Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 28)

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng gia cầm nhất là các nghiên cứu về nhu cầu năng lượng và protein cho gà sinh sản. Khi nghiên cứu xác định mức ăn phù hợp cho gà giống trứng Leghorn thuần BXV và BVY đã được nuôi ở Việt Nam đến đời thứ 9 Vũ Đài và Bùi Hương Hòa (1988) đã cho thấy rằng một gà mái Leghorn dòng thuần chỉ tiêu thụ hết 75 - 83% lượng thức ăn so với định mức cũ (hoặc 1827 - 2047g) ở giai đoạn 1 đến 63 ngày tuổi; 83 - 86% (hoặc 3783 - 3924g) ở giai đoạn 64 đến 133 ngày tuổi và 95 - 96% (hoặc 19172-19376g) giai đoạn 134-308 ngày tuổi. Khi giảm mức ăn cho một gà mái trong kỳ so với định mức cũ đã không làm giảm định mức kinh tế của các chỉ tiêu: Tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ chọn giống, sản lượng và chất lượng trứng giống.

Khi nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho gà giống hướng thịt, Nguyễn Tất Thắng và cs. (1994) đã tiến hành nghiên cứu trên 1200 gà mái đẻ V35 về ảnh hưởng của các mức protein khác nhau đến sức sản xuất của gà giống thịt cho thấy rằng khẩu phần 14% protein không làm giảm đáng kể tỷ lệ đẻ nhưng giảm chi phí thức ăn cho 1 gà con sản xuất ra. Nguyễn Nghi và cs. (1994) đã tiến hành nghiên cứu từ lúc 1 ngày tuổi đến 61 tuần tuổi, trên gà sinh sản hướng thịt Hybro HV85 về ảnh hưởng của các mức ăn hạn chế khác nhau ở giai đoạn nuôi hậu bị đến năng suất trứng của gà giống hướng thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng chế độ giảm mức ăn trong giai đoạn từ 6-12 tuần tuổi đã tiết kiệm được 10-12% lượng thức ăn ăn vào và nâng sản lượng trứng từ 10-15 quả/mái. Bùi Quang Tiến và cs. (1995) đã tiến hành thí nghiệm xác định mức ăn hạn chế và mức protein và năng lượng tối ưu trong khẩu phần cho gà sinh sản giống thịt Ross 208 và Hybro HV85. Kết quả thí nghiệm các tác giả đã khuyến cáo sử dụng khẩu phần chứa 18 - 14 - 17% protein thô và 3000 - 2750 - 2750 kcal ME/kg cho các giai đoạn gà con, hậu bị và gà đẻ.

Với gà đẻ trứng thương phẩm cũng có một số nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Lâm Minh Thuận và cs. (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein và năng lượng đến năng suất và phẩm chất trứng của gà ISA - Brown và Leghorn trong mùa khô. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên đàn gà ISA - Brown và Leghorn từ 22 tuần tuổi được bố trí gồm 2 yếu tố ( 3x 3) với 3 mức protein thô là 18, 19 và 20% và 3 mức năng lượng 2700, 2800 và 2900

kcal ME/kg. Kết quả thí nghiệm cho thấy với gà Isa - Brown mức năng lượng thích hợp là 2800 kcal ME/kg và mức protein thích hợp là 18%; trong khi đó với gà Leghorn mức năng lựơng thích hợp là 2800 kcal ME/kg và protein thích hợp là 19%. Nguyễn Thị Hoa Lý và cs. (1996) nghiên cứu bổ sung L.lysine cho gà đẻ trứng thương phẩm giống Brown nick. Các tác giả đã đi đến kết luận bổ sung 0,15% L.lysine trong khẩu phần cho gà đẻ mang lại kết quả tốt.

Lã Văn Kính và cs. (1997) đã tiến hành nghiên cứu trên 2970 gà đẻ trứng Hy-line thương phẩm với 3 mức protein thô 18, 17 và 16% và cân bằng axít amin thiết yếu (lysine, methionine + cystine) để giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng với việc cân bằng axít amin, khẩu phần thích hợp cho gà đẻ trứng thương phẩm với 17% protein thô, 0,95% lysine, 0,82% methionine + cystine cho tỷ lệ để tốt nhất. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) thì nhu cầu protein hàng ngày cho một gà mái Leghorn trong các giai đoạn sinh sản như sau: Giai đoạn 1 là 102g/ngày, giai đoạn 2 là 9,1g/ngày, Giai đoạn 3 là 8,4 g/ngày.

