Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.4.2. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lí

Định Hóa là một huyện miền núi ở phía Tây – Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với diện tích 52.027 km2 và được giới hạn ở tọa độ địa lí từ vĩ độ bắc 21o45’ đến 22o03’, kinh độ đông từ 105o30’ đến 105o47’, cách thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 254. Định Hóa có đường ranh giới tiếp giáp với 6 huyện: Bắc giáp Chợ Đồn, Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn); Nam giáp Đại Từ; Đông giáp Phú Lương; Tây giáp Sơn Dương và Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, diện tích khoảng 520km2, bên cạnh đó là 23 xã trải dài trên hơn 51.000km2

còn lại.

Địa hình

Định Hóa được biết đến là một miền đồi núi hiểm trở có địa thế chiến lược về quân sự. Do tính chất địa hình huyện Định Hóa chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đá đan xen nhau. Nhìn chung, toàn huyện có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Sự phân bố địa hình trên lãnh thổ cùng với quá trình sản xuất đã hình thành 3 tiểu vùng sinh thái: tiểu vùng núi cao, tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu và tiểu vùng đồi thoải.

Thổ nhưỡng

Định Hoá có 520.75km2

ha đất tự nhiên, trong đó: 99.29km2 đất nông nghiệp, 221.7km2

ha đất lâm nghiệp, 8.46km2 đất chuyên dùng, 7.33km2 đất ở, 183.98km2 đất chưa sử dụng. Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính:đất thuộc loại hình Mác mưa chua, chủ yếu là Grnid, có diện tích 19.97km2, tầng dầy trung bình chiếm ưu thế, tập trung chủ yếu ở các xã vùng 3; đất Zera lid nâu đỏ phát triển trên đá gabvô, có diện tích khoảng 2.8km2, tầng dầy trung bình chiếm u thế, tỷ lệ xét hoá học biến đổi từ 52 đến 73% trong tổng số cấp hạt loại đất, phân bổ rải rác trong huyện; đất dốc tụ, có tổng diện tích khoảng 27.68km2, phân bố rộng khắp trong huyện, có địa hình phức tạp; đất phù sa suối, có khoảng 17.73km2, phân bố tập trung hai bên các sông, suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ; đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCo3, diện tích khoảng 1.82km2, phân bổ tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi, có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm. Căn cứ vào độ dốc có thể phân ra: Đất có độ dốc trên 250

có 116.18km2, đất có độ dốc dưới 250 có 145.96km2, đất núi 152.67km2..

Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình năm là 1.710mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,5oC, các tháng nóng là các tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,7oC. Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ. Về mùa khô nhiệt độ xuống thấp nhất là trong tháng 12 là tháng hạn chế rất lớn tới sự phát triển của cây trồng.

Do cấu trúc địa chất theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và địa hình đồi, núi đất, núi đá xen nhau, chia cắt mạnh tạo nên hệ thống sông suối phân bố khá đều trên lãnh thổ với các nguồn nước phong phú, dồi dào. Mặc dù có nhiều khe, suối nhưng do có độ dốc thấp so với hạ lưu nên ít cản trở đến việc đi lại. Huyện Định Hóa là nơi bắt nguồn của 3 hệ thống sông chính là sông Chu, sông Công và sông Đu.

Hệ sinh thái

Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85 %, các tháng mưa có độ ẩm khá cao từ 83-87%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái

Định Hóa đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểu chính đó là rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất. Độ che phủ 47% rừng có các loại lâm sản quý như gỗ, nghiến, lim, lát, sến và các loại tre nứa, vầu, trám, cọ… Đặc biệt rừng ở các xã phía nam có nhiều cây cọ, đây là một cây đặc trưng của huyện Định Hoá. Không những vậy rừng còn có nhiều cây thuốc quý phục vụ chữa bệnh cho nhân dân. Động thực vật trong rừng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, hệ sinh thái rừng và động thực vật có nguy cơ bị hủy hoại, nhiều loại đã biến mất như báo, gấu… Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hóa là sự phân chia thành các khu nhỏ, ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai bên bờ suối.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)