Lợn tụ máu ở da toàn thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) thực nghiệm (Trang 61 - 67)

Lợn đau mắt, mắt sưng có dử

Rối loạn hô hấp

Một trong những đặc trƣng của PRRS là rối loạn hô hấp, thực tế thì triệu chứng về rối loạn hô hấp nhƣ ho, khó thở rất hay gặp khi lợn mắc bệnh này và bệnh tích ở phổi cũng có những biến đổi đặc trƣng.

Hầu hết các con lợn mắc PRRS ốm hoặc chết khi mổ khám chúng tôi thấy có hiện tƣợng sung huyết, xuất huyết, viêm màng phổi, có nhiều dịch viêm trong lòng phế quản. Phổi có nhiều các đám, các mảng loang lổ đan xen màu đỏ sẫm, vàng nhạt hoặc trắng bệch. Nhiều trƣờng hợp viêm phổi dính sƣờn làm cho hình dạng phổi xẹp áp sát vào khung sƣờn, rìa phổi có dịch nhầy đặc giống nhƣ đờm, mặt cắt phổi thƣờng có dịch nhớt màu hồng, thả miếng phổi xuống nƣớc, thấy phổi chìm hoặc lơ lửng chứng tỏ phổi đã bị nhục hóa gan hóa hoặc tụy tạng hóa do hậu quả của viêm kéo dài hoặc trong lòng các ống phổi và phế nang chứa đầy dịch rỉ viêm. Chính sự nhục hóa, gan hóa, tụy tạng hóa, khí phế thũng hoặc tràn dịch phổi sẽ làm suy giảm công năng của phổi và cản trở nghiêm trọng đến quả trình trao đổi khí của cơ thể, từ đó làm cho máu thiếu oxy hoặc không thải kịp cacbonic máu có màu sẫm, có lẽ đây chính là nguyên nhân làm cho các vùng da mỏng có màu xanh, tím; theo Nguyễn Hữu Nam (2007).

Nghiên cứu về bệnh tích của lợn mắc PRRS. Tác giả Gao Xiao-Lei và cộng sự ở trƣờng Đại học Nông Nghiệp Shandong Trung Quốc (2009) đã gây nhiễm nhân tạo chủng PRRSV(VR-2332) cho lợn con và quan sát thấy triệu chứng phổi nhục hóa rất nghiêm trọng, triệu chứng này chúng tôi cũng quan sát thấy tại các ổ dịch PRRS tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi không quan sát thấy các hạt bất thƣờng ở trên bề mặt phổi, điều này có sự khác biệt so với kết luận của Ma Guowen (1999). Nhìn chung khi quan sát bệnh tích ở phổi, có thể nói đây là cơ quan có biểu hiện bệnh tích nặng nhất trong vùng dịch PRRS. Một vài bệnh tích xuất hiện với tần suất thấp, nhƣng trong từng trƣờng hợp cụ thể khi xuất hiện lại rất điển hình, điều này nói nên sự tiến triển của bệnh tích cũng nhƣ sự tự điều chỉnh của phổi trong dịch PRRS ở lợn là rất đa dạng. Qua đó cũng có thể khẳng định rằng độc lực của PRRSV trong các ổ dịch cũng rất khác nhau.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa biểu hiện rất rõ ở lợn thí nghiệm, những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là giảm ăn, bỏ ăn (hình 4.6). Qua theo dõi cả 5 lợn thí nghiệm đều có biểu hiện giảm ăn hoặc bỏ ăn.

thực nghiệm, ta thấy hiện tƣợng táo bón, xảy ra ở cả 5 lợn thí nghiệm với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Lợn TN1, lợn TN3 bị táo bón nặng (hình 4.9). Lợn TN2, TN4, TN5 có hiện tƣợng táo bón ở mức độ trung bình. Sở dĩ có hiện tƣợng táo bón nặng là do lợn bị sốt cao, tần số hô hấp tăng làm cho lợn bị mất nƣớc kéo theo đó lƣợng nƣớc nằm trong ống tiêu hóa bị giảm, cơ thể tăng tái hấp thu nƣớc ở ruột già, làm cho lƣợng nƣớc trong phân giảm, phân trở nên rắn hơn gây ra hiện tƣợng táo bón.

Đồng thời qua quá trình quan sát lợn gây bệnh, chúng tôi thấy ở lợn TN1 và TN3 đều có hiện tƣợng tiêu chảy, phân dính bết vào hậu môn. Hiện tƣợng tiêu chảy xảy ra do sự tấn công của virus PRRS, làm suy giảm hô hấp, suy giảm sức đề kháng của con vật nên dễ nhiễm các bệnh kế phát khác.

