Tình hình đất đai bình quân hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 70)

ĐVT: m2

Chỉ tiêu Tổng số

Đất thuộc QSH Đất cho thuê Đất thuê DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) Đất thổ cư 212,8 212,8 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất canh tác 2959,3 2897,0 97,9 77,2 2,6 62,3 2,1 Đất trồng cây lâu năm 3928,8 3904,0 99,4 1255,0 31,9 24,8 0,6 Đất mặt nước 397,0 397,0 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất rừng trồng 13938,0 13938,0 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Bình qn diện tích ni thủy sản của các hộ là 397 m2/hộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hộ chưa tận dụng được tiềm năng diện tích mặt nước để phát triển nghề ni trồng thủy sản. Bình qn mỗi hộ điều tra có khoảng 1,39 ha đất rừng. Tuy nhiên, diện tích đất rừng chủ yếu là rừng tự nhiên để hoang khơng chăm sóc và khơng cho thu nhập. Vì vậy, để phát triển được kinh tế hộ, bên cạnh việc tiếp tục việc giao đất và giao rừng cho hộ, trên cơ sở quy hoạch nơng nghiệp cần có các thơng tin để giúp cho hộ định hướng sản xuất theo các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tiện cho đầu tư và thực hiện các dịch vụ công.

* Vốn

Vốn là điều kiện rất quan trọng để tiến hành sản xuất đối với các hộ. Để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất ở quy mơ lớn thì địi hỏi hộ nơng dân phải có vốn. Qua biểu đồ 4.1 có thể thấy thấy, mức vốn bình qn chung các hộ điều tra tương đối thấp (35,79 triệu đồng/hộ), trong đó vốn đi vay chiếm 32,88%. Điều này cho thấy các hộ nông dân vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động về vốn để sản xuất kinh doanh, do vậy để phát triển kinh tế hộ trong thời gian qua các hộ phải tận dụng các nguồn vốn tín dụng để giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất. Nguồn vốn đi vay từ ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách chiếm 39,85% trong tổng số vốn vay. Điều đó, chứng tỏ các hộ đã tiếp cận được vốn vay từ các chương trình dự án thơng qua ngân hàng thương mại và chính sách, nhưng lượng vốn vay thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của hộ.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ điều tra

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

67.1% 13.1% 10.0% 1.3% 1.0% 4.1% 0.4% 2.9% Vốn tự có

Vay ngân hàng thương mại Vay ngân hàng chính sách Vay quỹ tín dụng nhân dân Vay qua các tổ chức đoàn thể Vay anh em. họ hàng Vay tư nhân

Vốn ít là một trong những hạn chế rất lớn cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Buôn Đôn, đặc biệt là phát kinh tế hộ nông nghiệp theo hướng hàng hóa rất cần vốn lớn. Thực tế điều tra các hộ nơng nghiệp cho thấy vẫn cịn 68,89% số hộ khẳng định rằng họ thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Như vậy, tuy các hộ đã tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách nhưng số vốn vay nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu của hộ. Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ như: tâm lý khơng có khả năng trả nợ của chủ hộ, thời gian vay ngắn, lãi suất vay của tư nhân cao, thủ tục rườm rà…

Biểu đồ 4.2. Đánh giá sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

* Lao động

Buôn Đơn là huyện biên giới có điều kiện khó khăn nên chất lượng lao động của huyện không cao. Lực lượng lao động của các hộ thường là các lao động trong gia đình, trong đó chủ hộ là lao động chính. Tổng số lao trộng trong 120 hộ điều tra là 300 người, trong đó số lao động có trình độ tiểu học và chưa qua đào tạo còn cao chiếm trên 50% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động có trình độ từ trung học phổ thơng trở lên chỉ chiếm 15,33% và cịn thấp. Chính điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các khoa học kỹ thuật, các biện pháp sản xuất mới, các chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế của hộ. Thực tế cũng cho thấy, những hộ ở các xã xa trung tâm huyện, kinh tế kém phát triển

68,89% 25,56% 5,55% Thiếu vốn Đủ vốn Khơng trả lời

thường có trình độ học vấn thấp hơn do ít được tiếp xúc với sự phát triển về khoa học kỹ thuật và chuyển giao cơng nghệ.

Bảng 4.12. Trình độ lao động của hộ nông nghiệp

Chỉ tiêu Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số lao động của hộ điều tra 300 100,00 I. Trình độ văn hóa

Chưa qua đào tạo 85 28,33

Tiểu học 102 34,00

Trung học cơ sở 67 22,33

Trung học phổ thông 46 15,33 II. Trình độ chun mơn

Sơ cấp 25 54,35

Trung cấp, cao đẳng 13 28,26

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Tóm lại, trình độ học vấn và chun mơn kỹ thuật của các hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bn Đơn cịn thấp. Đây là một khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển kinh tế hộ nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới Huyện cần thực hiện các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, các lớp đào tào ngắn hạn cho nông dân trên địa bàn Huyện để nâng cao trình độ, nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, từ đó tạo điều kiện để phát triển kinh tế hộ nông nghiệp.

c. Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ

Năng suất lúa bình quân chung của hộ ở Buôn Đôn năm 2016 là 48,6 tạ/ha/vụ, thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân cùng thời kỳ của cả nước (60,84 tạ/ha/vụ). Nguyên nhân là do các hộ sử dụng chủ yếu các giống lúa ngắn ngày năng suất thấp. Hơn nữa, giống chủ yếu do các hộ tự để từ thóc thịt nên bị thối hóa. Các giống lúa được cấy phổ biến ở Buôn Đôn là Khang Dân, Q5 và một số giống lúa địa phương.

