Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 41)

Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, bằng chương trình Minitab 16 và Exel. Các tham số thống kê được tính toán: Dung lượng mẫu (n), số trung bình (Mean), giá trị trung bình quần thể (X), sai số tiêu chuẩn (SE) và hệ số biến động (Cv%)... Sự sai khác giữa các giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp Turkey.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TRÊN GÀ BỐ MẸ

4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống

Đối với gà sinh sản tỷ lệ nuôi sống cần theo dõi trong suốt thời gian đẻ trứng. Chỉ tiêu này có liên quan trực tiếp đến khả năng sản xuất của cả đàn gà. Tỷ lệ nuôi sống thể hiện sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật và khả năng thích nghi với môi trường.

Trong thực tế, chăn nuôi gà trong giai đoạn sinh sản thì dựa vào đặc điểm ngoại hình và tình hình sức khỏe của đàn gà mà chúng tôi đã loại theo định kỳ những con gà đẻ quá kém, bị dị tật hoặc quá gầy yếu ra khỏi đàn, theo nguyên tắc loại thải chung cho tất cả các ô thí nghiệm ở các khẩu phần ăn khác nhau.

Tỷ lệ nuôi sống trên gà bố mẹ được trình bày ở bảng 4.1. và biểu đồ 4.1. So sánh tỷ lệ nuôi sống các giai đoạn ta thấy. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 01 ngày tuổi - 8 tuần tuổi thấp hơn giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi và 21 đến 38 tuần tuổi ở cả 3 lô thí nghiệm. Sự chênh lệch này là do ở giai đoạn đầu, gà chưa hoàn thiện các bộ phận và chức năng của cơ thể, chịu sự tác động lớn bởi môi trường bên ngoài nên tỷ lệ nuôi sống thấp hơn.

Giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi là giai đoạn nuôi hậu bị, gà được cho ăn hạn chế tuy vậy cơ thể gà đã phát triển đầy đủ các bộ phận, đặc biệt lông vũ đã thay thế cho lông tơ nên ít bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố môi trường bên ngoài, do đó tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với giai đoạn 01 ngày tuổi - 8 tuần tuổi. Điều này cũng cho thấy giai đoạn gà con 01 ngày tuổi - 8 tuần tuổi cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt là giai đoạn 01 ngày tuổi - 03 tuần tuổi đầu, để đàn gà phát triển tốt và có tỷ lệ nuôi sống cao.

Tính trung bình tỷ lệ nuôi sống từ 01 ngày tuổi- 38 tuần tuổi ở lô thí nghiệm 1 là: 84,66% thấp hơn so với lô II: 87,66 % và lô III 87,66 % với (p<0,05).

Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ dòng VP giai đoạn 01 ngày tuổi - 19 tuần tuổi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs. (2001) trên gà Ri (84,5 - 85,9%), Nguyễn Huy Đạt và cs. (2005) trên đàn gà Ri vàng rơm (85,6 - 88,3%).

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ qua các tuần tuổi n = 3;Đơn vị tính: % Tuần tuổi TN 1 TN 2 TN 3 Số con còn sống (con) TLNS (%) Số con còn sống (con) TLNS (%) Số con còn sống (con) TLNS (%) 0 300 - 300 - 300 - 1 -2 284 94,66 289 96,33 283 94,33 3 -4 277 97,53 284 98,27 280 98,94 5 -6 273 98,55 282 99,29 277 98,92 7 -8 271 99,26 278 98,58 276 99,63 9 - 10 271 100,00 276 99,28 273 98,91 11 -12 271 100,00 275 99,63 272 99,63 13 -14 267 98,52 273 99,27 272 100,00 15 -16 266 99,62 272 99,63 272 100,00 17 -18 264 99,24 270 99,26 269 98,89 19 -20 264 100,00 270 100,00 269 100,00 21 - 22 262 99,24 270 100,00 268 99,62 23 - 24 261 99,61 268 99,25 267 99,62 25 - 26 261 100,00 267 99,62 266 99,62 27 - 28 260 99,61 265 99,25 265 99,62 29 - 30 258 99,23 264 99,62 265 100,00 31 - 32 258 100,00 264 100,00 264 99,62 33 - 34 257 99,61 263 99,62 264 100,00 35 - 36 255 99,22 263 100,00 263 99,62 37 - 38 254 99,60 263 100,00 263 100,00 0 - 8 TT 90,33 92,66 92,00 9 – 20 TT 97,41 97,82 98,53 21 – 38TT 96,21 97,40 97,76 0 - 38 TT 84,66b 87,66a 87,66a