Theo Lê Văn Năm, 2007, tỷ lệ tiêu chảy trên lợn choai và lợn sau cai sữa là 50%, theo Phạm Ngọc Thạch, 2007 tỉ lệ tiêu chảy là 18% và không quan sát hiện tƣợng táo bón nào trong số lợn thí nghiệm. Nhƣ vậy hiện tƣợng rối loạn tiêu hóa đã có sự sai khác với các nghiên cứu trƣớc đó của các tác giả khác. Sở dĩ có sự sai khác là do, các tác giả tiến hành nghiên cứu lợn tự nhiên, nên lợn chịu ảnh hƣởng của tập quán chăn nuôi và vệ sinh môi trƣờng nên trong quá trình chăn nuôi có tiếp xúc với các loại mầm bệnh khác nhau. Khi virus PRRS tấn công làm suy giảm hệ miễn dịch, các mầm bệnh virus dịch tả lợn, Pasteurella multocida suis, Salmonella ssp, Streptococus suis, E. Coli, Mycoplasma spp, ... có cơ hội gây bệnh.

Xuất huyết dưới da

Trong quá trình quan sát triệu chứng của lô thí nghiệm, chúng tôi thấy có biểu hiện xuất huyết dƣới da, dễ dàng quan sát nhất là ở vùng da mỏng: Sau tai, vùng lƣng, vùng bụng, bốn chân... trong 5 lợn thí nghiệm thì cả 5 con đều có hiện tƣợng xuất huyết vùng da mỏng.

Theo Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan (2007) trong nghiên cứu về PRRS cho rằng, phổi chắc đặc chính là nguyên nhân gây khó thở dẫn đến thiếu oxy tại máu và các mô bào. Do suy giảm sự trao đổi khí tại phổi làm máu của gia súc bệnh có màu sẫm, màu này có thể nhìn đƣợc từ bên ngoài tại các vùng da mỏng, các vùng da có nhiều mạch quản nhƣ vùng bẹn, bụng..., đặc biệt là tai, vì vậy mà lợn có triệu chứng tai xanh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi lợn có biểu hiện tai màu xanh và xuất huyết các vùng da mỏng đƣợc quan sát rõ nhất khi lợn mắc bệnh nặng và ở giai đoạn cuối trƣớc khi chết.( Hình 4.10 và hình 4.11)

So sánh với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây: Theo Lê Văn Năm, 2007 tỷ lệ này là 63.5%, theo Phạm Ngọc Thạch, 2007, tỷ lệ này là 44.53%. Sở dĩ có sự sai khác là do các tác giả nghiên cứu trên lợn tự nhiên, nên bệnh PRRS có tính chất trầm trọng hơn.

4.3. KẾT QUẢ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA LỢN GÂY NHIỄM VIRUS CHỦNG PRRSV – CG - 03

Máu là một tấm gƣơng phản chiếu tình trạng sức khỏe của gia súc vì vậy nghiên cứu sự biến đổi của máu là chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh. Chúng tôi tiến hành khảo sát biến động số lƣợng hồng cầu và bạch cầu lợn mắc PRRSV gây nhiễm thực nghiệm.

4.3.1 Kết quả khảo sát chỉ tiêu hồng cầu của lợn đƣợc gây nhiễm virus chủng PRRSV – CG - 03

Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 tới tổ chức và mang khí CO2 từ tổ chức ra phổi – chức năng này do huyết sắc tố đảm nhận.

Số lƣợng hồng cầu ở các loài khác nhau là khác nhau. Trong cùng một loài số lƣợng hồng cầu thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dƣỡng… Khi gia súc bị bệnh số lƣợng hồng cầu có thể tăng hoặc giảm.

Để hiểu rõ hơn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn đƣợc gây nhiễm PRRSV. Chúng tôi tiến hành lấy 10 mẫu máu của 5 lợn gây nhiễm và 10 mẫu máu của 5 lợn đối chứng và thu đƣợc bảng kết quả sau:

Bảng 4.11. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu ở lợn gây nhiễm virus chủng PRRSV- CG-03.

STT Chỉ tiêu Lợn bệnh (n=10) x m X Đối chứng (n=10) x m X P 1 Số lƣợng HC(triệu/µl) 6,66 ±0,08 6,19±0,09 <0,05 2 Hàm lƣợng Hb(g/l) 133,0±3,9 123,05 ±4,18 <0,05

3 Tỷ khối huyết cầu(%) 44,0±0,46 41,95±0,75 >0,05

4 Thể tích bình quân HC(fl) 66,2±0,48 67,83±0,84 >0,05

5 Nồng độ huyết sắc tố bình quân(g/dl) 30,4±0,09 29,3±0,06 >0,05

6 Lƣợng huyết sắc tố bình quân trong một

Nhận xét:

+ Qua bảng 4.11 trên ta thấy số lƣợng hồng cầu ở lợn đối chứng trung bình là 6,19±0,09 triệu/µl, dao động trong khoảng 5,9-6,40 triệu/µl.

Theo Hồ Văn Nam và cộng sự (1997), số lƣợng hồng cầu lợn trung bình 6,5 triệu/µl, dao động từ 6,00 - 7,50.

Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự (1996) số lƣợng hồng cầu dao động từ 6,00 - 8,00 triệu/µl.

