Giọng điệu lạnh lùng, khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 88 - 91)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng điệu người kể chuyện

3.2.4. Giọng điệu lạnh lùng, khách quan

Giọng điệu lạnh lùng, khách quan thường gắn liền với lối kể không thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của người kể chuyện. Ở giọng điệu này, người sáng tác cố giữ một thái độ kể chuyện khách quan trước tất cả mọi sự kiện và để cho độc giả tự phán xét. Chính vì vậy các câu văn thường có tính “vô âm sắc”, các từ ngữ mang sắc thái biểu cảm dường như bị triệt tiêu hoàn toàn.

Của Cha, của con những cành vạn niên thanh kể về cuộc sống “gà trống nuôi con” của Cha và Con cùng với bí mật về người mẹ bỏ đi. Người kể chuyện lựa chọn điểm nhìn bên ngoài để bao quát hoạt động của các nhân vật. Các sự kiện dường như tự liên kết tự nhiên với nhau qua giọng trung tính khách quan của người kể chuyện. Đây là một đoạn kể về cuộc đối thoại giữa Cha và Con xoay quanh việc bỏ đi của người mẹ:

“Cách đây vài năm, Cha đã đi một lần do giận Con gái dồn chuyện Cha đã sai thế nào với mẹ. “Cha gọi Mẹ về cho con. Cha nói ai cũng có thể

sửa sai, nếu biết mình sai và quyết tâm thay đổi. Cha biết Cha sai, sao không xin với Mẹ cho Cha sửa. Cha cãi “Không phải cái sai nào cũng có thể sửa. Cha đã sai với Mẹ, cái sai này to lắm, Mẹ không cho cha sửa, mà có cho thì Cha cũng chẳng biết sửa kiểu gì”. “Cha nói cụ thể đi. Cha đánh mẹ à?” “Không. Cha không bao giờ đánh Mẹ”. “Cha mà không nói rõ ra, con bỏ nhà đi tìm mẹ đấy”. “Thôi được, nếu Con đã muốn biết sự thật, Cha cũng không giấu nữa. Cha đã phản bội mẹ. Cha quan hệ với một người đàn bà khác. Đúng khi Mẹ đang thành đạt nhất, Cha chuẩn bị được thăng chức (...) Mẹ ra đi vào cái sáng con hỏi Mẹ đi công tác sao không gọi con dậy, nhớ không”. Ngày nói ra sự thật với Con gái, Cha đi một mạch đến đêm. Khi về, Cha đánh người từ bên này ngõ, sang bên kia ngõ. Xe máy vứt lại quán rượu. Cha và Con gái cùng khóc. Im lặng cuộc chiến tranh lạnh của hai người lớn” [29,

tr.260-261].

Sự ra đi của người mẹ là một bí mật mà người con gái luôn muốn được biết nhất. Thế nhưng trong đoạn văn, người kể chuyện hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện, chỉ ghi lại những lời nói hành động của con mà không bình luận, đánh giá. Về phía người cha, sự ra đi của người mẹ gắn liền với sai lầm, tội lỗi của ông, nhưng người kể chuyện cũng không hề đi sâu phân tích, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Người đọc phải thông qua hành động của nhân vật để đoán định tâm trạng; qua lời thoại để liên kết câu chuyện. Không chỉ vậy, ngay cả tên của nhân vật cũng bị xóa mờ, chỉ còn là Cha, Con, Mẹ, Hàng xóm,...

Đôi khi giọng điệu trần thuật khách quan, trung tính đến lạnh lùng.

