Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Bài học phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới
2.2.1.1. Bài học từ Thái Lan
Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế. Khơng những nó góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo
chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả. Thái Lan đã và đang triển khai, thực hiện tốt về chiến lược quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp. Đồng thời, Thái Lan cũng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và thu được kết quả khả quan như: năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho nơng dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trường hiệu quả (Viboon Thepent and Anucit Chamsing, 2009).
Tác giả Sachika Hirokawa (2010) đề cập đến sự thành công của nơng nghiệp Thái Lan – đó là nơng dân ở các vùng thành lập nhóm sản xuất phân hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. Các chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp của Thái Lan:
- Đẩy mạnh tốc độ giao đất cho nông dân thông qua cải cách đất đai. Kể từ năm 1998 đến nay, Thái Lan đã tiến hành cải cách đất đai trên diện tích khoảng 200.000 Rai (1 hécta = 0,5Rai).
- Phân vùng sản xuất nhằm giải quyết tình trạng sản xuất khơng ổn định, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất, phân canh diện tích đất nhất định cho một số loại cây đòi hỏi tưới tiêu tốt.
- Cung cấp cho nông dân các loại giống cây khác nhau để cải thiện chất lượng cây trồng.
- Quản lý sau thu hoạch một cách hiệu quả: Bộ Nơng nghiệp Thái Lan đã tìm vốn vay từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để tài trợ cho việc mua sắm phương tiện và xây dựng các kho chứa thóc ở mỗi huyện.
- Thúc đẩy và công bố các cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực nơng nghiệp, theo đó Chính phủ Thái Lan thiết lập Uỷ ban chuyên trách về việc xây dựng, phối hợp với các ngân hàng dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu đối với các cơ quan của Nhà nước và tư nhân. Thông qua Uỷ ban này sẽ tạo điều kiện tư vấn nông nghiệp cho nông dân sản xuất.
- Cấp tín dụng cho người nghèo và hỗ trợ vốn cho nơng dân sản xuất với các chính sách lãi suất ưu đãi.
Thái Lan tập trung nâng cao sản lượng thóc gạo thơng qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới tăng năng suất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, quảng bá thị trường thóc gạo, tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống cho nông dân. Thái
Lan tăng cường xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Liên minh châu Âu, tăng khả năng cạnh tranh gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế Sachika Hirokawa (2010).
Tại các vùng cách thủ đô hàng trăm km, các mô hình nơng nghiệp tổng hợp được xây dựng, trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả, phát triển cây lương thực với nuôi trồng thủy sản nhằm giải quyết vấn đề mơi trường và an tồn thực phẩm. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến nông sản của Băng Cốc và các hộ nông dân ở các vùng sản xuất vệ tinh. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan rất quan tâm tới các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết ô nhiễm nhằm thúc đẩy phát triển các vùng nông nghiệp bền vững Sachika Hirokawa (2010).
2.2.1.2. Bài học từ Nhật Bản
Để phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ yếu dựa vào
các viện nghiên cứu nơng nghiệp của Nhà nước và chính quyền các địa phương. Viện quốc gia về khoa học nông nghiệp được thành lập ở cấp Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp gắn kết toàn bộ các viện nghiên cứu cấp ngành thành một khối. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu nơng nghiệp cũng tăng cường liên kết nghiên cứu vối các trường đại học, các xí nghiệp tư nhân và các hội khuyến nông; liên kết vối các tổ chức này và các tổ chức của nông dân để giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định (Phạm Ngọc Linh, 2008).
Bước ngoặt của chính sách nơng nghiệp của Nhật Bản thực sự bắt đầu khi
Luật Nông nghiệp cơ bản được ban hành vào năm 1961, với hai phương hướng chính sách chủ yếu: Phát triển sản xuất có chọn lọc, cụ thể là đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và giảm sản xuất những nơng phẩm có sức tiêu thụ kém; Hồn thiện cơ cấu nơng nghiệp, kể cả việc phát triển những nông hộ và HTX có năng lực về quản lý kinh doanh và canh tác.
Trong những năm 1960 và 1970, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
Nhật đã đẩy thu nhập của nhân dân tăng đáng kể. Cũng trong thời gian này, lao động trong nông nghiệp giảm xuống khoảng 50%, song năng suất lao động lại tăng bình quân hàng năm 5-8% nhờ tăng cường cơ giới hoa và cải tiến quy trình kỹ thuật. Đây là tỷ lệ tăng bình quân cao nhất ở những nước phát triển.
Các ngành thực phẩm chế biến phát triển, giúp cho người dân sống ở nơng thơn có thêm nhiều việc làm, thu nhập được cải thiện, do đó Nhật Bản đã tạo cho mình một thị trường nội địa đủ lốn cho hàng hoa cơng nghiệp tích lũy lấy đà chuyển sang xuất khẩu. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh (Phạm Ngọc Linh, 2008).
