Phân bổ dân cư theo thành phần dân tộc năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 46 - 51)

Đơn vị hành chính

Tổng số (người)

Phân theo thành phần dân tộc (%)

Kinh Ê Đê Nùng Mơ Nông Tày Khác

Tổng số 60531 33,88 23,56 10,93 16,06 9,86 5,70 Krông Na 4397 20,29 38,46 0,11 30,98 0,18 9,98 Ea Hoar 3542 64,48 2,54 0,48 29,87 1,38 1,24 Ea Wer 7263 55,28 13,6 5,26 11,98 6,54 7,34 Tân Hoà 11093 54,30 0,04 22,18 0 17,80 5,69 Cuôr Knia 7715 42,64 0,01 38,11 0 16,75 2,49 Ea Nuôl 10919 50,61 43,47 0,89 0,15 0,34 4,54 Ea Bar 15602 67,68 17,52 7,89 0,01 6,58 0,32 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Buôn Đôn (2016)

Thành phần dân tộc chính của huyện trước kia là đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê và Mơ Nơng. Sau khi có chính sách phát triển kinh tế mới đã tạo điều kiện cho các đồng bào dân tộc anh em và người Kinh lên sinh sống.

Thành phần dân tộc đa dạng gây khó khăn cho việc quản lý, tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn, khu vực. Các thành phần dân tộc ở đây chủ yếu phân theo vùng, cụm, theo từng thành phân khác nhau. Họ thường tập trung và quây quần lại thành một khu vực nhỏ trong Xã, Thôn, Buôn để sinh sống.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thơng

Bn Đơn có 1.752,22 ha đất dành cho giao thơng. Diện tích này bao gồm các tuyến đường quốc lộ 14C, tỉnh lộ 17, tỉnh lộ 19A, đường liên huyện, liên xã và các tuyến đường giao thông khác nằm trên địa bàn huyện.

Huyện có tuyến đường tỉnh lộ 1 chạy dọc theo địa bàn huyện đã được bê

tơng hố. Đây là tuyến giao thơng huyết mạch nối liền giữa trung tâm huyện với thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Ea Súp nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển sản xuất nơng nghiệp nói

riêng. Ngồi ra huyện cịn có 75 km đường tỉnh lộ, 40 km đường tỉnh lộ 1 đi đồn 3 biên phòng, 28 km đường liên xã và 208 km đường liên thôn, trên 1000 km đường khu dân cư và giao thông nội đồng đã được nâng cấp sữa chữa, nên đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vận chuyển nông sản phẩm cũng như đi lại của người dân. Hiện nay 100% số xã của huyện có đường ơ tơ và đường dây điện thoại đến xã (UBND huyện Buôn Đôn, 2016).

b. Thủy lợi

Thuỷ lợi được xác định là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất dành cho mục đích thủy lợi là 488 ha, tồn huyện hiện có 19 cơng trình thủy lợi. Tổng năng lực tưới các cơng trình thủy lợi đưa vào sử dụng đáp ứng được nước tưới cho gần 70% diện tích cây trồng trong đó có 670 ha lúa 2 vụ và hàng ngàn ha cây trồng khác. Tổng chiều dài kênh mương là 1.700m, đến nay đã kiên cố hóa được 17.283m chiếm 24% số kênh mương (trong đó: Kênh loại 2 kiên cố được 14.808m/30.000m đạt 49,36%; kênh loại 3 kiên cố được 2.745m/41.000m đạt 6,7 %) (UBND huyện Buôn Đôn, 2016).

c. Năng lượng

Hệ thống các nhà máy thủy điện trên dịng sơng Srêpốk đã góp phần đưa điện đến với người dân trong sinh hoạt và sản xuất, diện tích đất cho các cơng trình năng lượng 1.655,87 ha. Hai cơng trình thủy điện lớn là Srêpốk 3 cơng suất 220 MW, Srêpốk 4 công suất 80 MW đã hịa điện lưới quốc gia góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Hiện tại 100% xã đã có điện lưới quốc gia, 82% thơn, bn trên tồn huyện có điện, 85% số hộ được sử dụng điện; ngành điện đã hoàn thành chương trình của Chính phủ về cấp điện cho thơn, bn đồng bào dân tộc tại chỗ chưa có điện; hệ thống điện chiếu sáng khu trung tâm huyện cũng được xây dựng. Phát triển hệ thống điện góp phần đảm bảo cho nhu cầu sản xuất phát triển, điều kiện sinh hoạt của đông đảo người dân được cải thiện, nguồn điện có đến đâu đời sống được nâng cao, các phương tiện nghe nhìn, các dụng cụ sinh hoạt dùng điện trong gia đình được mua sắm (UBND huyện Bn Đơn, 2016).