Nguyễn Quý Khiêm và cs. (2001) đã nghiên cứu mức protein và năng lượng thích hợp cho gà Tam Hoàng, kết quả thí nghiệm cho thấy gà Tam Hoàng có tỷ lệ ấp nở tốt nhất ở khẩu phần ăn có 17,5% protein và năng lượng trao đổi là 2750 kcal/kg thức ăn. Lâm Minh Thuận và cs. (2002) đã nghiên cứu xác định nhu cầu protein và năng lượng thích hợp trong thức ăn cho gà Tàu vàng trong giai đoạn đẻ trứng. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 1068 gà Tàu vàng đẻ trứng, chia làm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 trên 540 con từ 25 tuần tuổi đựơc bố trí theo 2 yếu tố (3 x 3) gồm 3 mức năng lượng là 3000; 3100 và 3200 kcal ME/kg và 3 mức protein thô là 14; 15 và 16%. Thí nghiệm 2 tiến hành trên 528 con từ 42 tuần tuổi được bố trí theo 2 yếu tố (2 x 4) với 2 mức protein thô là 14 và 15%, ở mỗi mức protein hoặc bổ sung 0,1% lysine hoặc bổ sung 0,05% methionine hoặc bổ sung cả 2 axit amin với tỷ lệ 0,1% lysine và 0,05% methionine và so với lô đối chứng không bổ sung. Kết quả thí nghiệm cho thấy khẩu phần thích hợp cho gà Tàu vàng đẻ trứng chứa 16% protein thô, 3200 kcal ME/kg, nhưng giai đoạn sau 45 tuần tuổi thì mức năng lượng 3000 kcal ME/kg sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, khi có bổ sung 0,1% lysine và 0,05% methionine vào khẩu phần 14% protein thô đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu chi phí thức ăn trong chăn nuôi gia đình, Lê Đức

Ngoan (2003) đã tiến hành nghiên cứu bổ sung đầu tôm vào khẩu phần gà Lương Phượng để hạ giá thành chăn nuôi. Kết quả thí nghiệm trên 90 gà mái Lương Phượng đẻ trứng đã cho thấy rằng bổ sung đầu tôm ở mức 10% vật chất khô đã không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng giống, nhưng chi phí thức ăn được cải thiện đáng kể.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm Liên Ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi – Viện chăn nuôi.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian tiến hành từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.

3.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Đặc điểm gà VP: Gà VP3 là tổ hợp lai tạo ra từ bốn giống Hubbard Redbro, Sasso, Lương Phượng và gà Ri; Gà VP4 là tổ hợp lai tạo từ 3 giống Dominant, Ri và Lương Phượng. Gà thương phẩm VP34 được lai tạo từ gà trống VP3 và gà mái VP4.

Gà VP3 01 ngày tuổi Gà VP3 20 tuần tuổi

Gà VP34 01 ngày tuổi Gà VP34 nuôi thịt

Đề tài nghiên cứu trên gà bố mẹ và gà thương phẩm cụ thể như sau: Gà bố mẹ VP4:

Giai đoạn từ 0 - 8 tuần tuổi; Giai đoạn từ 9 - 20 tuần tuổi; Giai đoạn từ 21 - 38 tuần tuổi Gà thương phẩm VP34:

Giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi; Giai đoạn từ 5 - 8 tuần tuổi; Giai đoạn từ 9 - 15 tuần tuổi.

Nguyên liệu thức ăn sử dụng để phối hợp khẩu phần thí nghiệm bao gồm: Ngô, cám gạo, đậu tương, thức ăn đậm đặc C25, C21, C200 do công ty cổ phần Việt Pháp Proconco sản xuất .Trong đó C25 là thức ăn đậm đặc cho gà hậu bị; C200: thức ăn đậm đặc cho gà thịt; C21: thức ăn đậm đặc cho gà đẻ.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Xác định mức protein thích hợp trên gà giống bố mẹ

* Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ nuôi sống

- Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi - Thu nhận thức ăn qua các tuần tuổi - Hiệu quả sử dụng thức ăn

- Năng suất trứng - Chất lượng trứng

3.4.2. Xác định mức proein thích hợp trên gà thương phẩm

* Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ nuôi sống

- Tăng khối lượng cơ thể - Sinh trưởng tuyệt đối - Sinh trưởng tương đối - Lượng thức ăn thu nhận - Hiệu quả sử dụng thức ăn

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Trên đàn gà bố mẹ: Được bố trí theo phương pháp thí nghiệm 1 nhân tố ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) (Nguyễn Văn Đức, 2002) với 3 mức Protein khác nhau ở mỗi giai đoạn. Số gà trong mỗi lô thí nghiệm là 100 con. Tương ứng với nó là 3 khẩu phần ăn thí nghiệm cần khảo sát là khẩu phần I (TN1), khẩu phần II (TN2), khẩu phần III (TN3). Mỗi khẩu phần chia làm 3 lô thí nghiệm nuôi riêng biệt để lặp lại.