Hợp tác xã có vị trí rất quan trọng trong phát triển sản xuất nơng nghiệp ở
Nhật Bản. Hầu hết những người nông dân đều là xã viên của HTX nơng nghiệp. Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nơng dân thốt khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo Luật Hợp tác xã nông nghiệp, năm 1972 Liên hiệp các HTX nơng nghiệp quốc gia Nhật Bản chính thức được thành lập và được Chính phủ giao thực hiện các mục tiêu về phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống HTX nông nghiệp Nhật Bản được phân làm 3 cấp, hoạt động vối tôn chỉ dựa vào sự nỗ lực hợp tác giữa các HTX nông nghiệp cấp cơ sở, các liên đoàn cấp tỉnh và cấp trung ương tạo thành một bộ máy thống nhất hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Vai trò của các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã thúc đẩy q trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chun mơn hóa sâu theo hướng thương mại hóa trong nơng nghiệp nước này (Naoto Imagawa, 2000). 2.2.1.3. Bài học từ Indonesia
Indonesia có truyền thống phát triển nơng nghiệp theo mơ hình trang trại với tên gọi “aqua-terra” (Phạm Văn Khơi, 2004). Trong mơ hình này, cây trồng vật ni được phát triển theo công nghệ sản xuất kết hợp giữa phương pháp tăng vụ truyền thống và phương pháp thâm canh theo chiều sâu. Tác giả Masdjidin Siregar và Muhammad Suryadi (2006) cũng khẳng định về mơ hình “aqua-terra” - đó là phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu kinh tế nông thôn; chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện được mơ hình này, Indonesia đã tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và các dịch vụ xã hội khác để tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn. Bên cạnh việc thực hiện tốt về
mặt kinh tế và xã hội, Indonesia cũng đã quan tâm đến biện pháp chống suy thối đất có hiệu quả và bền vững tài nguyên sinh vật trên cơ sở áp dụng các mơ hình canh tác hợp lý trên từng loại địa hình. Thực tế cho thấy, sự phát triển nông nghiệp bền vững của Indonesia đã giúp nước này đạt được sản lượng lúa 10 triệu tấn/năm. Để đạt được thành tựu kể trên, chính phủ Indonesia đã thực hiện trợ cấp chuyển giao công nghệ kỹ thuật phù hợp, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, tăng vốn đầu tư và nâng cao kiến thức chuyên môn và thông tin thị trường cho người nơng dân. Trong đó, việc sử dụng máy móc trong sản xuất nơng nghiệp vừa đạt được năng suất cao vừa hạn chế tình trạng thất thốt lãng phí, làm giảm nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước (Ministry of Agriculture, 2012).
2.2.1.4. Bài học từ Ấn Độ
Lịch sử phát triển nông nghiệp ở Ấn Độ được ghi nhận vào khoảng năm 1100 trước Công nguyên. Ngày nay, Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về sản lượng nông nghiệp. Nông nghiệp và các ngành liên minh như lâm nghiệp và thủy sản chiếm 13,7% của GDP vào năm 2013, khoảng 50% tổng số lao động. Sự đóng góp kinh tế của nơng nghiệp vào GDP của Ấn Độ đang giảm mạnh với mức tăng trưởng kinh tế trên diện rộng của đất nước. Tuy nhiên, nơng nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã hội chung của Ấn Độ và ảnh hưởng đến số lượng lớn dân cư.
Theo FAO (2010) thống kê nông nghiệp thế giới, Ấn Độ là nước sản xuất lớn nhất thế giới của nhiều trái cây tươi và rau quả, sữa, chủ yếu các loại gia vị, một số mặt hàng chủ lực như kê, và dầu thầu dầu hạt giống. Ấn Độ là nước sản xuất lớn thứ hai của lúa mì và gạo, lớn nhất thế giới lương thực thực phẩm. Ấn Độ cũng là nước sản xuất lớn thứ hai hoặc thứ ba thế giới của một số loại trái cây khô. Ấn Độ xếp hạng trong năm nhà sản xuất lớn nhất thế giới với hơn 80% các mặt hàng nơng sản, trong đó có nhiều cây cơng nghiệp như cà phê và bông vào năm 2010. Ấn Độ cũng là một trong năm nhà sản xuất lớn nhất thế giới của vật nuôi và thịt gia cầm, với một trong những tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất, tính đến năm 2011. Một báo cáo từ năm 2008 tuyên bố dân số của Ấn Độ đang tăng trưởng nhanh hơn so với khả năng của mình để sản xuất gạo và lúa mì. Nghiên cứu gần đây khác khẳng định Ấn Độ có thể dễ dàng ni sống số dân ngày càng tăng, cộng với sản xuất lúa mì và gạo xuất khẩu tồn cầu, nếu nó có thể làm giảm lương thực hư hỏng, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng suất nông nghiệp của mình để đạt được những nước đang phát triển khác như Brazil và Trung Quốc (FAO, 2010).
Cách mạng xanh lần một bắt đầu từ thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX ở
nhiều nước trên thế giới, thông qua các biện pháp kỹ thuật, nhất là phân bón, thuốc trừ sâu và giống mới bằng lai tạo, làm tăng năng suất đáng kể cho các loại cây trồng, nhất là lúa mì và lúa gạo.
