Điểm nhìn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 51)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Điểm nhìn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

2.2.2.1. Điểm nhìn bên trong

Kể chuyện theo điểm nhìn bên trong là kể qua lăng kính cảm nhận của nhân vật. Nó được biểu hiện bằng hình thức tự quan sát, tự thú nhận của nhân vật tôi (đồng thời cũng là người kể chuyện) hoặc bằng hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện, cảm nhận về thế giới (người kể chuyện ở ngôi thứ ba, không phải là nhân vật).

Mặc dù Thiếu phụ chưa chồng được viết theo ngôi kể thứ ba, người kể chuyện đứng ngoài chuyện, song câu chuyện không được thuật lại bằng cái

nhìn khách quan, lạnh lùng, dửng dưng mà như hóa thân vào nhân vật để nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng đời sống đang diễn ra.

Phải nhìn cuộc sống thông qua cái nhìn của nhân vật, bằng điểm nhìn bên trong, người kể chuyện mới có thể diễn tả rõ nét tâm trạng day dứt, có phần ăn năn của My: “Bỗng dưng chiều nay My thấy người mình tan nát một

cách vô cớ” [28, tr.95], hay “My bỗng thấy trào dâng trong lòng một tình thương đối với Dương, hãn hữu có trong cô thời gian gần đây. My đau người vì cô thường trải qua nhiều cuộc ân ái với Hoàng chứ có phải vì Dương hôm nay đâu? Tội nghiệp cho Dương vì anh tin cô quá” [28, tr.97]. My, một cô

gái nông thôn xinh đẹp, vì mong muốn được lên Hà Nội, thoát khỏi cuộc sống khổ cực, buồn chán ở quê mà bất chấp tất cả để quyến rũ anh rể của mình. Với điểm nhìn bên trong, người kể chuyện đã thâm nhập và tái hiện sinh động những trạng thái cảm xúc tâm trạng của My. Có khi đó là lòng căm thù, chán ghét cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt của những người nông dân quanh cô:

“Những người nông dân quanh cô có một cuộc sống thật phung phí và vô nghĩa. Mười bốn mười lăm tuổi lấy chồng. Thoắt cái đã con bồng con bế. Những người chồng đen đúa, quanh năm làm lụng để đủ ăn. Không có niềm vui. Họ sống lặng lẽ như thể bị sinh ra để chịu đày ải ở kiếp người. Đời người là cả một cái vòng khổ ải. Tất cả, tất cả đều quay cuồng suốt từ lúc sinh ra đến lúc chết đi để kiếm miếng ăn như thể bị đói từ kiếp trước. My căm thù cuộc sống đó” [28, tr.101-102]. Có khi lại là những khao khát thơ ngây của

cô gái mới lớn: “My thần người ra nghe chàng nói. Cô thấy mình phút chốc

thoát ra khỏi ngôi nhà ảm đạm quê mùa quanh năm không có chút ánh sáng của trí tuệ. Thoát khỏi cuộc sống nghìn đời buồn tẻ, đơn giản như con trâu con bò, cây cỏ cây lúa” [28, tr.103]. Có khi đó lại là cảm giác ê chề khi biết

mình bị lừa gạt: “My thầm chửi rủa cái số phận hẩm hiu của mình bao năm

nhẫn với chính người chị ruột để đạt được mục đích ích kỉ nhưng chính My cũng phải trả giá cho những việc làm của mình. Dương bỏ đi với đứa con tật nguyền mà cô chưa được gặp mặt một lần. “My hét lên vì tuyệt vọng. Bất lực.

Lâu nay cô quen là người quyết định trong nhiều việc. Giờ thì hết rồi. Sao lại thế? Tại sao lại không có bàn tay. Mà thiếu mắt thì nhìn bằng cái gì? Nó đâu. Cô không hề được nhìn thấy nó. Người ta có thể vì cái gì mà bỏ bố mẹ, anh em chứ không thể bỏ con. Cô phải có nó” [28, tr.122]. Xuất phát từ điểm nhìn

bên trong nên khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật được rút ngắn. Đôi khi lời của người kể chuyện và lời của nhân vật song trùng. Trong đoạn văn trên, câu 1, câu 3 là lời kể của người kể chuyện, nhưng các câu còn lại thì rõ ràng là lời của nhân vật, bộc lộ cảm xúc của nhân vật chứ không thể là lời của người kể chuyện được.