Chọn 900 con gà mái dòng VP4 từ lúc bắt đầu nở. Gà đã chọn được chia ngẫu nhiên vào 9 ô, mỗi ô 100 con để tiến hành thí nghiệm với 3 khẩu phần ăn có 3 mức protein khác nhau. Đàn gà được nuôi theo phương thức công nghiệp trên nền chuồng thông thoáng tự nhiên, có chất độn. Các ô gà thí nghiệm đảm bảo sự đồng đều về giống, độ tuổi, chế độ chăm sóc, quy trình vệ sinh phòng bệnh (theo quy trình chăn nuôi của Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi). Mỗi khẩu phần thí nghiệm được bố trí trên 3 ô gà mái thí nghiệm. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên gà bố mẹ được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên gà bố mẹ (VP4)

Giai đoạn Sơ đồ thí nghiệm

0 - 8 TT

Thí nghiệm 1 (CP 18%; với lô 1 = lô 2 = lô3 = 100)

Thí nghiệm 2 (CP 19%; với lô 1 = lô 2 = lô3 = 100)

Thí nghiệm 3 (CP 20%; với lô 1 = lô 2 = lô3 = 100) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3

Chế độ ăn Tự do Tự do Tự do

9 - 20 TT CP 14% CP 15% CP 16%

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3

Chế độ ăn Hạn chế Hạn chế Hạn chế

21 - 38TT CP 18% CP 19% CP 20%

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Chế độ ăn Theo tuổi + tỷ lệ đẻ Theo tuổi + tỷ lệ đẻ Theo tuổi + tỷ lệ đẻ

( TT: tuần tuổi).

Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên gà thương phẩm (VP34)

Giai đoạn Sơ đồ thí nghiệm

0 - 4 TT Thí nghiệm 1 (CP:18%; với lô 1 = lô 2 = lô3 = 100)

Thí nghiệm 2 (CP:19%; với lô 1 = lô 2 = lô3 = 100)

Thí nghiệm 3 (CP:20%; với lô 1 = lô 2 = lô3 = 100) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3

Chế độ ăn Tự do Tự do Tự do

5 – 8 TT CP: 16% CP: 17% CP: 18%

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3

Chế độ ăn Tự do Tự do Tự do

9 – 16 TT CP: 15% CP: 16% CP: 17%

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3

Chế độ ăn Tự do Tự do Tự do

(TT: tuần tuổi).

Gà thí nghiệm được lai tạo từ gà trống VP3 với gà mái VP4 tạo ra con lai VP34.

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp thí nghiệm 1 nhân tố ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) (Nguyễn Văn Đức, 2002) với 3 mức và protein khác nhau ở mỗi giai đoạn. Số lượng gà trong 1 lô thí nghiệm là 100 con. Thí nghiệm được bố trí làm 3 lô khác nhau để theo dõi nhằm xác định mức protein phù hợp đối với gà thương phẩm.

Các lô thí nghiệm đảm bảo độ đồng đều về giống, quy trình chăm sóc, vệ sinh thú y và phòng bệnh. Theo dõi khối lượng cơ thể để đánh giá ảnh hưởng của 3 mức protein khác nhau lên tăng trọng của gà và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng theo tuần để đánh giá khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt.

Trên gà bố mẹ giai đoạn 21- 38 tuần tuổi theo dõi năng suất và chất lượng trứng.

3.5.2. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Để tiến hành lập công thức thức ăn thí nghiệm chúng tôi đã lấy mẫu phân tích thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn tại Viện chăn nuôi. Kết quả được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu ME (Kcal/kg) CP (%) Xơ (%) Ca (%) P th (%) Ngô vàng 3330 8,1 2,1 0,35 0,25 Thóc 2680 7,4 10,36 0,32 0,26 Đậu tương 3296 37,02 6,39 0,29 0,56 Đậm đặc C25 2150 39 7 4 1,5 Đậm đặc C21 2000 33 7 10 1,5 Đậm đặc C200 2500 45 7 4 1

Trên cơ sở kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng các nguyên liệu thức ăn chúng tôi tiến hành xây dựng các công thức thức ăn thí nghiệm trên phần mềm Excel 2010. Sau khi phối trộn khẩu phần, lấy mẫu của từng khẩu phần thí nghiệm phân tích lại các chỉ tiêu dinh dưỡng trong khẩu phần nhằm đảm bảo tính chính xác của yếu tố thí nghiệm.