Perk và cộng sự (1964) số lƣợng hồng cầucủa lợn trung bình là 6,50 triệu/µl dao động từ 5,00 - 8,00 triệu/µl. Schmidt, D.A (1986), số lƣợng hồng cầu giao động từ 5,7 - 8,3 triệu/µl, trung bình 7 triệu/µl. Theo Coles (1967) số lƣợng hồng cầu của lợn khoẻ là 6,5 triệu/µl, giao động trong khoảng từ 5 đến 8 triệu/µl.

Khi lợn mắc bệnh thì các chỉ tiêu ở hệ hồng cầu cũng thay đổi, cụ thể là: số lƣợng hồng cầu tăng lên 6,66 ±0,08 triệu/µl, dao động trong khoảng 6,25- 7,10 triệu/µl. Khi lợn mắc bệnh số lƣợng hồng cầu tăng. Khi lợn bị mắc nhóm bệnh phổi gây ra khó thở, sự thiếu oxy đã kích thích tủy xƣơng tăng sinh hồng cầu để thích nghi.

- Hàm lƣợng huyết sắc tố tỷ lệ thuận với số lƣợng hồng cầu, khi hồng cầu tăng lên hàm lƣợng huyết sắc tố cũng tăng lên Hàm lƣợng Hb tăng lên133,0±3,9 g/l, dao động trong khoảng 12,40-14,50 g/l

- Tỷ khối hồng cầu (Hematocrit) là tỷ lệ phần trăm khối lƣợng hồng cầu trong một thể tích máu nhất định, đơn vị tính là %. Tỷ khối hồng cầu có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy việc xác định tỷ khối hồng cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán.

- Tỷ khối huyết cầu của lợn mắc PRRS mà chúng tôi khảo sát trung bình là 44,0±0,46 %, dao động trong khoảng 42,0-45,0 % tăng cao hơn với đối chứng. Theo chúng tôi khi số lƣợng hồng cầu tăng đã kéo theo sự tăng tƣơng ứng của tỷ khối huyết cầu.Theo Bush và cộng sự (1995) tỷ khối hồng cầu của lợn giao động 32 - 42%, Theo Coles, tỷ khối hồng cầu của lợn giao động trong khoảng từ 32 đến 50%. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong khoảng giao động chung.

- thể tích bình quân hồng cầu giảm 66,2±0,48 fl, dao động trong khoảng 62,86-70,54fl;nồng độ huyết sắc tố bình quân của lợn bệnh tăng lên tới 30,4±0,09 g/dl, dao động trong khoảng 27,3-34,4 g/dl; lƣợng huyết sắc tố bình quân trong một

hồng cầu 20,11±0,63 pg, dao động trong khoảng 18,19-23,13 pg.

Sau khi kiểm tra các chỉ tiêu về hệ hồng cầu và chỉ tiêu về Hemoglobin ở lợn bệnh chúng tôi có nhận xét nhƣ sau.

Khi lợn mắc PRRS, số lƣợng hồng cầu tăng lên do thích nghi, nhƣng chất lƣợng hồng cầu giảm nên tình trạng thiếu oxy ở mô bào là rất nghiêm trọng.

4.3.2. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của lợn đƣợc gây nhiễm virus chủng PRRSV - CG - 03. PRRSV - CG - 03.

Bạch cầu là những tế bào hoàn chỉnh, nghĩa là có nhân. Mỗi loài đều có một số lƣợng bạch cầu nhất định nhƣng lại rất dễ bị thay đổi và dao động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, nó phản ánh đƣợc khả năng bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch.

Ở mỗi loại động vật khác nhau thì số lƣợng bạch cầu cũng khác nhau. Ở trạng thái sinh lý bình thƣờng bạch cầu thƣờng tăng sau khi vận động, có thai. Giảm khi về già, đặc biệt khi cơ thể lâm vào tình trạng bệnh lý, khi đó số lƣợng bạch cầu thƣờng tăng lên khi bị viêm nhiễm và có sự xâm nhập của kháng nguyên lạ vào cơ thể.

Số lƣợng bạch cầu đƣợc tính theo công thức bạch cầu. Là tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu bao gồm bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, lâm ba cầu.

Để khẳng định hơn điều này chúng tôi tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu bạch cầu và công thức bạch cầu trên 10 mẫu máu của lợn gây nhiễm và 5 mẫu máu của lợn đối chứng, thu đƣợc bảng sau:

Bảng 4.12. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của lợn gây bệnh

Chỉ tiêu Lợn bệnh (n=10) x m X Lợn đối chứng (n=10) x m X P Số lƣợng BC(nghìn/µl) 12,75±0,36 14,25±0,61 <0,05 Công thức bạch cầu

BC đa nhân trung tính(%) 54,24±0,69 39,45 ±0,69 <0,05 BC ái toan(%) 5,61 ±0,41 5,1±0,29 >0,05 BC ái kiềm(%) 0,65±0,13 0,65 ±0,27 >0,05 BC đơn nhân lớn(%) 1,30±0,10 5,3±0,23 < 0,05 Tế bào Lympho(%) 38,2±0,56 49,5±1,6 < 0,05

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) thực nghiệm (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)