Kể chuyện từ điểm nhìn bên trong, những dòng hồi ức, tâm lý, tâm trạng của nhân vật được hiện ra một cách tự nhiên. Người kể chuyện không chỉ tái hiện những sự kiện, biến cố diễn ra trong cuộc đời nhân vật mà còn đi sâu khám phá những vùng mờ, khuất lấp trong tâm hồn con người để nó hiện lên với chiều sâu bản thể. Bằng điểm nhìn bên trong, người kể chuyện đã phát hiện ra đằng sau hình ảnh của một cô gái kiêu kì, ương bướng, Sao (Giai

nhân) cũng cuống quýt sợ hãi cô đơn: “Khốn nạn thế. Sao người mỗi ngày một đông như kiến thế mà tôi thì cô đơn thế này? Ai đến với tôi bây giờ. Chẳng lẽ, cuộc đời của tôi, một người đàn bà ba mươi tám tuổi cứ thế này sao? Cứ đợi một cái gì mà chính mình cũng không biết. Bên ngoài cánh cửa kia, có thể là thiên thần, có khi là quỷ dữ, cũng không biết nữa. Cái thời mà mình được chọn lựa qua rồi ư?” [30, tr.114]. Đằng sau hành động của một ác

phụ, giết chết đứa con còn chưa thành hình là khát vọng tự do, khát vọng được sống một cuộc sống ý nghĩa thực sự, dẫu nó có phần ích kỉ: “Tôi không

tr.110]. Soi chiếu từ điểm nhìn bên trong, chủ thể kể dễ dàng tái hiện sinh động thế giới tâm hồn của nhân vật, chủ động đối thoại để nhân vật phải nói lên ý nghĩ của mình.

Khác với Thiếu phụ chưa chồng, với Giai nhân, Còn lại một vầng trăng được kể lại theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong tác phẩm. Do vậy, tất cả những tâm trạng, cảm xúc của nhân vật đều được giãi bày một cách trực tiếp. Thoạt đầu là tâm trạng hồi hộp, háo hức chờ đợi bữa tiệc nhân ngày rằm tháng Tám của “tôi”: “Tôi nhìn mẹ, chờ đợi. Tim đập

thì thụp, lo âu” [30, tr.42]. Bố nằm viện nhưng hôm nay là ngày rằm tháng

Tám, một năm chỉ có ba bốn chương trình, cô gái hai mươi tuổi khao khát được vui chơi. Hòa vào bữa tiệc tưng bừng như đón Tết, hòa vào khúc nhạc dìu dặt êm đềm, cô gái choáng ngợp với những run rẩy rung động của tình yêu đầu: “Tôi ngượng ngùng đứng lên cùng anh”, “tình yêu đầu tiên, những va chạm đầu tiên luôn làm tôi run rẩy, hồi hộp” [30, tr.37]. Và trong khi cô lưu luyến không muốn rời khỏi bữa tiệc vì “sợ phải chia tay với anh. Với ánh

trăng kia. Tôi sợ trong đời tôi không bao giờ được đắm mình trong một thiên nhiên như thế này” [30, tr.38] thì bố cô đang phải chống chọi với bệnh tật và

ra đi mà không có ai bên cạnh. Cái chết của bố đã khiến cô bừng tỉnh. Một năm có mười hai tháng, thậm chí có tháng mười ba. Trăng mười hai lần mọc. Có khi là mười ba. Trăng vẫn thiêng liêng, trong trẻo, trinh bạch như thể lần đầu tiên hiển hiện trên cõi đời. Tất cả còn hết. Nhưng dù cô có sống hết cuộc đời, có hưởng ngàn lần trăng tròn cũng chẳng một lần được thấy bố.

Thông qua câu chuyện của nhân vật, tác giả đã gửi gắm đến người đọc một thông điệp vô cùng sâu sắc. Trong cuộc sống, con người đã có lúc vì mải chạy theo những nhu cầu, những ước mơ mà vô tâm, hờ hững với chính những người xung quanh, với chính những người thân thiết, gắn bó với ta nhất. Và những giây phút vô tâm ấy đôi khi lại khiến ta phải ân hận và trả giá suốt đời. Tính hiệu quả của việc lựa chọn điểm nhìn bên trong là ở chỗ, nhà

văn không cần giải thích, không cần rao giảng gì thêm mà những thông điệp ấy qua dòng tâm trạng của nhân vật cứ hiện lên đầy ám ảnh.

