4.2.5. Lượng thức ăn thu nhận
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng thì việc cung cấp thức ăn cho gia cầm rất quan trọng. Vì thức ăn vừa là nguồn cung cấp nhiên liệu để duy trì sự sống, vừa là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển tạo sản phẩm. Điều này có ý nghĩa trong ngành chăn nuôi, xác định được lượng thức ăn thu nhận hằng ngày của gia cầm, biết được tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, qua chỉ tiêu này người chăn nuôi còn tính toán được chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm trong chăn nuôi. Lượng thức ăn thu nhận hằng ngày còn phản ánh chất lượng của thức ăn cũng như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi. Lượng thức ăn thu nhận hằng ngày là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của gia cầm nói riêng, vì vậy, người chăn nuôi phải tạo mọi điều kiện tối ưu để đàn vật nuôi có thể thu nhận thức ăn cao. Trong điều kiện chăn nuôi, có ba yếu tố ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của gia cầm: đặc điểm sinh lý vật nuôi, điều kiện môi trường và tính chất của khẩu phần thức ăn.
Bảng 4.12. Lượng thức ăn thu nhận của gà
n = 3, Đơn vị tính: g/con /ngày
Tuần tuổi TN1 TN2 TN3 Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 1 13,04 ± 0,34 4,53 13,02 ± 0,34 4,61 14,06 ± 0,21 2,70 2 24,63 ± 0,40 2,84 23,6 ± 0,34 3,28 22,6 ± 3,29 25,18 3 33,68 ± 0,17 0,89 34,6 ± 0,34 2,53 32,92 ± 1,82 9,56 4 44,25 ± 0,55 2,16 43,23 ± 0,52 0,78 44,72 ± 0,33 1,28 5 52,13 ± 0,28 0,96 51,36 ± 1,00 1,49 50,93 ± 1,46 4,98 6 60,25 ± 1,01 2,90 59,33 ± 0,34 1,34 59,66 ± 1,73 5,01 7 68,92 ± 0,40 1,02 67,68 ± 1,00 1,59 67,23 ± 1,28 3,30 8 76,48 ± 0,48 1,09 74,23 ± 0,34 1,43 75,23 ± 1,54 3,55 9 82,15 ± 0,40 0,85 80,36 ± 1,43 1,66 81,33 ± 0,50 1,07 10 86,34 ± 0,25 0,50 84,16 ± 0,34 1,50 85,00 ± 1,35 2,76 11 89,72 ± 0,40 0,78 87,38 ± 0,34 1,38 86,55 ± 1,22 2,44 12 95,32 ± 0,40 0,73 94,12 ± 1,00 1,37 92,31 ± 0,60 1,13 13 100,32a ± 0,25 0,43 99,21ab ± 1,15 1,45 96,58b ± 0,55 0,99 14 105,98 ± 1,91 3,13 106,38 ± 1,15 1,49 102,88 ± 0,09 0,15 15 113,08a ± 0,99 1,52 110,36a ± 0,34 1,39 105,19b ± 0,86 1,42 16 119,83a ± 1,41 2,04 115,23b ± 0,34 1,30 111,58b ± 0,83 1,30 TB 72,88a ± 0,1 0,41 71,517ab ± 0,54 1,31 70,55b ± 0,52 1,29
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Trong thí nghiệm yếu tố ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận mà chúng tôi quan tâm là tính chất của khẩu phần ăn. Bởi vì khẩu phần ăn không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia cầm thì sẽ không khai thác được hết các tính năng và tiềm chất di truyền của giống. Trong thí nghiệm này chúng tôi theo dõi ảnh hưởng của mức protein trong khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận thông qua lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa hàng ngày. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.12.
Kết quả thu được cho thấy, thu nhận thức ăn của gà các lô trong thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi thí nghiệm, điều này là phù hợp với quy luật chung của vật nuôi trong giai đoạn sinh trưởng.
Ở tuần thí nghiệm thứ nhất lượng thu nhận thức ăn ở lô thí nghiệm thứ 3 cao hơn so với lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).
