Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 36 - 41)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.5.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi trên gà bố mẹ

- Tỷ lệ nuôi sống:

Hàng ngày theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ về số gà ốm, chết và loại thải. Cuối tuần cộng dồn và tính tỷ lệ nuôi sống qua từng tuần. Tỷ lệ nuôi sống được tính bằng số con sống đến cuối kỳ/ tổng số con đầu kỳ. Cuối mỗi tuần theo dõi, thống kê tổng số gia cầm chết trong mỗi lô thí nghiệm để xác định số con còn sống theo công thức:

Số gia cầm sống đến cuối kỳ = Số gia cầm đầu kỳ - Số gia cầm chết. Có thể tính tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi và theo từng giai đoạn.

TLNS (%) =

Số con còn sống đến cuối kỳ (con)

x 100 Số con đầu kỳ (con)

- Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi:

Cân gà con 01 ngày tuổi bằng cân có độ chính xác ± 0,1g (cân Roges Vel), lúc gà nở đã khô lông. Cân gà vào 1 ngày cố định trong tuần. Gà được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, chỉ cho uống nước nhằm xác định khối lượng cơ thể từng cá thể qua các tuần tuổi. Từ tuần 1- 8 tuần tuổi cân có độ chính xác ± 0,5g bằng cân Nhơn Hòa. Từ 9- 20 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 5 kg có độ chính xác ± 10g.

- Lượng thức ăn thu nhận (LTĂTN):

Xác định lượng thức ăn cho ăn bằng cách hàng ngày vào 1 giờ nhất định cân chính xác lượng thức ăn trước khi đổ vào máng.

Xác định lượng thức ăn thừa: vào 1 giờ nhất định trùng với giờ cân thức ăn của ngày hôm trước vét sạch lượng thức ăn còn thừa trong máng và cân lại.

LTĂTN =

LTĂ cho ăn (g) - LTĂ thừa (g)

Số đầu gia cầm

- Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục của một cá thể gia cầm là thời gian từ khi gia cầm mới nở đến khi đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với một đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là tuổi của đàn gà khi có tỷ lệ đẻ 5%. Trong thí nghiệm này chúng tôi còn tính tuổi đàn gà vào các thời điểm có tỷ lệ đẻ 30%, 50%, đẻ đỉnh cao nhất.

- Tỷ lệ đẻ (%) =

Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

x 100 Tổng số mái có mặt trong kỳ (con)

- Năng suất và chất lượng trứng:

+ Năng suất trứng là số trứng đẻ ra của 1 gà mái trong một thời gian nhất định, thường tính trong 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm.

Năng suất trứng(quả/mái) =

Tổng trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con)

- Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng.

Tính toán hiệu quả chuyển hóa thức ăn nhằm đánh giá chất lượng thức ăn của các khẩu phần ăn khác nhau. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gà sinh sản. Từ chỉ tiêu này có thể xác định được hiệu quả kinh tế của từng dòng, giống gà.

Đối với gà sinh sản thì tính hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng.

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng =

Tổng thức ăn thu nhận (kg)

x 10 Tổng số trứng được đẻ ra (quả)

- Các chỉ tiêu về khối lượng, chất lượng trứng: Các chỉ tiêu về khối lượng, chất lượng trứng được khảo sát tại Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi, ở thời điểm gà đẻ 38 tuần tuổi. Lấy trứng vừa đẻ trong ngày, với các chỉ tiêu sau đây:

+ Khối lượng trứng :

Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và cả sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Mỗi lần cần cân ít nhất 30 quả/lô bằng cân có độ sai số 0,1g.

Khối lượng trứng (g) =

Tổng khối lượng trứng cân được (g) Số lượng trứng tham gia cân (quả) + Chỉ số hình dạng của trứng (CSHD).

Để xác định CSHD, cần phải dùng thiết bị chuyên dụng. Nếu không có thiết bị chuyên dụng, phải đo D và d bằng thước kỹ thuật có độ sai số đến 1% mm.

Chỉ số hình dạng được tính bằng công thức:

Chỉ số hình dạng = D d

Trong đó: D là đường kính lớn (mm);

d là đường kính nhỏ của trứng (mm).