Năng suất ngơ tính chung cho tất cả các giống đạt khá cao (53,25 tạ/ha). Có thể khẳng định năng suất ngơ của Buôn Đôn trong những năm vừa qua đạt ở mức khá cao. Ngơ là cây lương thực dễ trồng, thích nghi với nhiều điều kiện

khí hậu khác nhau và u cầu kỹ thuật khơng cao. Trong q trình đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất huyện cần chú ý triển khai các giống mới cho năng suất cao hơn và phù hợp với điều kiện đất đai cũng như tập quán canh tác của bà con nông dân.

Bảng 4.13. Năng suất một số sản phẩm chính của hộ

Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Thấp nhất Cao nhất

Cà phê nhân tạ/ha 28,25 27,00 36,00

Tiêu tạ/ha 26,06 20,50 31,00

Ngô tạ/ha 53,25 46,00 61,00

Lúa tạ/ha 48,60 46,00 52,00

Lợn thịt kg/con 49,10 34,70 63,50

Gà Kg/con 3,75 2,4 5,1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Năng suất cà phê bình quân mỗi ha cho thu 28,25 tạ cà phê nhân. Hiện các hộ trồng cà phê đang có xu hướng chuyển dần từ sản xuất cà phê sang các cây trồng ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn như cam, quýt.

Bình quân mỗi hộ chăn ni lợn nái có 11,5 con giống/ lứa và với sản phẩm lợn thịt bình quân của các hộ là 49,1 kg/con. Trong đó, đạt cao nhất ở nhóm hộ chăn ni là 63,5 kg/con và thấp nhất ở nhóm hộ trồng trọt 34,7 kg/con. Trên địa bàn huyện đã thực hiện một mơ hình chăn ni lợn sinh sản và mơ hình trồng cỏ gắn với ni bị ở các xã đặc biệt khó khăn. Việc triển khai các mơ hình chăn ni đã tạo điều kiện nhân rộng các mơ hình điển hình và tập trung nâng cao năng suất cho ngành chăn nuôi.

Bảng 4.14. Thu nhập của hộ nông nghiệp năm 2016

Chỉ tiêu BQ thu nhập của hộ (Tr.đ)

Cơ cấu (%)

Tổng thu 78,70 100,00

Thu từ trồng trọt 58,63 74,50

Thu từ chăn nuôi 13,06 16,59

Thu từ các nguồn khác 7,01 8,91

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua bảng có thể thấy, bình qn thu nhập trong năm 2016 của các hộ điều tra là 78,7 triệu đồng và phần lớn nguồn thu của các hộ là từ nơng nghiệp, trong

đó có 74,5% thu từ trồng trọt và 16,59% thu từ chăn ni. Tóm lại, Bn Đôn là huyện biên giới nghèo của tỉnh Đắk Lắk, thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân là từ sản xuất nông nghiệp. Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm vừa qua, phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ trên địa bàn huyện Bn Đơn vẫn cịn ở mức chậm. Nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, chất lượng giống chưa cao, trình độ lao động của hộ còn thấp gây khó khăn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, phần lớn hộ còn thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nơng nghiệp. Do đó, để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bn Đơn cần có những giải pháp cụ thể giúp mở rộng quy mô sản xuất và tăng thu nhập cho hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện Buôn Đôn.

4.1.3.2. Trang trại

a. Tình hình phát triển về số lượng trang trại huyện Bn Đơn

Huyện Bn Đơn có địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hoá, thu hút, tạo thêm việc làm cho lao động trên địa bàn Huyện, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Sự phát triển của các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện có vai trị tích cực đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nơng thơn mới, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn.

Bảng 4.15. Số lượng trang trại phân theo loại hình qua các năm

ĐVT: trang trại

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số 23 100 24 100 26 100 104,3 108,3 106,3 TT trồng trọt 2 8,7 2 8,3 1 3,8 100,0 50,0 70,7 TT chăn nuôi 19 82,6 19 79,2 21 80,8 100,0 110,5 105,1 TT tổng hợp 2 8,7 3 12,5 4 15,4 150,0 133,3 141,4 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Trong những năm qua huyện Bn Đơn đã áp dụng các chính sách tích cực trong phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, gắn với phát triển kinh tế trang trại. Số lượng trang trại không ngừng tăng qua các năm. Tốc độ tăng số lượng trang trại ở huyện Bn Đơn giai đoạn 2014 – 2016 bình quân là 106,3%. Các trang trại ở huyện Buôn Đôn chủ yếu là trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và trang trại tổng hợp. Các trang trại chăn nuôi (chiếm 80,8% số trang trại năm 2016) chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, gà, vịt. Các trang trại tổng hợp (chiếm 15,4% tổng số trang trại năm 2016) là các trang trại theo mơ hình VAC, kết hợp giữa trồng cây ăn quả, nuôi lợn, vịt kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

