n = 90; Đơn vị tính: gam Tuần tuổi Chế độ ăn (gam/con/ngày) TN1 TN2 TN3
Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 0 Tự do 35,46 ± 0,98 4,80 36,26 ± 0,66 3,18 36,64 ± 1,55 7,35 1 Tự do 69,87 ± 6,35 15,75 72,33 ± 0,78 1,87 70,22 ± 8,90 21,96 2 Tự do 129,67 ± 3,18 4,25 124,17 ± 2,80 3,91 133,40 ± 1,70 13,93 3 Tự do 207,67 ± 8,69 7,24 205,33 ± 9,49 8,00 222,30 ± 6,26 4,87 4 Tự do 298,67 ± 7,86 4,56 297,33 ± 2,80 1,63 309,50 ± 15,60 8,72 5 Tự do 399,70 ± 17,50 7,57 375,00 ± 11,30 5,21 420,40 ± 33,10 13,64 6 Tự do 483,30 ± 26,60 9,55 488,00 ± 8,62 3,06 508,60 ± 33,10 11,27 7 Tự do 606,70 ± 14,40 4,12 594,00 ± 5,69 1,66 605,60 ± 37,60 10,74 8 Tự do 722,67 ± 9,82 2,35 696,17 ± 8,67 2,16 710,80 ± 35,30 8,59 9 50 838,20 ± 23,00 4,75 795,17 ± 6,93 1,51 809,90 ± 41,80 8,93 10 55 914,50 ± 14,00 2,65 894,20 ± 13,00 2,52 920,10 ± 18,10 3,41 11 55 978,40 ± 17,90 3,17 978,20 ± 24,60 4,35 1003,20 ± 32,40 5,59 12 55 1045,80 ± 6,07 1,01 1068,30 ± 25,70 4,17 1093,60 ± 11,20 1,78 13 60 1144,00 ± 24,00 3,63 1136,30 ± 25,30 3,85 1165,10 ± 5,69 0,85 14 63 1221,90 ± 16,40 2,32 1212,50 ± 17,10 2,44 1241,50 ± 10,90 1,53 15 67 1273,20 ± 22,50 3,06 1278,00 ± 15,90 2,16 1305,00 ± 40,60 5,38 16 70 1318,20 ± 31,40 4,13 1350,80 ± 12,00 1,54 1431,40 ± 1,40 2,35 17 75 1392,50 ± 29,10 3,62 1417,20 ± 5,59 0,68 1484,90 ± 22,10 2,57 18 78 1457,20b ± 25,30 3,00 1481,00ab ± 14,80 1,73 1542,40a ± 19,40 2,18 19 81 1510,90b ± 19,30 2,21 1562,20ab ± 20,80 2,30 1609,20a ± 27,80 2,99 20 84 1567,30b ± 19,40 2,14 1625,02ab ± 2,68 0,29 1670,80a ± 24,10 2,50
Qua kết quả ở bảng 4.2 cho thấy ở TN 1, TN 2 và TN 3 khối lượng cơ thể gà 1 ngày tuổi lần lượt là 35,46 (g/con), 36,26 (g/con), 36,64 (g/con). Với khối lượng như vậy cho thấy chất lượng đàn gà khi đưa vào thí nghiệm là rất tốt, đảm bảo yêu cầu đề ra về nguyên tắc đồng đều.
Cũng từ bảng 4.2 cho thấy: Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ở tất cả các lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm, tăng dần qua các tuần tuổi. Ở giai đoạn 10 tuần tuổi khối lượng cơ thể gà đạt bình quân là: TN1: 914,50(g/con), TN2: 894,20(g/con), TN3: 920,1(g/con). Tại thời điểm 10 tuần tuổi, khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm có sự chênh lệch, nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến hết 8 tuần gà được ăn tự do vì vậy khối lượng cơ thể tương đối đồng đều.
Từ 9 - 20 tuần tuổi các lô gà thí nghiệm phải ăn hạn chế, do đó trong giai đoạn này sự khác biệt về khối lượng giữa các lô gà thí nghiệm là do hiệu quả sử dụng thức ăn với các mức protein khác nhau trong mỗi khẩu phần ăn của đàn gà đó.
Tại thời điểm kết thúc giai đoạn hậu bị (20 tuần tuổi), khối lượng cơ thể gà ở TN 1:1567,30(g) thấp hơn TN 3: 1670,80 (g) (p<0,05). Sự sai khác về khối lượng gà trong TN 2: 1625,02 (g) và TN 3: 1670,80 (g) không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Như vậy với các mức protein (20% - 16% - 20%) ở thí nghiệm 3 tương ứng với các giai đoạn tuổi khác nhau thì đàn gà thí nghiệm có khối lượng cao hơn mức protein (18% - 14% - 18%) ở thí nghiệm 1. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2008), khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi của các tổ hợp lai F1 (Lương Phượng x Ri); F1 (Ri x Lương Phượng) tương ứng là 1679,8 gam; 1582,6 gam.
Như vậy, các mức protein khác nhau trong khẩu phần thí nghiệm có ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng của gà VP4.
Đồ thị 4.1. Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g)
Nhìn vào đồ thị 4.1 ta thấy: Đồ thị biểu diễn khối lượng cơ thể gà của lô thí nghiệm 3 có xu hướng nằm phía trên hai đồ thị biểu diễn khối lượng cơ thể gà của lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 1.
4.1.3. Tuổi thành thục sinh dục của gà
Trong chăn nuôi gà, tuổi thành thục sinh dục là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất trứng. Tuổi thành thục phụ thuộc vào từng giống, chế độ nuôi dưỡng và mức khống chế khối lượng giai đoạn gà dò và hậu bị. Tuổi thành thục sinh dục được tính từ khi gà được sinh cho đến khi đẻ quả trứng đầu tiên đối với cá thể hoặc đến khi đàn gà có tỷ lệ đạt 5% đối với quần thể. Thông thường tuổi thành thục sinh dục của gà hướng trứng sớm hơn so với gà hướng kiêm dụng và muộn nhất là gà hướng thịt. Theo Brandsch and Biichel thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể của mỗi giống, dòng có mối tương quan âm (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978) do đó trong chăn nuôi gia cầm sinh sản nói chung và chăn nuôi gà sinh sản nói riêng khối lượng cơ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó liên quan đến khả năng sinh sản và hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuổi thành thục sinh dục của gà dòng VP4 được thể hiện qua bảng 4.3.