Bảng 3.4. Công thức thức ăn cho gà bố mẹ VP4

ĐVT: %

Nguyên liệu Giai đoạn 0 – 8 TT Giai đoạn 9 – 20TT Giai đoạn 21 – 38 TT TN1 TN 2 TN 3 TN 1 TN 2 TN 3 TN 1 TN 2 TN 3 Ngô 66 63 57 35 38 45 59 55,5 52 Thóc 3,5 3 5,5 43 37 26 3 3 3 Đậu tương 0 4 9 0 0 0 0 3,5 7 Trấu 0 0 0 2 2 3 0 0 0 TĂĐĐ 30,5 30 28,5 20 23 26 38 38 38 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Bảng 3.5. Công thức thức ăn cho gà thương phẩm VP34

ĐVT: %

Nguyên liệu Giai đoạn 0 – 4TT Giai đoạn 5 – 8TT Giai đoạn 9 – 16 TT TN1 TN 2 TN 3 TN 1 TN 2 TN 3 TN 1 TN 2 TN 3 Ngô 27 28,5 28,5 40,5 42 42 40 40,5 42 Thóc 43 39 36 38 34 31,5 41 38 34 C200 30 32,5 35,5 21,5 24 26,5 19 21,5 24 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 ( C 200: Thức ăn đậm đặc cho gà)

Bảng 3.6. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm cho gà bố mẹ Giai đoạn Chỉ tiêu 0 - 8 TT 9 - 20 TT 21 - 38 TT TN 1 TN 2 TN 3 TN 1 TN 2 TN 3 TN 1 TN 2 TN 3 ME (kcal/kg) 2947 2949 2949 2747 2750 2751 2799 2798 2797 Protein (%) 18,01 19 20 14 15 16,02 18 18,98 19,97 Xơ (%) 4,28 4,37 4,68 7,61 7,27 6,90 4,56 4,69 4,82 Ca (%) 1,37 1,35 1,30 0,97 1,08 1,19 3,93 3,93 3,94 P (%) 0,51 0,51 0,52 0,42 0,44 0,46 1,32 1,33 1,34

Bảng 3.7. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm cho gà thương phẩm Giai đoạn Chỉ tiêu 0 - 4 TT 5 - 8 TT 9 - 16 TT TN 1 TN 2 TN 3 TN 1 TN 2 TN 3 TN 1 TN 2 TN 3 ME (kcal/kg) 2801 2803 2803 2903 2901 2902 2901 2903 2901 Protein (%) 18,97 20,03 21,00 16,00 17,04 18,00 15,02 16,00 17,04 Xơ (%) 7,26 7,13 7,04 6,54 6,38 6,29 6,71 6,54 6,38 Ca (%) 1,35 1,44 1,56 1,03 1,12 1,22 0,93 1,03 1,12 P (%) 0,85 0,90 0,96 0,69 0,74 0,79 0,64 0,69 0,74

3.5.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.5.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi trên gà bố mẹ 3.5.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi trên gà bố mẹ

- Tỷ lệ nuôi sống:

Hàng ngày theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ về số gà ốm, chết và loại thải. Cuối tuần cộng dồn và tính tỷ lệ nuôi sống qua từng tuần. Tỷ lệ nuôi sống được tính bằng số con sống đến cuối kỳ/ tổng số con đầu kỳ. Cuối mỗi tuần theo dõi, thống kê tổng số gia cầm chết trong mỗi lô thí nghiệm để xác định số con còn sống theo công thức:

Số gia cầm sống đến cuối kỳ = Số gia cầm đầu kỳ - Số gia cầm chết. Có thể tính tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi và theo từng giai đoạn.

TLNS (%) =

Số con còn sống đến cuối kỳ (con)

x 100 Số con đầu kỳ (con)

- Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi:

Cân gà con 01 ngày tuổi bằng cân có độ chính xác ± 0,1g (cân Roges Vel), lúc gà nở đã khô lông. Cân gà vào 1 ngày cố định trong tuần. Gà được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, chỉ cho uống nước nhằm xác định khối lượng cơ thể từng cá thể qua các tuần tuổi. Từ tuần 1- 8 tuần tuổi cân có độ chính xác ± 0,5g

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 28)