Phòng chiếu phim số 9 được kể ở ngôi thứ ba, nội dung xoay quanh những cái

chết bí ẩn, những lời nguyền ma ám ám lên những vị khách và chủ rạp xấu số ở phòng chiếu phim số 9. Trong truyện, người kể phải là người bình tĩnh, nhạy cảm, nhưng hoàn toàn xa lạ thì mới có thể miêu tả chi tiết, dửng dưng, lạnh lùng như thế được: “Hai mắt trong suốt mở to nhìn thẳng người đối

diện, ngực trái là con dao làm bằng xác máy bay, thép trắng xanh có khắc số 1975 bằng tay, cắm sâu, và dòng máu nhỏ đậm đặc, thẫm đông trên nền áo trắng, chảy xuống đùi, đọng thành vũng dưới mặt sàn trải thảm. Một cánh tay duỗi thẳng sang ghế bên tay kia như đang ôm ai đấy trong tay mình. Bàn tay cầm máy ảnh. Trong túi, điện thoại di động vẫn mở, máy ảnh chưa tắt, đèn đỏ vẫn nhấp nháy. Chứng minh thư ghi rõ tên Lê Minh, sinh năm 1955. Phần quê quán, địa chỉ mờ mịt không rõ” [29, tr.142]. Không lời bình luận, đánh giá

hay phỏng đoán. Người kể dường như chỉ đứng ngoài quan sát và kể lại sự kiện và nhân vật như nó vốn có.

Trong tập truyện Thành phố đi vắng, cái chết được miêu tả lặp đi lặp lại dường như đã trở thành ám ảnh. Có cái chết thể xác: “Một tay lái xe, một tay

điện thoại, người yêu mười lăm váy ngắn chân dài ngồi bên lấy tay xoa đùi người yêu, con trưởng loạng quạng tránh bà đồng nát tự nhiên mọc đâu ra trước mặt, mất lái đâm thẳng, dính nguyên đầu Porsche vào gốc cây xà cừ cả trăm tuổi, đúng lúc Chồng quần sooc áo thun úp mặt gốc cây trước cửa cách nhà ba mét, khoan khoái xả chất thải - một thói quen “tiểu đường” từ thủa hàn vi - thì Porsche của bố do con của bố lái ép xác bố chặt như ảnh chụp xong mang ép plastic” (Phòng chiếu phim số 9); “cái xác đó là phụ nữ khỏa thân. Đến gần, cô gái khoảng hai mươi lăm, chân thẳng, dài thượt. Mặt dù còn hằn những nếp đau đớn, có phần biến dạng, nhưng vẫn giữ nét xinh đẹp”

(X-men có mùi trường đua); “Sau chuyến ăn tươi không thành rồi Luyến phát

hiện da vàng toàn thân đến khi chết, chưa tới trăm ngày. Cứ từ từ mà đời mình tuột khỏi tay. Giọng nói lào khào yếu dần. Rồi lào khào cũng khó. Ánh mắt dại dần. Rồi hết dại… Nhắm lại. Không bao giờ mở nữa” (Sống gửi thác về). Lại có cái chết về tinh thần: “Luyến chết, hai bố con thằng Dương quan hệ với bà ngoại như hàng xóm thân. Vợ mình là con người ta, con mình là do vợ đẻ ra, suy đi tính lại chẳng bà con chi” (Sống gửi thác về),… Tất cả đều

Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy nếu trong giai đoạn trước giọng điệu của Thu Huệ thiên về trữ tình, giãi bày, giải thích thì đến Thành phố đi vắng giọng điệu lạnh lùng, khách quan được sử

dụng với mật độ dày đặc, thậm chí có những tác phẩm nó là giọng điệu chính (Phòng chiếu phim số 9, X-men có mùi trường đua, Của Cha, của Con những cành vạn niên thanh, Sống gửi thác về). Chính Thu Huệ cũng đã tự nhận sự đổi

khác trong giọng điệu của mình ở tập truyện này. Giọng điệu lạnh lùng, khách quan có một ưu thế lớn trong việc giúp nhà văn tái hiện những mặt trái của hiện thực xã hội, những khủng hoảng trong tinh thần của con người thời đại. Với giọng điệu này, người kể chuyện thể hiện thái độ khách quan, trung tính trước vấn đề, nhường lại sự đánh giá, nhận xét cho người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)