Kết thúc giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi thu nhận thức ăn giữa các lô thí nghiệm gần tương đương nhau. Sang tuần thứ 13 lượng thu nhận thức ăn trung bình ở lô thí nghiệm 1 là 100,32 g/con/ngày cao hơn so với trung bình của lô thí nghiệm 3 là 96,58 g/con/ngày (p<0,05). Lượng thu nhận thức ăn trung bình của đàn gà trong lô thí nghiệm 2 là 99,21 g/con/ngày.
Để đánh giá tổng thể, chúng tôi tính lượng thức ăn thu nhận trungbình/ngày của toàn thí nghiệm từ 01 ngày đến 16 tuần tuổi, kết quả cho thấy ở thí nghiệm 3 có lượng thu nhận thức ăn trung bình/ngày là 70,55 (g/con/ngày), thấp hơn so với lô thí nghiệm 1 là 72,88 (g/con/ngày) với (p<0,05) . Lô thí nghiệm 2 có lượng thu nhận thức ăn trung bình/ngày là 71,51 (g/con/ngày) không có sự sai khác với lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 3 với (p>0,05).
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011): thức ăn thu nhận của gà tổ hơp lai 3 máu (Mía- Hồ - Lương Phượng) trung bình là 71,56 g/con/ngày. Thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương. Thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đào Văn Khanh (2002), lượng thức ăn thu nhận của gà Lương Phượng trung bình là 77,96 g/con /ngày.
4.2.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Mục tiêu cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm lấy thịt là khai thác sản phẩm ở thời gian ngắn với tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất. Thức ăn liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng càng nhanh thì nhu cầu về dinh dưỡng càng cao.
Hiệu quả sử dụng thức ăn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, chỉ số này được tính bằng tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể (FCR). Trong thí nghiệm này, để đánh giá ảnh hưởng các mức protein khác nhau khi đưa vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm, chúng tôi xác định chỉ số tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng
n = 3, Đơn vị tính: kgTĂ/kg KL tăng
Tuần tuổi TN1 TN2 TN3 Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 1 1,37b ± 1,05 1,15 1,40b ± 0,32 6,49 1,54a ± 1,10 1,80 2 2,36 a ± 1,29 3,45 2,08 b ± 0,70 8,75 1,87 b ± 0,23 26,05 3 2,42 a ± 0,65 2,45 2,30ab ± 0,71 7,16 2,22 b ± 0,61 15,84 4 2,76 a ± 1,22 1,84 2,42 b ± 0,56 5,06 2,71 a ± 0,12 10,85 5 2,90 a ± 0,11 0,85 2,89 a ± 0,27 2,24 2,48 b ± 0,16 8,67 6 3,00 a ± 1,15 1,10 2,94 a ± 1,07 0,58 2,70 b ± 0,98 7,10 7 3,11 ± 0,12 0,82 3,01 ± 0,11 0,82 2,94 ± 0,40 3,54 8 3,35 a ± 1,12 0,83 3,20 b ± 1,23 1,61 3,22 b ± 0,68 2,96 9 3,36 ± 0,13 0,86 3,23 ± 0,36 2,35 3,23 ± 1,12 3,27 10 3,82 a ± 1,01 0,06 3,52 b ± 0,41 2,59 3,56 b ± 1,36 3,38 11 4,47 a ± 0,82 1,14 4,08 ab ± 0,25 1,5 3,96 b ± 1,69 2,19 12 5,12 a ± 1,08 0,43 4,85 ab ± 0,21 1,21 4,73 b ± 2,01 2,59 13 5,91 a ± 1,12 0,65 5,89 a ± 0,25 1,33 5,29 b ± 1,55 1,40 14 6,89 ± 1,17 0,85 6,71 ± 1,35 1,79 6,34 ± 0,89 1,82 15 8,71 a ± 1,28 1,28 8,47 ab ± 0,24 1,12 7,87 b ± 1,76 1,89 16 11,72 a ± 1,39 1,63 9,90 b ± 0,33 1,45 9,27 b ± 1,25 1,01 1-16 4,16a 3,95 ab 3,79b
Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Từ kết quả bảng 4.13 ta thấy hiệu quả sử dụng thức ăn giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Đây cũng là quy luật bình thường của vật nuôi trong giai đoạn sinh trưởng, tuy vậy, kết quả vẫn ghi nhận xu hướng tiết kiệm thức ăn nhất ở lô TN3 so với các lô còn lại.
