Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Trên gà thương phẩm

4.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 4.10 và đồ thị 4.4.

Bảng 4.10. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi n = 90; ĐVT: g/con/ngày n = 90; ĐVT: g/con/ngày Tuần tuổi TN1 TN2 TN3 Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 1 73,21 ± 5,09 12,04 79,53 ± 4,54 9,90 84,56 ± 1,03 2,11 2 97,32 ± 0,55 0,98 105,44 ± 2,23 3,66 104,00 ± 2,84 4,72 3 112,42 ± 3,58 5,51 124,89 ± 3,00 4,15 115,61 ± 6,93 10,38 4 125,84b ± 1,99 2,75 124,33b ± 6,37 8,87 143,56a ± 3,22 3,89 5 140,67b ± 0,90 1,12 141,23b ± 5,88 7,21 154,67a ± 6,20 6,95 6 155,17 ± 0,38 0,43 157,44 ± 2,25 2,47 160,30 ± 11,30 12,24 7 159,63 ± 9,62 10,43 162,22 ± 7,67 8,19 163,78 ± 4,94 5,22 8 170,98 ± 7,24 7,34 173,89 ± 5,45 5,43 176,01 ± 8,01 7,88 9 158,23 ± 5,81 6,36 167,33 ± 3,86 4,00 167,00 ± 10,8 11,15 10 140,43 ± 9,79 12,08 149,82 ± 9,59 11,09 152,80 ± 10,9 12,30 11 130,19 ± 4,92 6,55 135,85 ± 3,35 4,28 136,57 ± 6,13 7,78 12 118,75 ± 9,64 14,05 118,00 ± 0,57 0,85 127,80 ± 12,00 16,25 13 107,73 ± 1,67 2,68 110,89 ± 4,51 7,05 113,55 ± 6,72 10,25 14 90,87 ± 4,36 8,30 91,24 ± 6,32 12,01 93,70 ± 14,90 27,48 15 71,70b ± 10,40 25,02 81,40ab ± 27,20 57,78 84,22a ± 7,28 14,98 16 73,21b ± 5,09 12,04 79,53ab ± 4,54 9,90 84,56a ± 1,03 2,11

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả cho thấy, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ở các lô đều tăng dần từ 1 đến 8 tuần tuổi, sau đó bắt đầu chậm dần lại. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở những tuần đầu tuy số lượng tế bào tăng nhanh nhưng kích thước và khối lượng tế bào còn nhỏ nên tốc độ tăng khối lượng còn chậm. Đến các tuần sau do cơ thể gà vẫn đang ở giai đoạn sinh trưởng nhanh, các tế bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng nên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn.

Qua bảng 4.10 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà thương phẩm dòng VP34 ở 3 lô thí nghiệm có khác nhau giữa các lô thí nghiệm.

Giai đoạn 3 tuần đầu sinh trưởng tuyệt đối đều thấp vì giai đoạn này tuy số lượng tế tào tăng nhanh nhưng kích thước khối lượng tế bào nhỏ nên sinh trưởng tuyệt đối chậm.

Giai đoạn từ 6 đến 13 tuần tuổi trở lên gà có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng tuyệt đối có biểu hiện tăng giảm, sau mỗi điểm giảm có hiện tượng tăng bù khối lượng để lấy lại tốc độ sinh trưởng cân bằng. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân là do thay đổi mức proteein trong khẩu phần thức ăn theo giai đoạn, dẫn đến sinh trưởng tuyệt đối thay đổi.

Ở tuần tuổi thứ 4 và thứ 5 gà trong thí nghiệm 3 có sinh trưởng tuyệt đối đạt cao hơn trong thí nghiệm 2 và thí nghiệm 1 với (p<0,05).

Kết thúc theo dõi (16 tuần tuổi), sinh trưởng tuyệt đối trung bình của gà trong thí nghiệm 3 là: 84,56 (gam/con/ngày) cao hơn trong thí nghiệm 1: 73,21 (gam/con/ngày) với (p<0,05) trong khi sinh trưởng tuyệt đối trong thí nghiệm 2 là: 79,53 (gam/con/ngày).Chúng tôi minh họa kết quả sinh trưởng tuyệt đối trung bình của gà thí nghiệm tại đồ thị 4.4. Nhìn vào biểu đồ ta thấy sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm 3 cao nhất và thấp nhất ở lô thí nghiệm 1.

Như vậy mức protein trong khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng tuyệt đối của gà.