Với Tân cảng, Nguyễn Thị Thu Huệ đã tạo ra một hệ thống điểm nhìn hết sức đa dạng. Đặc biệt với điểm nhìn bên trong, nhà văn đi sâu vào tâm trạng của từng nhân vật để từ đó có thể hiểu được điều gì đã khiến “chị” phản bội “anh”, điều gì đã làm cho cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ. Anh chị lấy nhau mười năm thì tám năm nghèo khó. Đến khi ăn nên làm ra, có cuộc sống đầy đủ thì họ lại ít có thời gian quan tâm đến nhau. Vì mải mê với những hội nghị, cuộc họp mà “anh không thấy tiếng thở dài tức ngực của người vợ chưa đến

bốn mươi tuổi, da thịt mát lạnh, thơm tho của sự đầy đủ, nhàn hạ dần đang cần sự yêu chiều, ve vuốt. Anh không kịp thấy chị đợi anh bằng chiếc váy satanh bóng mát lịm như miếng thạch mới mua. Và anh cũng chẳng kịp nhìn thấy một lọ hoa chị cắm góc phòng đang dịu dàng tỏa hương. Tất cả. Tất cả đều đầy đủ và hoàn thiện. Chỉ đợi có anh” [30, tr.220]. Bằng điểm nhìn bên

trong, người kể chuyện đã diễn tả nỗi khát khao được âu yếm, được yêu thương của người đàn bà hết sức chân thực và tinh tế. Và cũng nhờ điểm nhìn bên trong, giây phút yếu lòng, để bản năng chiến thắng của người phụ nữ được tái hiện vô cùng sinh động: “Vô thức nói. Vô thức cười. Vô thức thấy lòng chộn rộn. Vô thức thấy rạo rực đôi môi. Và tim vô thức đập nhanh. Mọi thứ đều vô thức. Chắc tại một thứ không vô thức là bản năng đàn bà khao khát trỗi dậy bên trong” [30, tr.220]. Nhìn về phía người chồng, nhà văn nhận

ra: “Anh luôn luôn thấy hài lòng và yên tâm khi săn được những hợp đồng mới. Không gì sướng bằng chưa xong việc này đã có việc khác. Để khi về nhà, đi vào qua cánh cửa, bỏ lại xã hội ngoài đường, anh có chị. Có hai thằng bé với một căn nhà như thiên đường trên mặt đất. Anh tưởng thế là đủ”

[30, tr.220]. Anh không hiểu rằng bên cạnh đời sống vật chất, người ta cũng cần chăm chút đời sống tinh thần. Hạnh phúc gia đình như một ngọn lửa phải luôn luôn vun vén, giữ gìn. Tất cả những điều đó chính là căn nguyên của bi

kịch trong gia đình hiện đại. Từ đó, Thu Huệ kêu gọi con người hãy yêu thương, chăm sóc và quan tâm tới nhau nhiều hơn.

Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy điểm nhìn bên trong là điểm nhìn được nhà văn thường xuyên sử dụng, đặc biệt trong tập truyện ngắn 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Có khi nó được

sử dụng xuyên suốt, chủ đạo trong những tác phẩm kể ở ngôi thứ nhất, cái tôi tự kể hoặc ở ngôi thứ ba “đánh tráo” chủ thể trần thuật. Có khi nó lại được phối hợp, xen kẽ với điểm nhìn bên ngoài. Dù ở ngôi trần thuật thứ nhất lộ diện hay thứ ba vô nhân xưng, điểm nhìn bên trong cho phép tác giả đi sâu khám phá thế giới tâm hồn nhân vật một cách sâu sắc. Qua đó nhân vật hiện lên trước mắt người đọc sinh động, chân thực và toàn diện hơn.

2.2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài

Khác với điểm nhìn bên trong, ở điểm nhìn bên ngoài, chủ thể kể chuyện đứng ngoài câu chuyện. Tuy nhiên anh ta không đóng vai trò như một “Thượng đế toàn năng”. Người kể chuyện đơn thuần kể lại những lời nói và hành động của nhân vật chứ không đi sâu đánh giá, nhận xét, phân tích tâm lí nhân vật. Với điểm nhìn này, người trần thuật sẽ có cái nhìn hoàn toàn khách quan, tỉnh táo trong việc tái hiện các hiện tượng, từ đó sẽ làm nổi bật các khía cạnh khác nhau của bức tranh đời sống.