Trung bình tiêu tốn thức ăn từ 1 – 16 tuần tuổi trong lô thí nghiệm 3 là: 3,79 (kg/kg khối lượng tăng) thấp nhất, thí nghiệm 2 là: 3,95 (kg/kg khối lượng tăng) và cao nhất là thí nghiệm 1: 4,16 (kg/kg khối lượng tăng) với mức ý nghĩa (p<0,05). Tiêu tốn thức/kg khối lượng tăng trung bình đến 16 tuần tuổi trong cả 3 thí nghiệm cao (đều > 3kg).
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
Từ kết quả theo dõi gà thí nghiệm như trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận của gà thí nghiệm đàn gà, cụ thể:
* Trên đàn gà bố mẹ VP4 mức protein thích hợp nhất như thí nghiệm 2: + Giai đoạn 0- 8 tuần tuổi CP: 19%;
+ Giai đoạn 9 – 20 tuần tuổi CP: 15%; + Giai đoạn 21 – 38 tuần tuổi CP: 19%.
* Trên gà thương phẩm VP34 nên sử dụng thức ăn có mức protein như trong thí nghiệm 3.
+ Giai đoạn 0- 4 tuần tuổi CP: 19%; + Giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi CP: 17%; + Giai đoạn 9 – 16 tuần tuổi CP: 16%.
5.2. KIẾN NGHỊ
- Chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:
1. Bạch Thị Thanh Dân (1995). Kết quả bước đầu xác định các yếu tố hình dạng, khối lượng trứng đối với tỷ lệ ấp nở của trứng ngan. Kết quả nghiên cứu khoa học-các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.
2. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1992). Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn. Nxb Nghệ An, Nghệ An.
3. Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán, Nguyễn Tài Lương, Hà Đức Tính, Nguyễn Thị Kim Anh, Hà Thị Hiển và Nguyễn Như Liên (1992). Nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số chế phẩm Premix VTM và khoáng nội để nuôi gà Broiler, Tuyển tập nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986-1996. Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nôi. 1996.
4. Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2010). Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lai gà kinh tế 3 giống (Mía – Hồ - Lương Phượng). Tạp chí Khoa học và Phát triển. Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
5. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh và Nguyễn Thị Mai (1994). Giáo trình Chăn nuôi gia cầm. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nôi.
6. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thanh Sơn (2011). Một số chỉ tiêu nghiên cứu trong chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Bùi Thị Oanh (1996). Nghiên cứu ảnh hưởng các mức năng lượng, tỷ lệ
protein, lysine, methionine và cystine trong thức ăn hỗn hợp đến năng suất của gà sinh sản hướng thịt và gà broiler theo mùa vụ. Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
8. Đào Xuân Khanh (2004). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên. Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Đại học Thái Nguyên.
9. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt và Đỗ Thị Tính (1998), “ Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của gà bố mẹ BE, AA, ISA- MPK và thử nghiệm các công thức lai giữa chúng, nhằm nâng cao năng suất thịt của
gà BE”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998 –1999, (Phần chăn nuôi gia cầm), Bộ Nông Nghiệp và PTNT.
10. Hoàng Văn Thiện và Hoàng Thanh (1999). Khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Mía. Chuyên san chăn nuôi gia cầm. Hội chăn nuôi Việt Nam. 11. Hoàng Toàn Thắng (1996). Nghiên cứu xác định mức năng lượng và protein
thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho gà broiler nuôi chung và nuôi tách trống mái theo mùa vụ ở Bắc Thái. Luận án PTS khoa học nông nghiệp.
12. Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010). Năng suất và chất lượng thịt của gà Ri và con lai với gà Lương Phượng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 22.
13. Kushner K. F (1974). Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp (số 141). Phần thông tin khoa học nước ngoài.
14. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Thị San, Hà Đức Tính, Nguyễn Văn Trung và Cao Xuân Đạm (1996), Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu năng suất của gà thương phẩm thịt thuộc 4 giống AA, Lohmann, Isavedette và Avian nuôi trong cùng điều kiện như nhau, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986 - 1996, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai và Bùi Hữu Đoàn (1994), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Lã Văn Kính (1995). Xác định mức năng lượng protein, lyzin, methionin tối ưu cho gà thịt. Luận văn PTS khoa học nông nghiệp.
17. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng và Phạm Quang Hoán (1993). Nghiên cứu yêu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1-63 ngày tuổi. Thông tin gia cầm (số 13).
18. Lê Thị Nga (1997). Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Đông Tảo và con lai giữa gà Đông Tảo và gà Tam Hoàng. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
19. Lê Thị Nga (2005). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của gà lai hai giống Kabir với Jiangcun và ba giống gà Mía x (Kabir x Jiangcun). Luận án Tiến sỹ nông nghiệp. Viện Chăn nuôi.
20. Lê Thị Thúy, Trần Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010). Khảo sát thành phần và chất lượng thịt gà H’Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Viện Chăn nuôi.
21. Lương Thị Hồng, Phạm Công Thiếu và Hoàng Văn Tiệu (2006). Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’Mông và gà Ai Cập. Báo cáo Khoa học. Viện Chăn nuôi.
22. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga và Nguyễn Mạnh Hùng (1999). Khả năng sản xuất của gà ri. Chuyên san chăn nuôi gia cầm. Hội chăn nuôi Việt Nam.
23. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình và cs (1984). Một số chỉ tiêu về tính năng sản xuất và chất lượng trứng, thịt của gà Ri, Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969-1984). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Thiện và Trần Đình Miên ( 1995). Di truyền sô lượng ứng dụng trong chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Tiêu chuẩn Việt Nam (2001). Phương pháp xác định hàm lượng phospho. TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998).
26. Tiêu chuẩn Việt Nam (2005a). Phương pháp xác định hàm lượng nước. TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999).
27. Tiêu chuẩn Việt Nam (2005b). Phương pháp xác định hàm lượng Lipit thô. TCVN 4331:2005 (ISO 6492:1999).
27. Tiêu chuẩn Việt Nam (2006). Phương pháp lấy mẫu. TCVN 4325:2006.
29. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007a). Phương pháp xác định hàm lượng protein thô. TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005).
30. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007). Phương pháp xác định hàm lượng mỡ thô. TCVN 4321:2001.
31. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007b). Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô, TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000).
32. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007d). Phương pháp xác định hàm lượng canxi. TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490-1:1985).
33. Tiêu chuẩn Việt Nam (2012). Phương pháp tính giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm. TCVN 8762: 2012.
34. Trần Long (1994), Xác định đặc điểm di truyền một số tình trạng sản xuất và lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp với các dòng gà thịt Hybro HV85, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
35. Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992). Chọn giống và nhân giống gia súc. Giáo trình Học viện nông nghiệp.
36. Trần Công Xuân, Nguyễn Đăng Vang, Phùng Đức Tiến và Hoàng Văn Lộc (2003), “Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 dòng gà Sao nhập từ Hungary”, Báo cáo khoa học năm 2003, (phần nghiên cứu giống vật nuôi), Viện Chăn nuôi.
37. Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng và Nguyễn Đăng Vang (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm về ngoại hình và và tính năng sản xuất của gà Mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999- 2000. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
38. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và Lê Thu Hiền (1999), “Một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập”, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam.
39. Viện Chăn nuôi Quốc gia. Thành phần và giá trị thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2001.