Trên gà thương phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 56 - 61)

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, đánh giá sức sống và khả năng kháng bệnh của một đàn gà, đồng thời nó cũng phản ánh chất lượng của đàn bố mẹ. Đàn bố mẹ có sức khỏe tốt sẽ sinh ra đàn con khỏe mạnh, có tỷ lệ nuôi sống cao. Tỷ lệ nuôi sống chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và chất lượng đàn giống. Đặc biệt, giai đoạn từ 01 ngày tuổi - 4 tuần tuổi, gà con ảnh hưởng do chất lượng giống sau khi ấp nở, chế độ chăm sóc và đặc biệt là chế độ nhiệt độ chuồng nuôi.

Tỷ lệ nuôi sống còn là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nó quyết định hiệuquả kinh tế cao hay thấp. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, chúng tôi đã thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho gà. Hàng ngày, tiến hành kiểm tra chuồng nuôi, ghi chép đầy đủ số lượng gà còn sống trong các lô, những trường hợp gà bị chết chúng tôi tiến hành kiểm tra, mổ khám để xác thực nguyên nhân chết. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.2.

Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thương phẩm dòng VP34 từ 01 ngày tuổi dến 16 tuần tuổi ta thấy tỷ lệ nuôi sống đạt từ 91% trở lên.

Bảng 4.8. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm qua các tuần tuổi n = 3; Đơn vị tính: % Tuần TN TN 1 TN 2 TN 3 n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) 0 300 - 300 - 300 - 1 293 97,67 292 97,33 291 97,00 2 289 98,63 289 98,97 287 98,63 3 287 99,31 285 98,62 284 98,95 4 285 99,30 283 99,30 283 99,65 5 284 99,65 282 99,65 283 100,00 6 283 99,65 281 99,65 281 99,29 7 280 98,94 281 100,00 280 99,64 8 280 100,00 279 99,29 278 99,29 9 280 100,00 279 100,00 278 100,00 10 279 99,64 279 100,00 275 98,92 11 279 100,00 279 100,00 275 100,00 12 279 100,00 278 99,64 274 99,64 13 277 99,28 277 99,64 274 100,00 14 276 99,64 277 100,00 273 99,64 15 276 100,00 276 99,64 273 100,00 16 276 100,00 276 100,00 273 100,00 TB 0 – 4TT 285 95 283 94,33 283 94,33 5 - 8TT 280 98,24 279 98,58 278 98,23 9 - 16TT 276 98,57 276 98,92 273 98,20 0- 16 TT 276 92 276 92 273 91

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nuôi sống trên gà thương phẩm gà

Giai đoạn 01 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của đàn gà ở lô thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 và 3 lần lượt là 95%, 94,33% và 94,33% , thấp hơn tỷ lệ nuôi sống trung bình giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi và giai đoạn 9 - 16 tuần tuổi. Nguyên nhân có thể do giai đoạn đầu khi đàn gà chưa thích nghi với điều kiện môi trường, sức đề kháng cơ thể kém dẫn đến tỷ lệ nuôi sống đạt thấp. Ở các giai đoạn sau do gà đã phát triển hoàn thiện, khẳ năng chống chịu tốt với những thay đổi bên ngoài môi trường nên tỷ lệ sống đạt cao hơn (đều > 98%).

Tính trung bình tỷ lệ nuôi sống từ 01 ngày tuổi đến 16 tuần tuổi của 3 lô thí nghiệm không có sự sai khác (p>0,05). Tỷ lệ này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs. (2001) trên gà Ri (84,5 - 85,9%), Nguyễn Huy Đạt và cs. (2005) trên đàn gà Ri vàng rơm (85,6 - 88,3%). Tỷ lệ nuôi sống đàn gà thương phẩm dòng VP thấp hơn đôi chút so với kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cs. (2004) trên đàn Sasso (93 – 95%).

4.2.2. Khối lượng cơ thể

Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì thời gian nuôi càng ngắn, đồng thời giảm được chi phí thức ăn, gà thương phẩm cho ăn tự do. Khối lượng cơ thể của các đàn gà thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.9 và đồ thị 4.3.

Bảng 4.9. Khối lượng cơ thể gà thương phẩm qua các tuần tuổi n = 90; Đơn vị tính: gam Tuần tuổi TN1 TN2 TN3 Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 0 38,13 ± 0,29 1,32 38,93 ± 0,27 1,21 38,43 ± 0,49 2,21 1 104,61 ± 2,18 3,61 104,02 ± 1,41 2,35 102,39 ± 0,59 1,01 2 177,82 ± 2,93 2,85 183,56 ± 5,87 5,53 186,94 ± 0,56 0,52 3 275,14 ± 2,98 1,87 289,00 ± 7,98 4,78 290,94 ± 2,29 1,36 4 387,56 ± 5,46 2,44 413,90 ± 10,50 4,40 406,56 ± 8,27 3,52 5 513,40b ± 3,73 1,26 538,22ab ± 4,14 1,33 550,10a ± 10,60 3,34 6 654,08b ± 3,07 0,81 679,45ab ± 4,63 1,18 704,80a ± 15,60 3,84 7 809,24b ± 3,37 0,72 836,89ab ± 6,86 1,42 865,11a ± 9,78 1,96 8 968,87b ± 6,95 1,24 999,11ab ± 1,06 0,18 1028,90a ± 10,10 1,70 9 1139,9c ± 3,22 0,49 1173,00b ± 6,35 0,94 1204,90a ± 3,96 0,57 10 1298,10b ± 2,89 0,39 1340,30a ± 10,20 1,32 1371,90a ± 7,10 0,90 11 1438,50c ± 10,1 1,22 1490,10b ± 1,15 0,13 1524,80a ± 6,80 0,77 12 1568,70c ± 5,70 0,63 1626,00b ± 2,31 0,25 1661,30a ± 1,86 0,19 13 1687,50c ± 6,71 0,69 1744,00b ± 2,65 0,26 1789,10a ± 13,40 1,30 14 1795,20c ± 7,75 0,75 1854,90b ± 5,27 0,49 1902,70a ± 12,70 1,15 15 1886,10c ± 7,89 0,72 1946,10b ± 4,26 0,38 1996,30a ± 2,33 0,20 16 1957,70b ± 15,5 1,37 2027,60ab ± 31,00 2,65 2080,60a ± 7,23 0,60