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ 4.1.2. Khối lượng cơ thể

Khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đặc biệt là giai đoạn hậu bị đối với gia cầm nuôi sinh sản khi phải khống chế khối lượng cơ thể. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994), năng suất trứng của gia cầm có tương quan âm với khối lượng cơ thể. Vì thế khối lượng gà hậu bị có ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ sau này. Cần phải có quy trình cho ăn hạn chế nghiêm ngặt để đạt được khối lượng chuẩn. Trong quy trình chăn nuôi của nước ngoài cũng như trong nước việc cho ăn tự do vẫn được áp dụng đối với các đàn gà khi tiến hành nghiên cứu ở giai đoạn gà con. Đối với gà chuyên thịt cho ăn tự do đến kết thúc 56 ngày tuổi và đối với gà chuyên trứng đến kết thúc 63 ngày tuổi. Trong giai đoạn này việc cho ăn tự do giúp cho cơ thể gia cầm hình thành nên bộ khung xương ổn định và hoàn chỉnh, làm cơ sở cho việc hình thành các cơ trong cơ thể gia cầm, chính vì vậy thời điểm này thường rất quan trọng đối với gia cầm sinh sản và cũng là một trong những chỉ tiêu trong chọn lọc giống.

Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi và được trình bày ở bảng 4.2 và đồ thị 4.2.

Bảng 4.2. Khối lượng cơ thể gà mái VP4 qua các giai đoạn tuổi n = 90; Đơn vị tính: gam Tuần tuổi Chế độ ăn (gam/con/ngày) TN1 TN2 TN3

Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 0 Tự do 35,46 ± 0,98 4,80 36,26 ± 0,66 3,18 36,64 ± 1,55 7,35 1 Tự do 69,87 ± 6,35 15,75 72,33 ± 0,78 1,87 70,22 ± 8,90 21,96 2 Tự do 129,67 ± 3,18 4,25 124,17 ± 2,80 3,91 133,40 ± 1,70 13,93 3 Tự do 207,67 ± 8,69 7,24 205,33 ± 9,49 8,00 222,30 ± 6,26 4,87 4 Tự do 298,67 ± 7,86 4,56 297,33 ± 2,80 1,63 309,50 ± 15,60 8,72 5 Tự do 399,70 ± 17,50 7,57 375,00 ± 11,30 5,21 420,40 ± 33,10 13,64 6 Tự do 483,30 ± 26,60 9,55 488,00 ± 8,62 3,06 508,60 ± 33,10 11,27 7 Tự do 606,70 ± 14,40 4,12 594,00 ± 5,69 1,66 605,60 ± 37,60 10,74 8 Tự do 722,67 ± 9,82 2,35 696,17 ± 8,67 2,16 710,80 ± 35,30 8,59 9 50 838,20 ± 23,00 4,75 795,17 ± 6,93 1,51 809,90 ± 41,80 8,93 10 55 914,50 ± 14,00 2,65 894,20 ± 13,00 2,52 920,10 ± 18,10 3,41 11 55 978,40 ± 17,90 3,17 978,20 ± 24,60 4,35 1003,20 ± 32,40 5,59 12 55 1045,80 ± 6,07 1,01 1068,30 ± 25,70 4,17 1093,60 ± 11,20 1,78 13 60 1144,00 ± 24,00 3,63 1136,30 ± 25,30 3,85 1165,10 ± 5,69 0,85 14 63 1221,90 ± 16,40 2,32 1212,50 ± 17,10 2,44 1241,50 ± 10,90 1,53 15 67 1273,20 ± 22,50 3,06 1278,00 ± 15,90 2,16 1305,00 ± 40,60 5,38 16 70 1318,20 ± 31,40 4,13 1350,80 ± 12,00 1,54 1431,40 ± 1,40 2,35 17 75 1392,50 ± 29,10 3,62 1417,20 ± 5,59 0,68 1484,90 ± 22,10 2,57 18 78 1457,20b ± 25,30 3,00 1481,00ab ± 14,80 1,73 1542,40a ± 19,40 2,18 19 81 1510,90b ± 19,30 2,21 1562,20ab ± 20,80 2,30 1609,20a ± 27,80 2,99 20 84 1567,30b ± 19,40 2,14 1625,02ab ± 2,68 0,29 1670,80a ± 24,10 2,50

Qua kết quả ở bảng 4.2 cho thấy ở TN 1, TN 2 và TN 3 khối lượng cơ thể gà 1 ngày tuổi lần lượt là 35,46 (g/con), 36,26 (g/con), 36,64 (g/con). Với khối lượng như vậy cho thấy chất lượng đàn gà khi đưa vào thí nghiệm là rất tốt, đảm bảo yêu cầu đề ra về nguyên tắc đồng đều.

