” [30, tr.216]. Tiếp sau đó câu chuyện về cuộc hôn

nhân của anh chị từ lúc mới lấy nhau lúc nào cũng hớt hải, vội vàng, “mua

được thứ đồ gì là mừng cuống lên như thể niềm vui đó bất diệt hơn mọi niềm vui trên đời” [30, tr.217] đến những giờ khắc cuối cùng họ ở bên nhau trước

khi mỗi người đi về một bến đỗ mới được tái hiện sinh động dưới lời dẫn dắt của người kể chuyện.

Của để dành xoay quanh câu chuyện về gia đình bà Vi cùng ba người

con là Thanh, Tiến và Thư. Chồng mất sớm, một tay bà nuôi cả ba người trưởng thành, học hành đến nơi đến chốn. Thằng cả làm giám đốc công ti may, thằng hai làm kế toán trong một nhà máy, còn cô út là diễn viên của một đoàn kịch. Cuộc sống có lẽ cứ thế êm đềm trôi qua nếu không xuất hiện một biến cố lớn: bà Vi bị ngã, phải nằm liệt giường. Và thế là ngôi nhà yên bình

xưa kia đã có những cuộc cãi vã xảy ra: Ăn cơm ở đâu? Ai sẽ chăm sóc mẹ? Với ngôi kể thứ ba, người kể chuyện đã tái hiện một hiện thực vô cùng đau đớn và tàn nhẫn. Sự vô tâm, ích kỉ, thiếu vắng tình người không chỉ xảy ra ở ngoài kia, giữa những người xa lạ mà nó còn xảy ra ngay trong chính mỗi căn nhà, ngay chính giữa những người vốn thân thuộc nhất. Không khí lạnh lẽo của căn nhà sau khi bà Vi chết và sự ân hận muộn màng của ba anh em Tiến, Thanh, Thư đã để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.

Mặc dù không trực tiếp lộ diện nhưng người kể chuyện luôn luôn “nhắc nhở” người đọc về sự có mặt của mình thông qua những lời nhận xét, đánh giá. Miêu tả về bà Vy, người kể chuyện còn thêm vào lời đánh giá: “Chả phải

hiền, đấy là do nước mắt chảy xuôi thôi. Ở phố, bà nổi tiếng ghê gớm chua ngoa. Đứa nào vô phúc cân thiếu của bà nửa lạng gạo trong một yến gạo là bà chửi cho như búa bổ vào đầu cấm có vác mặt đến phố lần thứ hai. Mua rau chỉ mua một mớ nhưng bà sẵn sàng bới cả thúng của người ta lên vì từ xưa đến giờ bà đâu có chịu kém ai?” [30, tr.279]. Đôi khi lời bình giá lại xem

kẽ trong những dòng văn miêu tả suy tư của nhân vật để thể hiện những chiêm nghiệm, triết lí của tác giả: “Bà nghĩ đến thân phận mình. Người ta chỉ

sợ mọi điều khi còn sống. Chết rồi. Thân xác tan hòa vào đất, biết gì nữa đâu mà sợ” [30, tr.284].

Trong Tân cảng, người kể chuyện không chỉ miêu tả, bình luận, đánh giá về hành động, cảm xúc của nhân vật mà còn lí giải, cắt nghĩa nguồn cơn của chúng: “Mọi thứ đều vô thức. Chắc tại một thứ không vô thức là bản năng đàn bà khao khát trỗi dậy bên trong. Gặp rượu vô thức. Gặp trời Hà Nội se lạnh vô thức. Gặp những động chạm thân xác vô thức. Nó bỗng thành ý thức đánh thức chị dậy. Đến khi chỉ còn chị và người đàn ông đó, mọi thứ như nổ tung ra” [30, tr.221].

Tương tự như vậy, các truyện ngắn khác như: Rượu cúc, Tình yêu ơi ở đâu, Một trăm linh tám cây bằng lăng, Xin hãy tin em, Lời thì thầm của mùa

xuân, Mùa thu vàng rực rỡ, Một nửa cuộc đời, X-men có mùi trường đua, Sống gửi thác về, Chủ nhật được xem phim hoạt hình, Của Cha, của Con những cành vạn niên thanh,… cũng được kể ở ngôi thứ ba. Tuy không gợi ra

được độ tin cậy giống như ngôi kể thứ nhất nhưng lối kể ở ngôi thứ ba có ưu thế riêng trong việc trần thuật một cách tự nhiên, khách quan và cả việc khái quát một hiện thực rộng lớn. Người kể chuyện có một năng lực vô song, có thể “phản ánh mọi vấn đề, mọi sự kiện của lịch sử, chính trị, đời sống văn

hóa và tôn giáo” [49, tr.264].

Sử dụng ngôi kể thứ ba truyền thống nhưng truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ không hề đơn điệu, nhàm chán mà vẫn có sức hấp dẫn riêng bởi sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Nghiên cứu truyện ngắn của Thu Huệ, chúng tôi nhận ra trong một số tác phẩm của chị mặc dù được kể bởi ngôi kể thứ ba nhưng người kể chuyện lại hoàn toàn kể theo điểm nhìn của nhân vật, thường là một nhân vật chính trong truyện. Chúng tôi gọi những trường hợp này là sự đánh tráo ngôi kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)