Đồ thị 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà 4.2.4. Sinh trưởng tương đối 4.2.4. Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể với bình quân khối lượng giữa 2 lần khảo sát. Tỷ lệ này nói lên mức độ tăng trưởng khối lượng của cơ thể sau một thời gian nuôi dưỡng. Từ tỷ lệ này, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và thời điểm nào là phù hợp nhất. Kết quả về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được chúng tôi trình bày tại bảng 4.11 và đồ thị 4.5.

Qua bảng 4.11 chúng tôi nhận thấy rằng, tốc độ sinh trưởng tương đối đều giảm dần qua các tuần tuổi và mức độ giảm tương đối đồng đều ở cả các lô thí nghiệm.

Bảng 4.11. Sinh trưởng tương đối của gà thương phẩm VP34

n = 90; Đơn vị tính: % Tuần tuổi TN1 TN2 TN3 Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 1 93,10 ± 1,48 2,76 91,04 ± 1,4 2,66 90,83 ± 0,69 1,33 2 51,83 ± 3,48 11,63 55,22 ± 1,8 5,80 58,44 ± 0,72 2,16 3 42,98 ± 0,59 2,39 44,65 ± 0,51 1,98 43,52 ± 1,03 4,08 4 33,92 ± 0,82 4,19 35,54 ± 0,50 2,44 33,11 ± 1,59 8,31 5 27,94 ± 0,70 4,34 26,17 ± 1,76 11,63 30,01 ± 0,46 2,69 6 24,10 ± 0,27 1,99 23,19 ± 0,96 7,21 24,63 ± 0,63 4,45 7 21,20 ± 0,061 0,50 20,76 ± 0,14 1,19 20,46 ± 1,64 13,91 8 17,95 ± 1,04 10,05 17,67 ± 0,89 8,78 17,29 ± 0,54 5,46 9 16,22 ± 0,72 7,78 16,00 ± 0,45 4,87 15,76 ± 0,79 8,68 10 12,98 ± 0,47 6,39 13,31 ± 0,22 2,88 12,96 ± 0,81 10,94 11 10,25 ± 0,68 11,51 10,59 ± 0,72 11,79 10,55 ± 0,75 12,36 12 8,66 ± 0,37 7,40 8,71 ± 0,21 4,21 8,57 ± 0,40 8,18 13 7,29 ± 0,58 13,99 7,00 ± 0,02 0,73 7,40 ± 0,66 15,53 14 6,18 ± 0,08 2,30 6,16 ± 0,24 6,84 6,15 ± 0,37 10,51 15 4,93 ± 0,23 8,30 4,80 ± 0,33 12,1 4,80 ± 0,77 27,85 16 3,72 ± 0,52 24,33 4,08 ± 1,34 57,06 4,13 ± 0,35 14,73

Đồ thị thể hiện sinh trưởng tương đối của gà các lô trong thí có dạng hyperbol, điều này là phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của gia cầm sinh trưởng và phù hợp với nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011).

Đồ thị cũng cho thấy các đường biểu diễn sinh trưởng của các lô nằm khá sát nhau trong các tuần thí nghiệm, điều đó cho thấy chỉ tiêu này ở các lô qua các tuần tuổi có chênh lệch không quá lớn.

Đồ thị 4.5. Sinh trưởng tương đối của gà 4.2.5. Lượng thức ăn thu nhận 4.2.5. Lượng thức ăn thu nhận

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng thì việc cung cấp thức ăn cho gia cầm rất quan trọng. Vì thức ăn vừa là nguồn cung cấp nhiên liệu để duy trì sự sống, vừa là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển tạo sản phẩm. Điều này có ý nghĩa trong ngành chăn nuôi, xác định được lượng thức ăn thu nhận hằng ngày của gia cầm, biết được tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, qua chỉ tiêu này người chăn nuôi còn tính toán được chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm trong chăn nuôi. Lượng thức ăn thu nhận hằng ngày còn phản ánh chất lượng của thức ăn cũng như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi. Lượng thức ăn thu nhận hằng ngày là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của gia cầm nói riêng, vì vậy, người chăn nuôi phải tạo mọi điều kiện tối ưu để đàn vật nuôi có thể thu nhận thức ăn cao. Trong điều kiện chăn nuôi, có ba yếu tố ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của gia cầm: đặc điểm sinh lý vật nuôi, điều kiện môi trường và tính chất của khẩu phần thức ăn.