Cũng từ bảng 4.2 cho thấy: Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ở tất cả các lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm, tăng dần qua các tuần tuổi. Ở giai đoạn 10 tuần tuổi khối lượng cơ thể gà đạt bình quân là: TN1: 914,50(g/con), TN2: 894,20(g/con), TN3: 920,1(g/con). Tại thời điểm 10 tuần tuổi, khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm có sự chênh lệch, nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến hết 8 tuần gà được ăn tự do vì vậy khối lượng cơ thể tương đối đồng đều.

Từ 9 - 20 tuần tuổi các lô gà thí nghiệm phải ăn hạn chế, do đó trong giai đoạn này sự khác biệt về khối lượng giữa các lô gà thí nghiệm là do hiệu quả sử dụng thức ăn với các mức protein khác nhau trong mỗi khẩu phần ăn của đàn gà đó.

Tại thời điểm kết thúc giai đoạn hậu bị (20 tuần tuổi), khối lượng cơ thể gà ở TN 1:1567,30(g) thấp hơn TN 3: 1670,80 (g) (p<0,05). Sự sai khác về khối lượng gà trong TN 2: 1625,02 (g) và TN 3: 1670,80 (g) không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Như vậy với các mức protein (20% - 16% - 20%) ở thí nghiệm 3 tương ứng với các giai đoạn tuổi khác nhau thì đàn gà thí nghiệm có khối lượng cao hơn mức protein (18% - 14% - 18%) ở thí nghiệm 1. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2008), khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi của các tổ hợp lai F1 (Lương Phượng x Ri); F1 (Ri x Lương Phượng) tương ứng là 1679,8 gam; 1582,6 gam.

Như vậy, các mức protein khác nhau trong khẩu phần thí nghiệm có ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng của gà VP4.

Đồ thị 4.1. Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g)

Nhìn vào đồ thị 4.1 ta thấy: Đồ thị biểu diễn khối lượng cơ thể gà của lô thí nghiệm 3 có xu hướng nằm phía trên hai đồ thị biểu diễn khối lượng cơ thể gà của lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 1.

4.1.3. Tuổi thành thục sinh dục của gà

Trong chăn nuôi gà, tuổi thành thục sinh dục là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất trứng. Tuổi thành thục phụ thuộc vào từng giống, chế độ nuôi dưỡng và mức khống chế khối lượng giai đoạn gà dò và hậu bị. Tuổi thành thục sinh dục được tính từ khi gà được sinh cho đến khi đẻ quả trứng đầu tiên đối với cá thể hoặc đến khi đàn gà có tỷ lệ đạt 5% đối với quần thể. Thông thường tuổi thành thục sinh dục của gà hướng trứng sớm hơn so với gà hướng kiêm dụng và muộn nhất là gà hướng thịt. Theo Brandsch and Biichel thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể của mỗi giống, dòng có mối tương quan âm (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978) do đó trong chăn nuôi gia cầm sinh sản nói chung và chăn nuôi gà sinh sản nói riêng khối lượng cơ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó liên quan đến khả năng sinh sản và hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuổi thành thục sinh dục của gà dòng VP4 được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tuổi thành thục của gà

Chỉ tiêu Đơn vị TN1 TN2 TN3

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên Ngày 148 140 141

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% Ngày 152 145 148

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30% Tuần 23 23 23

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% Tuần 25 24 25

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao Tuần 28 27 27

Kết quả theo dõi ở bảng 4.3 cho thấy: Ở lô thí nghiệm 1 tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 148 ngày cao nhất, thấp nhất ở lô thí nghiệm 2 là 140 ngày tuổi và lô thí nghiệm 3 là 141 ngày tuổi. Nếu như tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà trong lô thí nghiệm 1 là 28 tuần thì tỷ lệ này của gà trong thí nghiệm 2 và 3 thấp hơn là 27 tuần. Theo Nguyễn Thị Mai và cs. (2009), thông thường gà hướng trứng có tỷ lệ đẻ đạt 5% ở trong khoảng 18 - 22 tuần tuổi. So với kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs. (2001), Nguyễn Huy Đạt và cs. (2005) thì kết quả thu được trong nghiên cứu này có tuổi thành thục sinh dục tương đương.

4.1.4. Tỷ lệ đẻ

Đối với gia cầm đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó phẩn ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục, cũng như mức độ đẻ tập trung hay không của đàn gà. Hàng ngày thu nhặt trứng và ghi chép lại số liệu trứng của các ô gà thí nghiệm để tính tỷ lệ đẻ trung bình qua các tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.4 và đồ thị 4.2.