Trong truyện ngắn Xin hãy tin em, chủ thể kể chuyện đứng ngoài

chuyện, bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra và thuật lại cho chúng ta câu chuyện về Hoài, một cô gái có bản tính ngang tàng, mạnh mẽ. Cô có thể “uống cả chai rượu trắng không say, hút thuốc lào không mệt mỏi,

nhảy đầm qua đêm và đánh đu với những người đàn ông nào chịu được cô”

[30, tr.92]. Song từ khi yêu Thắng, Hoài thay đổi hẳn. Cô trở nên nữ tính từ ngoại hình cho đến tính cách. Vì một lần không làm chủ được bản thân, cô đã trở về là cô Hoài “thớt trơ” ngày nào trước Thắng: “giật đùng đùng, tóc cô rũ

người của Hoài, Thắng đã quyết định chia tay cô, bỏ mặc mọi lời giải thích, van xin của Hoài. Từ điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện đã trần thuật một cách khách quan về cuộc đời nhân vật. Câu chuyện Hoài không chỉ mang ý nghĩa của một cá nhân mà nó còn mang ý nghĩa khái quát cho bi kịch của người phụ nữ khao khát tình yêu nhưng không thể thực hiện.

Trong một số sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, điểm nhìn bên ngoài được sử dụng chủ đạo, xuyên suốt đến mức tạo thành lối kể khách quan, trung tính. Trong Lời thì thầm của mùa xuân, người kể chuyện không kể lại toàn bộ cuộc đời nhân vật mà chỉ chọn một lát cắt thời gian. Đó là những giờ khắc cuối cùng của một năm. Trong giờ phút lẽ ra phải là lúc quây quần, sum họp gia đình ấy, một người đàn ông lạ đã đến nhà ba mẹ con Lệ Thủy để xin ngủ nhờ. Ở đây, người kể chuyện tuồng như không can thiệp vào những điều anh ta nghe được mà để nó tự diễn ra như tất yếu nó cần phải thế. Những lời dẫn dắt trực tiếp của người kể được giảm tải đến mức tối đa. Câu chuyện được triển khai và tự phát triển chủ yếu nhờ những lời đối thoại giữa các nhân vật:

“- Rồi mai anh đi đâu? Tôi nghe giọng, chắc anh người Bình Định. - Thì cô cũng giọng Bình Định. Trúng phóc rồi còn gì? Tôi đến chỗ tình yêu của tôi ở!

- Tình yêu? Giữa đêm giao thừa? Anh vẫn chưa có gia đình sao?

- Sao lại chưa có gia đình. Rụng sạch cả tóc trên đầu rồi. Tôi sắp có cháu ngoại rồi đấy chứ!

- Mà còn yêu? - Chị tròn mắt.

- Thế mới đến nông nỗi này.” [30, tr.329]

Tất cả những thông tin về người đàn ông: quê quán, câu chuyện về những chuyến đi đến với tình nhân sợ cô đơn không chịu được giao thừa ở một mình đều được tái hiện thông qua những lời đối thoại. Người kể chuyện trong truyện đã tuyệt đối thể hiện vai trò khách quan của mình khi chỉ đóng vai trò đứng ngoài quan sát, theo dõi và kể lại. Người đọc phải chú tâm theo

dõi diễn biến cốt truyện; tự lí giải tâm lí, sự chuyển biến tâm trạng của nhân vật thông qua những lời nói, cử chỉ và hành động của họ.

Có thể khẳng định rằng, ưu thế của kiểu trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài là ở chỗ có thể tái hiện một hiện thực khách quan rộng lớn, đồng thời kiểu trần thuật này cũng tạo điều kiện để người đọc thâm nhập vào diễn biến của câu chuyện bằng chính kinh nghiệm sống, khả năng phân tích, bóc tách lớp vỏ ngôn từ để tìm hiểu ý nghĩa của nó. Câu chuyện về Hoài trong Xin hãy

tin em, câu chuyện về chuyến đi trong đêm giao thừa của người đàn ông Bình

Định trong Lời thì thầm của mùa xuân;… đã cho ta thấy bi kịch của con

người cũng như những mặt trái của đời sống. Mỗi truyện ngắn giống như một thước phim mà người kể chuyện đứng ở bên ngoài hướng ống kính vào từng số phận, từng căn nhà khác nhau cặm cụi ghi hình. Bởi vậy, hiện thực đời sống hiện lên trên mỗi trang viết đậm chất chân thật, không tô vẽ, không bình luận. Tuy nhiên đằng sau những câu chữ lạnh lùng ấy người đọc vẫn cảm nhận được nỗi xót xa của Thu Huệ trước hiện thực tình người thiếu vắng và niềm hi vọng ở đâu đó vẫn còn những người đau đáu làm việc tốt, làm ra những thứ có ích cho cộng đồng.

2.2.2.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn

Trong sự vận động và phát triển của văn xuôi thời kì Đổi mới, dạng truyện kể một điểm nhìn giảm dần và được thay thế bởi kiểu trần thuật linh hoạt với sự đan xen, xâm nhập của nhiều điểm nhìn. Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng không nằm ngoài dòng chảy chung đó. Hầu hết ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)