d. Bưu chính viễn thơng

Hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thơng trên địa bàn phát triển nhanh, đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành phát triển. Đến nay, mạng lưới bưu

chính viễn thơng của huyện được phát triển rộng khắp trên các địa bàn. 100% xã có bưu điện trung tâm và đã phục vụ tốt nhu cầu liên lạc tại địa phương và các khu vực lân cận. Sự phủ sóng của các mạng điện thoại như Viettel, Mobifone, Vinaphone, các dịch vụ Internet,… mang lại nhiều tiện lợi trong việc trao đổi thông tin cho mọi người. Đến năm 2016, bình qn trên tồn huyện 06 máy điện thoại bàn/100 người dân, điện thoại di động là 51 máy/100 người dân, xu hướng tăng tốc độ thông tin liên lạc ngày một phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, các trạm phát sóng truyền hình, đài phát thanh đã góp phần khơng nhỏ trong việc đưa các đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào cuộc sống và nâng cao dân trí cho nhân dân.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2011 - 2016, trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể, kinh tế có sự tăng trưởng.

Đồ thị 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Buôn Đôn

Nguồn: UBND huyện Buôn Đôn (2016)

Tổng giá trị sản xuất năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 856,75 tỷ đồng, trong đó: Nơng - Lâm nghiệp đạt 498,32 tỷ đồng, Công nghiệp - Xây dựng đạt 151,29 tỷ đồng, Thương mại - Dịch vụ đạt 207,14 tỷ đồng (UBND huyện Bn Đơn, 2016).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn 2011-2016 đạt 11,68%, trong đó: Nông - Lâm nghiệp tăng 10,35%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 14,07%, Thương mại - Dịch vụ tăng 13,82%.

58,17% 17,66%

24,18%

Nông – Lâm nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Thương mại – Dịch vụ

Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng. Tuy nhiên cơ cấu ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nghề chính của các hộ nơng dân.

3.1.2.4. Đánh giá thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất nơng nghiệp

a. Thuận lợi

- Địa hình tương đối bằng phẳng, đặc biệt là khu vực trung tâm huyện và các xã, thuận lợi cho việc phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, công trình cơng cộng và giao lưu kinh tế - xã hội của địa phương.

- Huyện có diện tích đất đai rộng lớn, đa dạng nên có điều kiện hình thành những vùng sinh thái nông nghiệp phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

- Là huyện có diện tích rừng lớn, tài nguyên động thực vật phong phú và có giá trị cao cả về mặt kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học.

- Mật độ sông, suối khá cao kết hợp địa hình tại một số vùng sản xuất nông nghiệp khá thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình thuỷ nơng vừa và nhỏ, đặc biệt thiết kế kênh mương trong điều tiết và phân phối nguồn nước phục vụ cho sản xuất các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao với chi phí thấp.

- Tài nguyên nhân văn phong phú với nhiều dân tộc anh em sinh sống với những nét văn hóa đặc sắc, kết hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây đã và đang là điểm sáng về phát triển kinh tế du lịch.

b. Khó khăn

- Do hầu hết diện tích sản xuất nơng nghiệp của huyện nằm ở hạ nguồn lưu vực sông Srêpốk nên hàng năm thường bị thiên tai lũ lụt về mùa mưa, trong khi đó nguồn tài nguyên nước ngầm bị hạn chế về mùa khô. Thường bị hạn hán kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc canh tác.

- Mang một phần đặc trưng của khí hậu bình ngun Ea Súp, Buôn Đôn cũng chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu khơ nóng và hạn hán khắc nghiệt vào mùa khô.