Qua bảng 4.4 ta thấy: Xét về khoảng cách tuổi gà đẻ đạt tỷ lệ 30%, 50% và đỉnh cao ta thấy ở TN 1 là 2 - 3 tuần, xa hơn so với TN 2 và TN 3 dao động từ 1 - 2 tuần. Tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà ở lô TN 1 muộn hơn so với gà ở lô TN 2 và TN 3 là 1 tuần.

Tỷ lệ đẻ của gà tỷ lệ thuận với năng suất trứng. Ở gia cầm, trong khoảng thời gian sinh sản, các tuần đầu tiên có tỷ lệ đẻ thấp, sau đó tăng nhanh và đạt đỉnh cao trong vài tuần tiếp theo rồi bắt đầu giảm từ từ. Đối với một đàn gà việc duy trì tỷ lệ đẻ cao trong một khoảng thời gian dài sẽ cho năng suất trứng cao. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi dưỡng khác nhau thì tỷ lệ đẻ cũng có sự khác nhau.

Bảng 4.4 Tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần tuổi

n = 3; đơn vị tính: %

Tuần tuổi

TN1 TN2 TN3

n Mean ± SE Cv (%) n Mean ± SE Cv (%) n Mean ± SE Cv (%)

21 264 3,35 ± 0,25 13,31 270 3,70 ± 0,17 8,03 269 3,62 ± 0,49 23,6 22 262 8,63b ± 0,51 10,31 270 9,94ab ± 0,42 7,42 268 10,86a ± 0,54 8,63 23 261 27,32 ± 0,91 5,77 270 28,58 ± 0,55 3,34 268 27,66 ± 0,41 2,59 24 261 41,94 ± 1,45 6,00 268 43,93 ± 1,10 4,33 267 44,80 ± 0,64 2,49 25 261 59,07b ± 0,81 2,37 268 64,29ab ± 0,40 1,10 267 66,28a ± 1,90 4,97 26 261 66,17b ± 0,81 2,14 267 77,89a ± 2,18 4,84 266 80,76a ± 0,91 1,96 27 261 69,93b ± 1,51 3,75 266 83,18a ± 1,64 3,41 265 83,75a ± 1,42 2,94 28 260 76,30b ± 1,30 2,96 265 82,79a ± 0,21 0,45 265 82,75a ± 1,94 4,05 29 259 74,24b ± 1,86 4,34 265 78,38ab ± 0,18 0,42 265 82,93a ± 0,62 1,31 30 258 73,05c ± 1,03 2,44 264 77,75b ± 0,17 0,40 265 81,03a ± 0,38 0,81 31 258 72,33b ± 0,64 1,54 264 77,06a ± 0,20 0,45 265 77,68a ± 0,75 1,69 32 258 71,32b ± 0,64 1,56 264 74,79ab ± 0,89 2,08 264 77,89a ± 1,03 2,28 33 258 69,58b ± 1,59 3,97 264 73,13ab ± 1,28 3,04 264 77,35a ± 0,97 2,19 34 257 66,10 ± 2,29 6,01 263 71,45 ± 2,80 6,78 264 75,14 ± 1,47 3,39 35 255 65,01b ± 1,56 4,15 263 68,70ab ± 1,66 4,18 264 73,23a ± 1,11 2,62 36 255 64,28 ± 1,33 3,58 263 66,73 ± 1,50 3,89 263 68,74 ± 2,35 5,93 37 255 60,23 ± 0,87 2,50 263 65,27 ± 2,01 5,33 263 66,77 ± 1,94 5,03 38 254 58,62b ± 1,08 3,20 263 62,75ab ± 0,80 2,22 263 64,48a ± 1,69 4,54 TB 57,08b 61,68a 63,65a

Ở 21 tuần tuổi, gà bắt đầu đẻ nên đạt tỷ lệ thấp. Gà ở thí nghiệm 1 đạt 3,35% thấp hơn so với thí nghiệm 3: 3,62%. Tỷ lệ đẻ này ở lô thí nghiệm 2 là 3,70% . Sau đó tỷ lệ đẻ tăng dần đều và đạt đỉnh cao. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà ở lô thí nghiệm 1 đạt 76,30 % ở tuần thứ 28, thấp hơn so với tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà ở lô thí nghiệm 3 là 83,75% ở tuần thứ 27, trong khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao trong lô thí nghiệm 2 là 83,18% ở tuần thứ 27. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà ở TN 2 và TN 3 không thấy có sự sai khác.

Tính trung bình tỷ lệ đẻ của gà giai đoạn từ 21 - 38 tuần tuổi ở lô thí nghiệm 1 là 57,08%, thấp hơn thí nghiệm 3 là 63,65% và thí nghiệm 2: 61,68%. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức (p <0,05). Sự sai khác về tỷ lệ đẻ này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 41)