Lao động thời vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 60)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Nguồn nhân lực

2.2.2. Lao động thời vụ

Ở Định Hóa, nguồn nhân lực du lịch thời vụ phổ biến nhiều ở các cơ sở kinh doanh du lịch và thường xuyên biến động theo mùa vụ, theo thị trường. Nhìn chung, đơn vị quản lý Nhà nước ở Định Hóa có liên quan đến hoạt động du lịch văn hóa rất ít sử dụng đối tượng này. Bởi vì, công việc ở các cơ quan này đòi hỏi người lao động phải có một trình độ và khả năng nghiên cứu nhất định trong khi đó lực lượng lao động thời vụ hầu hết là chưa qua đào tạo. Thế nhưng trong nhiều trường hợp đội ngũ lao động này được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch. Có một thực tế là ở Định Hóa, lực lượng lao động thời vụ lại chiếm số lượng đáng kể trong các các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như nhà hàng, điểm di tích… Họ được sử dụng dưới hình thức tính lương và ngày công theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tất nhiên không đề cập đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm khác đối với quyền lợi của người lao động.

2.2.3. Cộng đồng địa phương

Nắm bắt được nhu cầu du lịch văn hóa của thị trường đồng thời dựa trên thế mạnh tài nguyên sẵn có, huyện Định Hóa xác định xây dựng và phát triển mô hình du lịch gắn liền với các giá trị văn hóa truyền thống lịch sử, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng ngay chính tại các bản làng dân tộc. Tuy nhiên, nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa chủ yếu làm nông nghiệp nên hoạt động du lịch đối với cộng đồng địa phương nơi đây còn là một khái niệm lạ. Đồng thời, vì chưa nhận thức được lợi ích của du lịch văn hóa nên có một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng cảm thấy làm du lịch là mạo hiểm. Mặt khác, do phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt nên cư dân bản địa khó thích ứng, khó chấp nhận sự có mặt của du khách. Tuy nhiên, nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp, Định Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa một cách đồng bộ và bền vững. Một trong những phương án đã được thực hiện là

tuyên truyền, tập huấn kiến thức nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về du lịch văn hóa. Hiện nay ở Định Hóa, nhiều hộ gia đình, nhiều thôn/bản đã chủ động tham gia, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh sân vườn, chuẩn bị những sản phẩm hàng hóa địa phương, những chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc phục vụ du khách.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, huyện Định Hóa đã được đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo tồn tôn tạo các di tích, đầu tư xây dựng giao thông vận tải, đặc biệt đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại phục vụ du lịch. Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú cho du khách ở Định Hóa, có một số nhà nghỉ đã và đang phục vụ du khách như Phương Lan, Nguyên Thảo, Ngọc Ánh, Lí Thị Phượng, Hằng Nga, Thảo Nguyên, Tiến Trình, Vũ Hoa, Huy Hoàng Linh,… Các cơ sở lưu trú này đều nằm gần đường quốc lộ, khách có thể dễ dàng tiếp cận. Nhìn chung các nhà nghỉ có sức chứa nhỏ, chỉ khoảng từ 20 – 25 người/đêm tuy nhiên đều đầy đủ tiện nghi như điện thoại, wifi. Buồng/phòng ở đây được xây dựng khép kín, đảm bảo phục vụ các nhu cầu cơ bản cho du khách.

Bên cạnh hệ thống nhà nghỉ là các cơ sở phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách du lịch như: Bằng Mai, Lường Sao, Hoàng Đạo, Hạnh Trường, Quân Hoàng, Biển Hương, Công Bích, Hương Hiền, Phố Núi, Long Duyên, Hồng Thái, Phương Cương… với thực đơn gồm nhiều món ăn đặc sản núi rừng, đặc sản của các dân tộc của huyện Định Hóa (măng rừng, rau bò khai, lợn rừng quay, thịt nướng,…). Các nguồn nguyên liệu này đều tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được chế biến theo nghệ thuật ẩm thực truyền thống của cộng đồng các dân tộc huyện Định Hóa. Về cơ bản, hầu hết nhà hàng trên địa bàn huyện Định Hóa có sức chứa ở mức nhỏ (từ 20 - 50người) nhưng vẫn đảm bảo không gian thoáng mát, sạch sẽ, gần gũi với thiên nhiên. Riêng nhà hàng Bằng Mai (bản Đèo De-xã Phú Đình) có sức chứa 1000 người, gồm 1 nhà sàn bố trí cơ sở vật chất phục vụ ăn uống cả 2 tầng, 1 nhà hiện đại 3 tầng, hệ thống hội trường, phòng hát Karaoke, không gian tổ chức sự kiện ngoài trời khá rộng rãi…

