Chỉ tiêu Số lượng (Ha) Cơ cấu (%)
Diện tích đất BQ/trang trại 2,7 100,0 Diện tích đất thuộc sở hữu BQ/trang trại 1,9 70,4 - Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1,3 63,2 - Chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 0,9 42,1 Diện tích đất đi thuê BQ/trang trại 0,8 29,6 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Qua bảng có thể thấy diện tích đất thuộc quyền sở hữu của các trang trại là khá lớn (khoảng 70,4% diện tích). Cịn lại là diện tích đất đấu thầu từ diện tích đất chung của xã, huyện hoặc thuê lại của các hộ nông dân khác trong làng, xã để sản xuất (diện tích đất thuê bình quân/trang trại chiếm 29,6%). Diện tích đất thuộc quyền sở hữu của trang trại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kiên cố, từ đó góp phần phát triển kinh tế trang trại của địa phương. Tuy nhiên, vẫn có 42,1% diện tích đất thuộc
quyền sở hữu của các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính điều này đã tạo ra tâm lý dè dặt của các các chủ trang trại trong hoạt động đầu tư lâu dài vào đất đai, chuồng trại, công nghệ… để phát triển sản xuất kinh doanh.
* Về vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Đa phần các trang trại ở Buôn Đôn đã hoạt động khá lâu nên nhìn chung các trang trại có nguồn vốn tự có khá cao. Bình quân mỗi trang trại có vốn sản xuất khoảng 385,7 triệu đồng, trong đó vốn tự có chiếm khoảng 68,78%. Phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn là trang trại chăn nuôi nên cần lượng vốn lớn để đầu tư chuồng trại, giống, thức ăn.
Các nguồn huy động vốn của các trang trại trên địa bàn Huyện cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu từ các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn; Ngân hàng Chính sách xã hội; các Ngân hàng Thương mại. Bên cạnh nguồn huy động vốn từ các Ngân hàng thì các trang trại cũng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư như của anh em họ hàng, các tổ chức tín dụng phi chính thức.