b. Nguồn lực cho phát triển của các trang trại * Về đất đai

Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hóa, muốn phát triển trước tiên cần một diện tích đất đủ lớn để có thể xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống cơng trình phục vụ sản xuất và một diện tích đất đủ lớn để tiến hành sản xuất. Qua khảo sát trang trại trên địa bàn huyện Bn Đơn bình qn một trang trại có 2,7 ha đất canh tác. Sự khác biệt về quy mô đất đai thể hiện rõ quy mô và cơ cấu sản xuất của các loại hình trang trại. Các trang trại tổng hợp có diện tích lớn hơn rất nhiều so với trang trại chăn nuôi do các trang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu vào chăn ni nên diện tích đất khơng cần nhiều.

Bảng 4.16. Tình hình đất đai của trang trại

Chỉ tiêu Số lượng (Ha) Cơ cấu (%)

Diện tích đất BQ/trang trại 2,7 100,0 Diện tích đất thuộc sở hữu BQ/trang trại 1,9 70,4 - Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1,3 63,2 - Chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 0,9 42,1 Diện tích đất đi thuê BQ/trang trại 0,8 29,6 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua bảng có thể thấy diện tích đất thuộc quyền sở hữu của các trang trại là khá lớn (khoảng 70,4% diện tích). Cịn lại là diện tích đất đấu thầu từ diện tích đất chung của xã, huyện hoặc thuê lại của các hộ nông dân khác trong làng, xã để sản xuất (diện tích đất th bình qn/trang trại chiếm 29,6%). Diện tích đất thuộc quyền sở hữu của trang trại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kiên cố, từ đó góp phần phát triển kinh tế trang trại của địa phương. Tuy nhiên, vẫn có 42,1% diện tích đất thuộc

quyền sở hữu của các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính điều này đã tạo ra tâm lý dè dặt của các các chủ trang trại trong hoạt động đầu tư lâu dài vào đất đai, chuồng trại, công nghệ… để phát triển sản xuất kinh doanh.

* Về vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Đa phần các trang trại ở Buôn Đôn đã hoạt động khá lâu nên nhìn chung các trang trại có nguồn vốn tự có khá cao. Bình quân mỗi trang trại có vốn sản xuất khoảng 385,7 triệu đồng, trong đó vốn tự có chiếm khoảng 68,78%. Phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn là trang trại chăn nuôi nên cần lượng vốn lớn để đầu tư chuồng trại, giống, thức ăn.

Các nguồn huy động vốn của các trang trại trên địa bàn Huyện cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu từ các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn; Ngân hàng Chính sách xã hội; các Ngân hàng Thương mại. Bên cạnh nguồn huy động vốn từ các Ngân hàng thì các trang trại cũng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư như của anh em họ hàng, các tổ chức tín dụng phi chính thức.

Bảng 4.17. Tình hình vốn sản xuất của các trang trại

Chỉ tiêu Lượng vốn BQ/trang trại (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng vốn cho SXKD 385,70 100,00 Trong đó: - Vốn hiện có 265,30 68,78 - Vốn vay 120,40 45,38

1. Vay ngân hàng thương mại 30,15 25,04 2. Vay ngân hàng chính sách 22,37 18,58 3. Vay quỹ tín dụng nhân dân 27,61 22,93 4. Vay qua các tổ chức đoàn thể 10,28 8,54 5. Vay anh em, họ hàng 16,39 13,61

6. Vay tư nhân 12,25 10,17

7. Khác 1,35 1,12

Đối với nhiều trang trại thì lượng vốn vay được quá nhỏ so với nhu cầu vốn đầu tư, thời gian vay ngắn không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh của trang trại. Bên cạnh đó, theo thống kê của phịng Nơng nghiệp huyện Bn Đơn thì có tới 58% số trang trại trên địa bàn chưa được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Chính điều này là nguyên nhân cản trở các trang trại tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của Nhà nước.

* Về lao động

Quy mô lao động phụ thuộc vào loại hình sản xuất, trình độ trang bị tư liệu sản xuất và quy mơ của từng trang trại. Bình qn một trang trại ở Buôn Đôn sử dụng 4,5 lao động, trong đó có 2 lao động thường xuyên (chiếm 44%) và 2,5 lao động thuê thời vụ chiếm 56%. Lao động thuê ngoài thường là dân địa phương quen biết, trình độ thấp với giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/công. Đối với những công việc nặng nhọc có khi lên đến 300.000 - 350.000 đồng một công. Lao động được các trang trại thuê để làm các công việc trực tiếp, khơng có trường hợp thuê lao động kỹ thuật hoặc quản lý. Việc thuê, mướn lao động thuần tuý chỉ thông qua thỏa thuận miệng giữa chủ trang trại và người làm th. Ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)