Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 88)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN

3.1. Những căn cứ đề xuất giái pháp

3.1.1. Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước

Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2473/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030.Triển khai thực hiện Chiến lược, ngày 22/01/2013, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong chiến lược

và quy hoạch, du lịch văn hóa được xác định xuyên suốt trong quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển, thể hiện tư tưởng chỉ đạo và chủ trương của Chính phủ trong định hướng phát triển du lịch gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết 05 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

Ngày 03/05/200, Thủ tưởng chính phủ đã ra quyết định số 679/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030 với một số mục tiêu và định hướng chủ yếu như:

- Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Định Hóa, trong đó chú ý các lĩnh vực du lịch cội nguồn, nghỉ dưỡng và sinh thái.

- Tạo mối liên kết về không gian, kết nối hạ tầng khung vùng chiến khu cách mạng ATK giữa 3 tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn để khai thác hiệu quả động lực của vùng ATK vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng, đảm bảo theo nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK.

- Phát triển hệ thống đô thị, dân cư nông thôn trong toàn vùng nghiên cứu gắn với các hoạt động du lịch văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng sinh thái…

- Tổ chức hệ thống các trung tâm chuyên ngành, công trình dịch vụ hạ tầng xã hội cấp vùng; các trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học... có tính chất vùng, quốc gia.

Đặc biệt, ngày 06/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1318/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020. Xét về mặt phát triển du lịch văn hóa, mục tiêu của Đề án đến 2020 là nâng cấp, phục hồi, tôn tạo một số điểm du lịch quan trọng; huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phấn đấu đến năm 2020 có trên 800.000 lượt khách đến tham quan. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhấn 30 % số lao động đã qua đào tạo, 100% số xã, nông thôn bản có nhà văn hóa, 98% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 98% số thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hóa. Xây dựng mạng lưới dịch vụ du lịch góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng căn cứ cách mạng. Tập trung đầu tư tôn tạo 18 di tích lịch sử quan trọng bằng nguồn vốn ATK; huy động xã hội hóa từ các bộ, ngành và các doanh nghiệp tôn tạo 28 di tích khác. Xây dựng hạ tầng các khu du lịch lịch sử ATK Phú Đình và phát triển, hình thành thêm các khu du lịch lịch sử tại các xã Điềm Mặc, Định Biên. Đồng thời tôn tạo, phục dựng các điểm di tích lịch sử để dần hình thành khu du lịch lịch sử-văn hóa-sinh thái trọng điểm quốc gia.

Kết luận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Hoàng Tuấn Anh về buổi làm việc ngày 18/12/2014 tại Thái Nguyên với Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên – Bà Ma Thị Nguyệt về thực trạng và phát triển du lịch trên địa bàn có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa:

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận sự nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, khai thác tiềm năng du lịch, tổ chức sự kiện để quảng bá, phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch còn chưa phát huy có hiệu quả và bền vững, tiềm năng, lợi thế, đóng góp có trách nhiệm và khẳng định vị thế một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tiếp tục triển khai Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên, chuẩn bị tổ chức Festival Trà quốc tế 2015 tại Thái Nguyên. Giao các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên thực hiện các Đề án góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia.

- Quan tâm hơn nữa và có giải pháp phù hợp gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá, đặc biệt với đồng bào các dân tộc thiểu số,

lưu ý đảm bảo vấn đề sinh thái, môi trường với sự tham gia và mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Tập trung đầu tư phát triển du lịch tại Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, liên kết với Bắc Kạn, Tuyên Quang trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích.

- Có kế hoạch đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt chú trọng nhân lực du lịch cộng đồng, phát triển bền vững.

- Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chuẩn bị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Về hỗ trợ hạ tầng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với văn hóa Trà Thái Nguyên và du lịch hệ thống các di tích Quốc gia đặc biệt ATK - Định Hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận, đề nghị Tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đề xuất dự án cụ thể gửi Vụ Kế hoạch, Tài chính nghiên cứu, đề xuất báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)