Lượng thức ăn thu nhận của gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 66 - 68)

n = 3, Đơn vị tính: g/con /ngày

Tuần tuổi TN1 TN2 TN3 Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 1 13,04 ± 0,34 4,53 13,02 ± 0,34 4,61 14,06 ± 0,21 2,70 2 24,63 ± 0,40 2,84 23,6 ± 0,34 3,28 22,6 ± 3,29 25,18 3 33,68 ± 0,17 0,89 34,6 ± 0,34 2,53 32,92 ± 1,82 9,56 4 44,25 ± 0,55 2,16 43,23 ± 0,52 0,78 44,72 ± 0,33 1,28 5 52,13 ± 0,28 0,96 51,36 ± 1,00 1,49 50,93 ± 1,46 4,98 6 60,25 ± 1,01 2,90 59,33 ± 0,34 1,34 59,66 ± 1,73 5,01 7 68,92 ± 0,40 1,02 67,68 ± 1,00 1,59 67,23 ± 1,28 3,30 8 76,48 ± 0,48 1,09 74,23 ± 0,34 1,43 75,23 ± 1,54 3,55 9 82,15 ± 0,40 0,85 80,36 ± 1,43 1,66 81,33 ± 0,50 1,07 10 86,34 ± 0,25 0,50 84,16 ± 0,34 1,50 85,00 ± 1,35 2,76 11 89,72 ± 0,40 0,78 87,38 ± 0,34 1,38 86,55 ± 1,22 2,44 12 95,32 ± 0,40 0,73 94,12 ± 1,00 1,37 92,31 ± 0,60 1,13 13 100,32a ± 0,25 0,43 99,21ab ± 1,15 1,45 96,58b ± 0,55 0,99 14 105,98 ± 1,91 3,13 106,38 ± 1,15 1,49 102,88 ± 0,09 0,15 15 113,08a ± 0,99 1,52 110,36a ± 0,34 1,39 105,19b ± 0,86 1,42 16 119,83a ± 1,41 2,04 115,23b ± 0,34 1,30 111,58b ± 0,83 1,30 TB 72,88a ± 0,1 0,41 71,517ab ± 0,54 1,31 70,55b ± 0,52 1,29

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Trong thí nghiệm yếu tố ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận mà chúng tôi quan tâm là tính chất của khẩu phần ăn. Bởi vì khẩu phần ăn không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia cầm thì sẽ không khai thác được hết các tính năng và tiềm chất di truyền của giống. Trong thí nghiệm này chúng tôi theo dõi ảnh hưởng của mức protein trong khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận thông qua lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa hàng ngày. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.12.

Kết quả thu được cho thấy, thu nhận thức ăn của gà các lô trong thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi thí nghiệm, điều này là phù hợp với quy luật chung của vật nuôi trong giai đoạn sinh trưởng.

Ở tuần thí nghiệm thứ nhất lượng thu nhận thức ăn ở lô thí nghiệm thứ 3 cao hơn so với lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).

Kết thúc giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi thu nhận thức ăn giữa các lô thí nghiệm gần tương đương nhau. Sang tuần thứ 13 lượng thu nhận thức ăn trung bình ở lô thí nghiệm 1 là 100,32 g/con/ngày cao hơn so với trung bình của lô thí nghiệm 3 là 96,58 g/con/ngày (p<0,05). Lượng thu nhận thức ăn trung bình của đàn gà trong lô thí nghiệm 2 là 99,21 g/con/ngày.

Để đánh giá tổng thể, chúng tôi tính lượng thức ăn thu nhận trungbình/ngày của toàn thí nghiệm từ 01 ngày đến 16 tuần tuổi, kết quả cho thấy ở thí nghiệm 3 có lượng thu nhận thức ăn trung bình/ngày là 70,55 (g/con/ngày), thấp hơn so với lô thí nghiệm 1 là 72,88 (g/con/ngày) với (p<0,05) . Lô thí nghiệm 2 có lượng thu nhận thức ăn trung bình/ngày là 71,51 (g/con/ngày) không có sự sai khác với lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 3 với (p>0,05).

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011): thức ăn thu nhận của gà tổ hơp lai 3 máu (Mía- Hồ - Lương Phượng) trung bình là 71,56 g/con/ngày. Thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương. Thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đào Văn Khanh (2002), lượng thức ăn thu nhận của gà Lương Phượng trung bình là 77,96 g/con /ngày.

4.2.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Mục tiêu cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm lấy thịt là khai thác sản phẩm ở thời gian ngắn với tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất. Thức ăn liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng càng nhanh thì nhu cầu về dinh dưỡng càng cao.

Hiệu quả sử dụng thức ăn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, chỉ số này được tính bằng tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể (FCR). Trong thí nghiệm này, để đánh giá ảnh hưởng các mức protein khác nhau khi đưa vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm, chúng tôi xác định chỉ số tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)