Trên địa bàn huyện, có thể nói các cơ sở phục vụ du lịch văn hóa chưa có nhiều và tập trung chủ yếu ở thị trấn Chợ Chu và trong Khu di tích ATK. Cụ thể là Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa được đầu từ xây dựng hiện đại, quy hoạch trên diện tích rộng, với cảnh quan đẹp phù hợp với đặc điểm địa hình của vùng đồi núi Định Hóa. Ngoài những hạng mục như Phòng Thông tin tư liệu ATK, Phòng di tích du lịch và văn

hóa phi vật thể, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà trưng bày ATK… thì Khu di tích còn có Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK với hệ thống nhà nghỉ gồm 28 phòng, nhà ăn, hội trường đủ điều kiện tổ chức các hội nghị, gặp mặt, tọa đàm… đáp ứng cho các đoàn khách hành hương về nguồn cách mạng. Đến đây, du khách sẽ được phục vụ tận tình chu đáo, được thưởng thức các món ăn đặc sản núi rừng như: gà đồi, thịt trâu khô xào măng chua, bi chuối rừng, cá bống, uống rượu men lá, trà xanh… tổ chức đêm lửa trại, giao lưu văn nghệ với các làn điệu then, đàn tính, hát sli… do đội văn nghệ dân gian ATK biểu diễn.

Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo các di tích gốc, Ban quản lý Khu di tích lịch sử- sinh thái ATK Định Hóa cũng xây dựng các dự án đầu tư các công trình bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan môi trường du lịch tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, trong đó ưu tiên xây dựng tổ hợp vệ sinh, xử lý rác thải ở trung tâm du lịch ATK, khoanh vùng bảo vệ; xây dựng công viên lịch sử sinh thái ATK dọc theo tuyến đường qua các di tích trọng yếu và danh lam thắng cảnh suối Khuôn Tát dài 6km; bảo tồn cảnh quan sinh thái vùng lõi. Đồng thời, nhân dân và Đảng bộ huyện Định Hóa còn chung sức chung lòng bảo tồn và tôn tạo làng văn hóa Tày tiêu biểu bản Quyên (xã Điềm Mặc).

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa, song Chính phủ cũng đã có nhiều quyết sách cho Định Hóa. Đó là việc nâng cấp con đường nối quốc lộ 3 với ATK Định Hóa thông với Chợ Đồn, Bắc Kạn, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên… Đồng thời, càng ngày việc xã hội hóa du lịch ở Định Hóa càng được quan tâm. Một trong những bằng chứng tiêu biểu là vào tháng 8/2013, Cục Quân y-Bộ Quốc phòng hiến tặng Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá trang thiết bị 1 trạm y tế (tương đương với trạm y tế cấp xã) và hiện nay đã có 01 bác sĩ, 01 y sĩ, 02 điều dưỡng viên phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ viên chức của BQL, nhân dân và du khách thập phương. Những tiền đề cơ sở hạ tầng này đã mang đến nguồn sinh lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Định Hóa nói chung và của du lịch văn hóa huyện nói riêng.

2.4. Vốn đầu tư

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương, các ban ngành của huyện và chính quyền địa phương, du lịch văn hóa Định Hóa đã được quan tâm rất nhiều đặc biệt. Theo “Đề án Phân kì đầu tư và khai toán vốn thực hiện đề án thương mại – dịch vụ từ năm 2006 – 2010” ngân sách tỉnh và Trung ương đầu tư cho du

lịch của huyện Định Hóa là 12.450 triệu đồng trong đó đầu tư cho du lịch là 11.900 triệu đồng đặc biệt trong đó đầu tư cho du lịch văn hóa là 2820 triệu đồng (xem Bảng 7 - Phụ lục 4). Như vậy, có thể thấy nguồn vốn từ ngân sách huyện đầu tư cho du lịch văn hóa không hề nhỏ và tăng theo từng năm, từ năm 2006 đến 2010, lượng tài chính này ngày càng tăng và đạt tới ngưỡng 552 triệu trong tổng 727 triệu đồng.

Biểu đồ 2.6:Vốn thực hiện đầu tư cho du lịch 2006 – 2010 (Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ trên thể hiện chi phí đầu tư mà Định Hóa dành cho du lịch văn hóa tăng qua từng năm và luôn cao hơn so với các loại hình du lịch khác: năm 2007 tăng 20 triệu so với năm 2006 và năm 2008 cũng tăng 20 triệu so với năm 2007. Nhưng tới năm 2009 đầu tư cho du lịch nói chung đều giảm do khủng hoảng kinh tế. Bắt đầu từ năm 2010 tăng trở lại huyện đầu tư 150 triệu cho các hạng mục liên quan đến du lịch văn hóa và gấp 3 lần so với các hạng mục cho các du lịch khác. Trên đà thắng lợi của việc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho Định Hóa từ giai đoạn 2010 trở về trước, năm 2012 nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, tỉnh Thái Nguyên đã huy động nguồn vốn xã hội hóa trên 3 tỷ đồng đầu tư, tôn tạo các điểm di tích lịch sử, cải tạo cảnh quan và xây dựng bổ sung nhiều hạng mục tài nguyên du lịch văn hóa của Định Hóa. Dự kiến, tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích ATK Định Hóa giai đoạn 2012-2020 là gần 600 tỷ đồng,

trong đó giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 cần 420 tỷ đồng (xem Bảng 8 – Phụ lục 4). Như vậy, có thể thấy, Định Hóa không chỉ chú trọng đến phát triển du lịch theo bề nổi mà còn ý thức được văn hóa là nguồn lực quan trọng để có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung.