Năm 1963, Ấn Độ nhập một số chủng lúa mì mới của Mêhico và xử lý chủng Sonora 64 bằng phóng xạ, đã tạo ra giống Sharbati Sonora, hàm lượng chất dinh dưỡng và chất lượng cịn tốt hơn cả chủng Mêhico tuyển chọn, ngồi ra, cịn các loại giống ngơ, lúa,... Ấn Độ cũng nhập khẩu phân bón phục vụ cho việc nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo hệ thống thủy nông, cung cấp lượng nước ổn định cho sản xuất nơng nghiệp. Kết quả là từ một nước có nạn đói kinh niên, khơng sao vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn lương thực, Ấn Độ đã trở thành một nước có đủ ăn và dư thừa để xuất khẩu với tổng sản lượng lương thực kỷ lục 60 triệu tấn/năm; tạo điều kiện để thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa.
Cách mạng xanh lần hai bao gồm việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật canh
tác mới có năng suất cao, chất lượng tốt, giống mới có khả năng chống chịu dịch bệnh, thích nghi với mơi trường, khí hậu khắc nghiệt; quản lý và điều phối nguồn nước tưới tiêu bằng cách chuyển nước từ miền Bắc xuống miền Tây và miền Nam. Cuộc cách mạng xanh lần hai tập trung cải thiện vật tư đầu vào, dịch vụ cho nông dân, khuyến nông và phương pháp quản lý, nhằm bảo đảm thu nhập cho người dân. Nhờ đó, Ấn Độ tăng năng suất lương thực lên gấp 2 - 3 lần.
Cách mạng trắng được thực hiện ngay sau khi cuộc cách mạng xanh lần
một kết thúc. Chính phủ Ấn Độ đã phát động một chương trình chăn ni bị sữa được gọi là Operation Flood (OF) 1971-1996 nhằm tổ chức các nhà sản xuất ở nông thôn thành các hợp tác xã, để họ có một thị trường đảm bảo, giá cả có lợi. Năm 1989, Chính phủ Ấn Độ cịn phát động chương trình Technology Mission on Dairy Development (TMDD) phối hợp chương trình đầu vào và đầu ra cho ngành chăn ni bị sữa nhằm nâng cao năng suất sản xuất sữa. Để bảo hộ sản xuất sữa trong nước trước sức mạnh cạnh tranh của thị trường thế giới, Chính phủ đã áp dụng thuế nhập khẩu cao, các hàng rào thuế quan, hạn chế định lượng nhập khẩu và xuất khẩu, các quy định cấp phép nghiêm ngặt. Kết quả Ấn Độ trở thành nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới với số lượng lên đến 500 triệu bò sữa. Phong trào chăn ni bị sữa của các hợp tác xã đã lan rộng khắp tồn quốc với 125.000 ngơi làng của 180 huyện ở 22 bang (FAO, 2010).
Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 1991 - 1999: Chính
phủ đã đưa ra kế hoạch tăng cường kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp; lập quỹ phát triển nguồn nước cho 100 khu vực được ưu tiên; chi 10 triệu USD cho chương trình cải tạo và khai thác đất hoang; quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng sản lượng lương thực tại miền Đông và Đông Bắc, mở rộng và củng cố các hợp tác xã; thành lập trung tâm dự báo mùa màng quốc gia nhằm giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất; sửa đổi luật hàng hóa thiết yếu, kiểm sốt chặt chẽ việc tích trữ và bn bán các loại nơng sản nhằm ổn định thị trường; xây dựng Chương trình quốc gia về cơng nghiệp hóa nơng thơn triển khai ở 100 nhóm làng xã mỗi năm; từ tháng 4- 1995, thực hiện kế hoạch bảo hiểm toàn diện cho mùa màng, theo đó, phí bảo hiểm đ¬ược phân chia giữa các bang và trung ương, theo tỷ lệ 1/2.
Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp lần hai từ năm 2000 đến nay: Ngày 28-7-2000, Chính phủ Ấn Độ cơng bố chính sách nơng nghiệp mới
với mục tiêu đạt tăng tưởng 4%/năm, gồm các nội dung chính: từ năm 2004- 2010, đầu tư cho nông nghiệp tăng 7,5-7,7%; nâng cấp giống gia súc để đáp ứng nhu cầu về thịt, sữa, trứng,…; ưu tiên chăn nuôi gia súc, gia cầm, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nơng nghiệp; ưu tiên điện khí hóa nơng thơn và thủy lợi; thực hiện kế hoạch nhằm liên kết tồn bộ các con sơng lớn của đất nước bằng hệ thống kênh, đập chắn, hồ chứa; xây dựng một chiến lược toàn diện để kiểm tra, giám sát và bảo quản, giảm những tổn thất và lãng phí từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản và phân phối nông sản; bãi bỏ những hạn chế trong việc vận chuyển, dự trữ lương thực và dầu ăn, cho phép tự do xuất khẩu lúa mì, gạo,...; thành lập các khu “nông nghiệp xuất khẩu”; đầu tư 22 triệu