Protein cấu trúc của PRRSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) thực nghiệm (Trang 27 - 28)

KL phân tử Gen mã hoá Vai trò GP 3 45 kDa ORF 3 Quan trọng trong miễn dịch GP 4 31 kDa ORF 4

GP 2 29 kDa ORF 2 GP 5 25 kDa ORF 5

Là protein liên kết vỏ bọc kết hợp glycogen có tính bám dính tế bào đa dạng nhất

M 19 kDa ORF 6 Là protein liên kết vỏ bọc có tính bảo tồn cao nhất

N 19 kDa ORF 7 Là protein vỏ bọc nhân có tính kháng nguyên cao

2.3.3. Phân loại virus PRRS.

Virus PRRS có hai chủng nguyên mẫu (prototype), chủng Châu Âu (Virus LeLysad-LV) và chủng Bắc Mỹ (VR-2332). Các chủng virus này gây bệnh trên động vật cảm thụ với động vật cảnh giống nhau, nhƣng chúng lại đại diện cho 2 genotype khác biệt mà sự khác biệt đó vào khoảng 40%, do đó tạo ra một lớp màng bí mật về nguồn gốc của virus này. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy có sự khác biệt về tính di truyền trong các virus phân lập đƣợc từ các vùng địa lý khác nhau.

Ngoài sự khác biệt giữa các lần phân lập ngƣời ta đã chứng minh đƣợc có sự biến dị di truyền mạnh trong cả hai typ phân lập, đƣợc khẳng định qua phân tích trình tự nucleotide và axit amin của các khung đọc mở (ORFs) của LV và VR-2332. Trình tự axit amin của VR-2332 so với LV là 76% (ORF2), 72% (ORF3), 80% (ORF4&5), 91% (ORF6) và 74% (ORF7). Phân tích trình tự cho thấy các virus đang tiến hóa do đột biến ngẫu nhiên và tái tổ hợp trong gen. (Murtaugh et al, 1995; Nelsen et al, 1999; Meng et al, 1995, [41]; Kapur et al, 1996).

Bản thân các virus trong cùng một nhóm cũng có sự thay đổi về chuỗi nucleotide khá cao đến 20%. Chủng Bắc Mỹ có 3 subtyp: VR – 2332, Taiwan và 807/94 phân lập ở Canada. Chủng Châu Âu có 2 subtyp: I 10 phân lập tại Hà Lan và Olot tại Tây Ban Nha. Chính sự khác biệt và sự đa dạng về tính kháng nguyên, khả năng biến đổi cấu trúc kháng nguyên của virus đã làm tăng khó khăn cho việc sản xuất vaccine chống lại chúng.

Những nghiên cứu gần đây ở Trung Quốc cho thấy PRRSV tồn tại dƣới hai dạng: cổ điển độc lực thấp và biến thể độc lực cao gây nhiễm và chết nhiều lợn.

Tại Việt Nam, Trung tâm Chẩn đoán Thú y TW - Cục Thú y đã tiến hành các nghiên cứu độc lập và hợp tác, phối hợp với Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc để xác chẩn và nghiên cứu độc lực của PRRSV. Các virus phân lập từ các ổ dịch lợn mắc PRRS có mức độ tƣơng đồng cao so với PRRSV chủng độc lực cao của Trung Quốc, lợn ốm với triệu chứng sốt cao; virus, vi khuẩn kế phát hoặc đồng nhiễm đóng vai trò quan trọng làm cho tỷ lệ lợn chết không nhỏ ngoài thực địa.

2.3.4. Sức đề kháng của virus PRRS

* Sức đề kháng: Virus có sức đề kháng yếu với điều kiện ngoại cảnh.

- PRRSV là một virus có vỏ bọc ngoài, sự sống sót của PRRSV bên ngoài vật chủ chịu tác động của nhiệt độ, pH và sự tiếp xúc với các chất sát trùng.

- Chúng có khả năng sống sót trong khoảng thời gian dài hơn 4 tháng ở nhiệt độ dao động trong khoảng -700C đến -200C, 20 phút ở 560C, 24 giờ ở 300C và 6 ngày ở 210C. Tuy nhiên khả năng sống sót của virus PRRS giảm nhanh khi nhiệt độ tăng lên. Bền vững ở pH dao động trong khoảng 6,5 đến 7,5 tuy nhiên tính gây nhiễm giảm ở PH < 6,0 hoặc PH >7,65.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) thực nghiệm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)