Bảng 4.12. Lượng thức ăn thu nhận của gà

n = 3, Đơn vị tính: g/con /ngày

Tuần tuổi TN1 TN2 TN3 Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 1 13,04 ± 0,34 4,53 13,02 ± 0,34 4,61 14,06 ± 0,21 2,70 2 24,63 ± 0,40 2,84 23,6 ± 0,34 3,28 22,6 ± 3,29 25,18 3 33,68 ± 0,17 0,89 34,6 ± 0,34 2,53 32,92 ± 1,82 9,56 4 44,25 ± 0,55 2,16 43,23 ± 0,52 0,78 44,72 ± 0,33 1,28 5 52,13 ± 0,28 0,96 51,36 ± 1,00 1,49 50,93 ± 1,46 4,98 6 60,25 ± 1,01 2,90 59,33 ± 0,34 1,34 59,66 ± 1,73 5,01 7 68,92 ± 0,40 1,02 67,68 ± 1,00 1,59 67,23 ± 1,28 3,30 8 76,48 ± 0,48 1,09 74,23 ± 0,34 1,43 75,23 ± 1,54 3,55 9 82,15 ± 0,40 0,85 80,36 ± 1,43 1,66 81,33 ± 0,50 1,07 10 86,34 ± 0,25 0,50 84,16 ± 0,34 1,50 85,00 ± 1,35 2,76 11 89,72 ± 0,40 0,78 87,38 ± 0,34 1,38 86,55 ± 1,22 2,44 12 95,32 ± 0,40 0,73 94,12 ± 1,00 1,37 92,31 ± 0,60 1,13 13 100,32a ± 0,25 0,43 99,21ab ± 1,15 1,45 96,58b ± 0,55 0,99 14 105,98 ± 1,91 3,13 106,38 ± 1,15 1,49 102,88 ± 0,09 0,15 15 113,08a ± 0,99 1,52 110,36a ± 0,34 1,39 105,19b ± 0,86 1,42 16 119,83a ± 1,41 2,04 115,23b ± 0,34 1,30 111,58b ± 0,83 1,30 TB 72,88a ± 0,1 0,41 71,517ab ± 0,54 1,31 70,55b ± 0,52 1,29

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Trong thí nghiệm yếu tố ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận mà chúng tôi quan tâm là tính chất của khẩu phần ăn. Bởi vì khẩu phần ăn không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia cầm thì sẽ không khai thác được hết các tính năng và tiềm chất di truyền của giống. Trong thí nghiệm này chúng tôi theo dõi ảnh hưởng của mức protein trong khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận thông qua lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa hàng ngày. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.12.

Kết quả thu được cho thấy, thu nhận thức ăn của gà các lô trong thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi thí nghiệm, điều này là phù hợp với quy luật chung của vật nuôi trong giai đoạn sinh trưởng.

Ở tuần thí nghiệm thứ nhất lượng thu nhận thức ăn ở lô thí nghiệm thứ 3 cao hơn so với lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).

Kết thúc giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi thu nhận thức ăn giữa các lô thí nghiệm gần tương đương nhau. Sang tuần thứ 13 lượng thu nhận thức ăn trung bình ở lô thí nghiệm 1 là 100,32 g/con/ngày cao hơn so với trung bình của lô thí nghiệm 3 là 96,58 g/con/ngày (p<0,05). Lượng thu nhận thức ăn trung bình của đàn gà trong lô thí nghiệm 2 là 99,21 g/con/ngày.

Để đánh giá tổng thể, chúng tôi tính lượng thức ăn thu nhận trungbình/ngày của toàn thí nghiệm từ 01 ngày đến 16 tuần tuổi, kết quả cho thấy ở thí nghiệm 3 có lượng thu nhận thức ăn trung bình/ngày là 70,55 (g/con/ngày), thấp hơn so với lô thí nghiệm 1 là 72,88 (g/con/ngày) với (p<0,05) . Lô thí nghiệm 2 có lượng thu nhận thức ăn trung bình/ngày là 71,51 (g/con/ngày) không có sự sai khác với lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 3 với (p>0,05).

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011): thức ăn thu nhận của gà tổ hơp lai 3 máu (Mía- Hồ - Lương Phượng) trung bình là 71,56 g/con/ngày. Thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương. Thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đào Văn Khanh (2002), lượng thức ăn thu nhận của gà Lương Phượng trung bình là 77,96 g/con /ngày.

4.2.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Mục tiêu cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm lấy thịt là khai thác sản phẩm ở thời gian ngắn với tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất. Thức ăn liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng càng nhanh thì nhu cầu về dinh dưỡng càng cao.