2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa

2.5.1. Du lịch thăm quan di tích lịch sử

Định Hóa có cả một quần thể di tích lịch sử (128 di tích). Đó chính là những chứng tích ghi dấu lại một kỳ hào hùng của dân tộc mà tiêu biểu là 13 di tích lịch sử cấp quốc gia cùng với những hạng mục công trình hiện đại tạo nên điểm nhấn của du lịch văn hóa huyện (xem Phụ lục 1), trong đó có thể kể đến các di tích như:

Lán Tỉn Keo: nằm trên đồi tỉn Keo thuộc xóm Nà lọm- xã Phú Đình. Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi là chân Đèo De hoặc Khuôn Tát ngoài. Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần. Tại đây các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ, ở đây cũng diễn ra nhiều cuộc họp của thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào đêm 6/12/1953 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông- Xuân 1953-1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Di tích Khuôn Tát: Lán Khuôn Tát nằm trên đồi Khuôn Tát thuộc xóm Khuôn Tát- xã Phú Đình. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nơi đây Bác Hồ và Quốc hội đã tổ chức lễ phong quân hàm cấp tướng cho 10 cán bộ cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại Tướng.

Di tích Khau Tý: di tích Khau Tý thuộc xóm Nà Tra, xã Điềm Mạc, huyện

Định Hóa Nằm cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên khoảng 55km. Đây là địa điểm đầu tiên Bác Hồ đặt chân về mảnh đất ATK Định Hóa, Thái Nguyên vào ngày 20/5/1947 để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam: thuộc xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Di tích gồm 2 điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ

Di tích Làng Quặng: nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân, đơn vị chủ

bền bỉ của nhân dân ta, là sự phát triển trưởng thành của lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà tù Chợ Chu: nằm trên đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu. Di

tích là biểu tượng sinh động của người chiến sỹ cách mạng nguyện hiến dâng cuộc sống, chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.

Trong Khu di tích lịch sử ATK Định Hoá có gian bày bán các ấn phẩm, lưu niệm. Du khách khi đến tham quan Khu di tích lịch sử ATK Định Hoá ngoài việc được nghe hướng dẫn viên giới thiệu, thuyết minh có thể mua những ấn phẩm, lưu niệm như: Sửa đổi lối làm việc với bút danh X.Y.Z của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ ở ATK của Đồng Khắc Thọ, Bác Hồ với Thái Nguyên – Thái Nguyên với Bác Hồ do Tỉnh uỷ Thái Nguyên biên soạn, ATK in dấu lịch sử của Đồng Khắc Thọ, Di tích quốc gia đặc biệt - An toàn khu (ATK) Định Hóa Thái Nguyên do Đồng Khắc Thọ chủ biên… Ngoài ra, du khách còn có thể mua một số đồ lưu niệm như mê-ca đặt bàn Về Thủ đô gió ngàn, Chiến khu Việt Bắc, đĩa phíp in hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình Bác.

Để tạo nên sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch này, Định Hóa đã chú trọng xây dựng các tour chuyên đề mà nòng cốt là hoạt động hướng dẫn làm sống động lại các sự kiện lịch sử cách mạng gắn liền với các điểm di tích và sinh hoạt lửa trại.Điều đặc biệt là với sản phẩm du lịch này của Định Hóa du khách không phải chi trả phí tham quan. “Không thu vé” là quan điểm đúng đắn của UBND tỉnh Thái Nguyên, UNND huyện Định Hóa bởi đây là khu di tích quốc gia đặc biệt, là địa chỉ vàng trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho các thế hệ Việt Nam. Cùng với đội ngũ hướng dẫn viên/thuyết minh viên tại điểm chắc kiến thức lịch sử, giàu kinh nghiệm và có tâm huyết, mật độ dày đặc của hệ thống 128 di tích trên giữa vùng đồi núi Đông Bắc đã tạo nên đặc trưng của sản phẩm du lịch thăm quan di tích lịch sử của Định Hóa. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch văn hóa này còn bộc lộ rõ những hạn chế, đó chính là nội dung thuyết minh chưa thực sự phong phú, nghiệp vụ của thuyết minh viên còn hạn chế, sự kết nối giữa các điểm di tích còn lỏng lẻo, hoạt động bổ trợ khá nghèo nàn.

Hiện nay, Định Hóa đang tập trung đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo các di tích để xứng với tầm vóc một khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, một điểm hành hương về cội nguồn cách mạng, xứng đáng với tầm vóc của nó trong lịch sử dân tộc. Khách du lịch đến với trung tâm thủ đô kháng chiến sẽ cảm nhận được sự vĩ đại của cuộc kháng

chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược 1946- 1954 do Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, để vững tâm đi tiếp con đường mà Bác Hồ và thế hệ cha ông ta đã từng đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)