- Đất đai phần lớn nghèo chất dinh dưỡng, dễ bị thối hố do tình trạng xói mịn, rửa trơi diễn ra hàng năm, sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn. Cần chú trọng các biện pháp đầu tư cơng trình thuỷ lợi, canh tác thích hợp cho đất đồi, đất bãi cũng như chú trọng việc khoanh ni bảo vệ, trồng rừng phịng hộ đầu nguồn, đẩy mạnh mơ hình sản xuất nơng - lâm kết hợp.

- Sản xuất nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu phát triển chung; lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động chung của huyện. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Buôn Đôn gồm 7 xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôl, Ea Wer, Krơng Na, Tân Hịa. Dựa theo đặc điểm về kinh tế – xã hội và tình hình sản xuất nơng nghiệp, chọn 02 xã làm điểm nghiên cứu bao gồm: xã Ea Bar là xã có kinh tế phát triển tốt mạnh về trồng trọt; xã Cuôr Knia là xã phát triển mạnh về chăn ni. Đây là 2 xã có những tính chất đại diện cho các đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, do số lượng trang trại và hợp tác xã trên địa bàn huyện khơng lớn nên tồn bộ trang trại và hợp tác xã trên địa bàn huyện cũng được điều tra để phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp

Bao gồm toàn bộ các văn bản, tài liệu, số liệu, v.v... đã được công bố về/hoặc liên quan địa bàn nghiên cứu. Tài liệu được thu thập từ các nguồn: số liệu chính thức đã được cơng bố qua website, ấn phẩm như niên giám thống kê, báo cáo hội thảo, báo cáo thường niên, đề án, cơng trình nghiên cứu của các sở, ban, ngành cơ quan liên quan tại địa phương: UBND huyện Bn Đơn, phịng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Buôn Đôn.... Phương pháp sử dụng: dùng các công cụ/phương pháp cụ thể của điều tra thống kê và của PRA như: phỏng vấn, thảo luận nhóm…

Thơng tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:

- Các thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bn Đơn, bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người.

- Các thơng tin liên quan đến tình hình phát triển sản xuất nơng nghiệp của huyện Bn Đơn: số lượng, hình thức sản xuất nơng nghiệp...

- Thu thập số liệu sơ cấp: Trên cơ sở 2 cách tiếp cận theo ngành và tiếp cận theo các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, các thông tin sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề

(nghiên cứu điểm) và một số phương pháp/công cụ của PRA như: thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu...

* Ở cấp huyện: Các số liệu về tình hình thực hiện chính sách phát triển sản xuất nơng nghiệp, thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nơng nghiệp của huyện. Các nhân tố tác động tới sự phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Buôn Đôn; Xác định được tiềm năng về nguồn lực của huyện và nhu cầu thị trường cho một số loại sản phẩm chủ yếu ở địa phương. Số liệu này được thu thập thông qua: 1 cán bộ huyện Bn Đơn, 2 cán bộ phịng Nơng nghiệp, 1 cán bộ phòng Kế hoạch, 1 cán bộ Phịng Tài ngun mơi trường.

* Ở cấp xã: Thu thập số liệu về kết quả sản xuất, tình hình hộ, trang trại, HTX. Các nhân tố tác động tới sự phát triển kinh tế ở huyện trong thời gian qua bao gồm tình hình thực hiện chính sách và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Buôn Đôn trong thời gian qua; Xác định được tiềm năng về nguồn lực của huyện và nhu cầu thị trường cho một số loại sản phẩm chủ yếu ở địa phương. Số liệu này được thu thập thông qua: 2 cán bộ xã ở 2 xã Ea Bar và Cuor Knia.

* Phỏng vấn trực tiếp các hộ, trang trại, hợp tác xã

Mục tiêu khảo sát các nông trại nhằm xác định những cơ hội phát triển, những thách thức có thể kìm hãm sự phát triển tiềm năng trong tương lai, xác định những điểm mạnh và điểm yếu của các nông trại, xác định nhu cầu hỗ trợ của các nơng trại. Trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động của các nông trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn, nghiên cứu sẽ kiến nghị những giải pháp hỗ trợ nông trại của huyện. Đối tượng phỏng vấn là chủ các nông trại (chủ hộ, chủ trang trại, chủ hợp tác xã).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)