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả bảng 4.9 cho thấy, khối lượng gà 01 ngày tuổi ở 3 lô thí nghiệm là tương đương nhau. Khối lượng trung bình gà 01 ngày tuổi trong thí nghiệm 1 là: 38,13 (gam), thí nghiệm 2: 38,93 (gam) và thí nghiệm 3 là: 38,43 (gam). Kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs. (2001) trên gà Ri có khối lượng cơ thể lúc 01 ngày tuổi từ 29,5 - 29,8 gam; Nguyễn Huy Đạt và cs. (2005) trên gà Ri vàng rơm (29,0 - 29,5 gam) thì khối lượng của gà dòng VP 34 cao hơn; tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs. (2005) chọn tạo hai dòng TĐ3, TĐ4 khối lượng cơ thể gà Sasso lúc 01 ngày tuổi trong khoảng 37,7 - 40,2 (gam).

Giai đoạn từ 01 ngày tuổi - 16 tuần tuổi gà có khối lượng tăng đều qua các tuần phù hợp với quy luật phát triển chung của gia cầm. Tuy nhiên với mỗi khẩu phần ăn sự tăng khối lượng trung bình của gà có sự sai khác ở một số giai đoạn cụ thể:

Tăng khối lượng cơ thể gà trung bình từ 01 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi ở cả 3 khẩu phần thí nghiệm là tương đương nhau (p>0,05).

Bước sang tuần thứ 5 và thứ 6 tăng khối lượng cơ thể ở 3 khẩu phần thí nghiệm đã có sự sai khác. Khẩu phần ở thí nghiệm 3 tăng khối lượng cơ thể cao hơn 2 khẩu ở 2 lô còn lại (P<0,05). Điều này có thể giải thích do bắt đầu từ tuần thứ 5 có sự điều chỉnh mức protein trong khẩu phần ăn. Khẩu phần thí nghiệm 3 trong giai đoạn này có mức protein cao nhất (18%), khẩu phần 2 mức protein: 17% và khẩu phần 1thấp nhất là 16%.

Sang tuần thứ 9 khi thay đổi mức protein trong khẩu phần ăn, sự sai khác về tăng khối lượng cơ thể được lặp lại. Lô thí nghiệm 3 có khối lượng cơ thể:1204,90 (gam) cao nhất, sau đến thí nghiệm 2 có khối lượng cơ thể là: 1173,00 (gam) và thấp nhất là thí nghiệm 1 có khối lượng cơ thể trung bình là: 1139,90(gam) với mức ý nghĩa (p<0,05).

Ở tuần thứ 12 khi so sánh khối lượng cơ thể gà trong các lô thí nghiệm với kết quả của Nguyễn Đăng Vang và cs. (1999) công bố, gà lai Đông Tảo x Tam Hoàng có khối lượng đạt 1683,95 - 1646,8 g ở 12 tuần tuổi thì kết quả thu được của chúng tôi thấp hơn.

Kết thúc giai đoạn theo dõi gà thương phẩm (16 tuần tuổi), gà ở lô thí nghiệm 3 có khối lượng tăng trung bình là 2080,60 (gam) cao hơn khối lượng trung bình trong thí nghiệm 1 là: 1957,70 (gam) với (p < 0,05). Khối lượng trung bình của gà trong thí nghiệm 2 là: 2027,60 (gam).

Dựa vào đồ thị ta thấy tại thời điểm 1 ngày tuổi (0 tuần tuổi), đường biểu diễn khối lượng cơ thể gà của các lô thí nghiệm nằm sát nhau, gần như trùng khít, điều đó chứng tỏ tại thời điểm này không có sự khác nhau về khối lượng gà giữa các lô thí nghiệm. Sau đó, tại tất cả các thời điểm khảo sát đường biểu diễn khối lượng cơ thể gà của các lô đều có xu hướng tách xa nhau và khoảng cách giữa các đường xa nhau nhất ở 16 tuần tuổi. Điều này chứng tỏ có sự khác nhau về khối lượng cơ thể gà giữa các lô thí nghiệm.

Đồ thị 4.3. Khối lượng cơ thể gà thương phẩm qua các tuần tuổi

Tại các thời điểm khảo sát, đường biểu diễn khối lượng gà ở lô thí nghiệm 3 luôn nằm phía trên đường biểu diễn khối lượng gà của các lô còn lại, chứng tỏ khối lượng gà của lô TN3 luôn cao nhất ở các tuần tuổi theo dõi. Đường biểu diễn khối lượng gà của lô thí nghiệm 1 luôn nằm ở vị trí thấp nhất, dưới đường biểu diễn khối lượng gà của lô TN2 và lô TN3.

Từ kết quả thu được, chúng tôi có nhận xét:

Tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tăng khối lượng cơ thể của gà. Thí nghiệm 3 có mức protein ở các giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi, 5 – 8 tuần tuổi và 9 – 16 tuần tuổi lần lượt là 20%, 18% và 17 % trong khẩu phần ăn cho khối lượng trung bình cơ thể gà cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 56 - 61)