Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 112 - 114)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa

3.2.10. Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia

Để lợi ích kinh tế từ du lịch được phân phối hợp lý giữa các bên tham gia, đồng thời nâng cao sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch, qua tìm hiểu một số điểm du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng đã phát triển như bản Lác, bản Văn ở Hòa Bình,… Qua khảo sát thực tế cũng như kế thừa kết quả nghiên cứu từ nhiều công trình khoa học, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất xây dựng các mức thỏa thuận lợi ích mà các bên tham gia có thể được hưởng trong quá trình làm du lịch văn hóa như sau:

Chọn đối tượng tham gia

Cần ưu tiên cho những người nghèo, phụ nữ vào tham gia cung cấp các hoạt động dịch vụ cho khách du lịch để được hưởng lợi từ du lịch. Cụ thể người nghèo có thể tham gia vào các hoạt động sau: tham gia tổ biểu diễn văn nghệ, tổ nấu ăn phục vụ khách và thuyết minh dẫn đường; bán các sản phẩm nông sản của gia đình cho tổ nấu ăn để phục vụ khách như: cá, thịt gà, rượu, chuối, rau quả…; tham gia tổ dệt vải và bán các sản phẩm dệt hoặc đặc sản địa phương. Đặc biệt quan tâm đến các nghệ nhân trên địa bàn, kêu gọi và thu hút họ tham gia hoạt động du lịch văn hóa với các công việc như: truyền dạy cho các thế hệ trẻ các nghê thủ công truyền thống, phát triển nghề và làng nghề; dạy lại cho thế hệ trẻ, các thành viên trong nhóm biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách những làn điệu dân ca cổ truyền đã bị mai một, hạn chế tối thiểu các làn điệu biểu diễn sai lệch; là hướng dẫn viên cho những du khách muốn tìm hiểu về các làng nghề thủ công truyền thống, những làn điệu cổ truyền.

Ngày công lao động của các thành viên

Để cộng đồng tham gia nhiệt tình đảm bảo tính công bằng và hợp tác lâu dài giữa các bên cần có định mức ngày công làm việc của các tổ dịch vụ, định mức này có thể điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn một chút tùy theo thu nhập từ mỗi đoàn khách và phải được sự thống nhất của tất cả các tổ dịch vụ và ban quản lý.

- Các thành viên tham gia biểu diễn văn nghệ được hưởng 40.000 đồng cho mỗi xuất diễn.

- Các thành viên phục vụ nấu ăn được hưởng 50.000 đồng một người nếu nấu cho 1 bữa ăn chính và 15.000 đồng nếu nấu cho bữa ăn sáng.

- Các thành viên tổ phục vụ đón tiếp và nghỉ qua đêm tại nhà sàn được hưởng 80.00đồng/ngày làm việc

- Các hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan suối, rừng thác được hưởng 100.000 đồng cho mỗi chuyến đi

- Các hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan thôn bản được hưởng 50.000 đồng cho mỗi chuyến tham quan.

- Các hộ gia đình làm nghề dệt vải, đan lát và làm vườn có nhận khách tham quan tại nhà được hưởng 20.000 đồng cho mỗi đoàn tham quan.

- Thành viên các tổ thủ công mỹ nghệ không được trả công mà chỉ được hưởng lợi khi bán được sản phẩm cho khách

Xây dựng cơ chế luân phiên

Ban quản lý du lịch bàn họp với dân để xây dựng cơ chế luân phiên tham gia cũng như phục vụ khách để lợi ích kinh tế được phân phối công bằng và rộng rãi trong cộng đồng.

Xây dựng quỹ phát triển cộng đồng

Nguồn thu:

- Đóng góp của các hộ dân cung cấp dịch vụ homestay và những người tham gia phục vụ du lịch với mức 15% doanh thu mỗi lần phục vụ khách

- Ủng hộ tự nguyện của khách du lịch và công ty du lịch bằng tiền hoặc hiện vật. - Hỗ trợ của nhà nước.

- Các hộ tham gia làm du lịch sẽ trích phần trăm theo quy định vào quỹ phát triển du lịch cộng đồng.

- Phụ cấp cho Ban quản lý

- Chi dọn vệ sinh môi trường và bảo dưỡng các tiện nghi chung của bản như đường xá, nhà vệ sinh chung tại nhà văn hóa bản…

- Ủng hộ các gia đình nghèo khi có việc khẩn cấp như đám tang, bệnh nặng hoặc bị thiệt hại do thiên tai.

- Khen thưởng cho những người có công, có những sáng kiến hay, việc làm tốt cho phát triển du lịch tại đây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)