+ Độ dày vỏ trứng (mm), dụng cụ đo có độ chính xác 0,01mm, là trung bình của độ dày hai đầu (đầu nhọn và đầu tù) và thân phần xích đạo vỏ trứng đã bóc hết lớp màng.

+ Độ chịu lực vỏ trứng (kg/cm2). Đo bằng lực kế ép của Nhật Bản với chiều dựng đứng quả trứng.

+ Tỷ lệ giữa lòng trắng và lòng đỏ.

Người ta xác định khối lượng lòng trắng và lòng đỏ để thiết lập tỷ lệ lòng trắng/lòng đỏ, tỷ lệ này có liên quan đến kết quả ấp nở. Thông thường tỷ lệ này tốt nhất là 2/1, càng xa tỷ lệ này khả năng ấp nở càng thấp. Tỷ lệ này liên quan chặt chẽ với khối lượng của trứng.

+ Chỉ số lòng đỏ.

Bằng các dụng cụ chuyên dùng, người ta đo được chiều cao của lòng đỏ (H) và đường kính của nó (D), từ đó xác định được chỉ số lòng đỏ (CSLĐ) tính theo công thức: Chỉ số lòng đỏ = H (mm) D (mm) + Chỉ số lòng trắng đặc

Chỉ số lòng trắng đặc là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung bình của lòng trắng đặc, có thể tính bằng công thức:

Chỉ số lòng trắng đặc = H (mm) (D +d)/2 (mm) Trong đó: H: là chiều cao của lòng trắng đặc;

D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc; d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.

Chỉ số lòng trắng, lòng đỏ được đo trên thiết bị chuyên dụng của Nhật Bản đã nhắc đến ở trên.

Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Thực nghiệm cho biết, những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị Haugh thì có chất lượng trứng tương đương nhau.

Công thức tính đơn vị Haugh như sau:

HU = 100 log (H + 7,57 - 1,7 W 0,37)

Trong đó: HU: Đơn vị Haugh; H: Chiều cao lòng trắng (mm); W: Khối lượng trứng (g).

3.5.3.2. Trên gà thương phẩm

- Tăng khối lượng cơ thể

Cân gà vào 1 ngày cố định trong tuần. Gà được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, chỉ cho uống nước nhằm xác định khối lượng cơ thể từng cá thể qua các tuần tuổi.

- Khả năng sinh trưởng

Để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định sinh trưởng tuyệt đối theo từng tuần tuổi (khối lượng tuần sau trừ khối lượng tuần trước liền kề) và tính trung bình mỗi ngày trong tuần. Hàng tuần, gà thí nghiệm được cân khối lượng cơ thể vào sáng thứ 5 trước khi cho ăn bằng cân đồng hồ 5kg, sai số cho phép ± 0,5g.

Công thức tính sinh trưởng tuyệt đối:

A =

P2 - P1

T2 - T1

Trong đó: A: là sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày); P1: là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g); P2: là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g); T1: là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi); T2: là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi).

+ Sinh trưởng tương đối: Là khối lượng gia cầm tăng lên tương đối của lần cân sau so với lần cân trước.

Công thức tính sinh trưởng tương đối:

R (%) =

P2 - P1

x 100 (P2 + P1)/2

Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%);

P1 là khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g); P2 là khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g). - Tỷ lệ nuôi sống:

TLNS (%) =

Số con còn sống đến cuối kỳ (con)

x 100 Số con đầu kỳ (con)

- Lượng thức ăn thu nhận:

Lượng thức ăn thu nhận hằng ngày là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của gia cầm nói riêng. Vì vậy, người chăn nuôi phải tạo mọi điều kiện tối ưu để đàn vật nuôi có thể thu nhận thức ăn cao.

LTĂTN = LTĂ cho ăn (g) - LTĂ thừa (g) Số đầu gia cầm

- Hiệu quả sử dụng thức ăn:

Hiệu quả sử dụng TĂ = Lượng thức ăn thu nhận (kg) Khối lượng cơ thể tăng lên (kg)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)