Hiệu quả sử dụng thức ăn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, chỉ số này được tính bằng tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể (FCR). Trong thí nghiệm này, để đánh giá ảnh hưởng các mức protein khác nhau khi đưa vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm, chúng tôi xác định chỉ số tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng

n = 3, Đơn vị tính: kgTĂ/kg KL tăng

Tuần tuổi TN1 TN2 TN3 Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 1 1,37b ± 1,05 1,15 1,40b ± 0,32 6,49 1,54a ± 1,10 1,80 2 2,36 a ± 1,29 3,45 2,08 b ± 0,70 8,75 1,87 b ± 0,23 26,05 3 2,42 a ± 0,65 2,45 2,30ab ± 0,71 7,16 2,22 b ± 0,61 15,84 4 2,76 a ± 1,22 1,84 2,42 b ± 0,56 5,06 2,71 a ± 0,12 10,85 5 2,90 a ± 0,11 0,85 2,89 a ± 0,27 2,24 2,48 b ± 0,16 8,67 6 3,00 a ± 1,15 1,10 2,94 a ± 1,07 0,58 2,70 b ± 0,98 7,10 7 3,11 ± 0,12 0,82 3,01 ± 0,11 0,82 2,94 ± 0,40 3,54 8 3,35 a ± 1,12 0,83 3,20 b ± 1,23 1,61 3,22 b ± 0,68 2,96 9 3,36 ± 0,13 0,86 3,23 ± 0,36 2,35 3,23 ± 1,12 3,27 10 3,82 a ± 1,01 0,06 3,52 b ± 0,41 2,59 3,56 b ± 1,36 3,38 11 4,47 a ± 0,82 1,14 4,08 ab ± 0,25 1,5 3,96 b ± 1,69 2,19 12 5,12 a ± 1,08 0,43 4,85 ab ± 0,21 1,21 4,73 b ± 2,01 2,59 13 5,91 a ± 1,12 0,65 5,89 a ± 0,25 1,33 5,29 b ± 1,55 1,40 14 6,89 ± 1,17 0,85 6,71 ± 1,35 1,79 6,34 ± 0,89 1,82 15 8,71 a ± 1,28 1,28 8,47 ab ± 0,24 1,12 7,87 b ± 1,76 1,89 16 11,72 a ± 1,39 1,63 9,90 b ± 0,33 1,45 9,27 b ± 1,25 1,01 1-16 4,16a 3,95 ab 3,79b

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Từ kết quả bảng 4.13 ta thấy hiệu quả sử dụng thức ăn giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Đây cũng là quy luật bình thường của vật nuôi trong giai đoạn sinh trưởng, tuy vậy, kết quả vẫn ghi nhận xu hướng tiết kiệm thức ăn nhất ở lô TN3 so với các lô còn lại.

Trung bình tiêu tốn thức ăn từ 1 – 16 tuần tuổi trong lô thí nghiệm 3 là: 3,79 (kg/kg khối lượng tăng) thấp nhất, thí nghiệm 2 là: 3,95 (kg/kg khối lượng tăng) và cao nhất là thí nghiệm 1: 4,16 (kg/kg khối lượng tăng) với mức ý nghĩa (p<0,05). Tiêu tốn thức/kg khối lượng tăng trung bình đến 16 tuần tuổi trong cả 3 thí nghiệm cao (đều > 3kg).

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả theo dõi gà thí nghiệm như trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận của gà thí nghiệm đàn gà, cụ thể:

* Trên đàn gà bố mẹ VP4 mức protein thích hợp nhất như thí nghiệm 2: + Giai đoạn 0- 8 tuần tuổi CP: 19%;

+ Giai đoạn 9 – 20 tuần tuổi CP: 15%; + Giai đoạn 21 – 38 tuần tuổi CP: 19%.

* Trên gà thương phẩm VP34 nên sử dụng thức ăn có mức protein như trong thí nghiệm 3.

+ Giai đoạn 0- 4 tuần tuổi CP: 19%; + Giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi CP: 17%; + Giai đoạn 9 – 16 tuần tuổi CP: 16%.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:

1. Bạch Thị Thanh Dân (1995). Kết quả bước đầu xác định các yếu tố hình dạng, khối lượng trứng đối với tỷ lệ ấp nở của trứng ngan. Kết quả nghiên cứu khoa học-các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.

2. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1992). Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn. Nxb Nghệ An, Nghệ An.

3. Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán, Nguyễn Tài Lương, Hà Đức Tính, Nguyễn Thị Kim Anh, Hà Thị Hiển và Nguyễn Như Liên (1992). Nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số chế phẩm Premix VTM và khoáng nội để nuôi gà Broiler, Tuyển tập nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986-1996. Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nôi. 1996.

4. Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2010). Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lai gà kinh tế 3 giống (Mía – Hồ - Lương Phượng). Tạp chí Khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)