Tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 49 - 51)

n = 3; đơn vị tính: %

Tuần tuổi

TN1 TN2 TN3

n Mean ± SE Cv (%) n Mean ± SE Cv (%) n Mean ± SE Cv (%)

21 264 3,35 ± 0,25 13,31 270 3,70 ± 0,17 8,03 269 3,62 ± 0,49 23,6 22 262 8,63b ± 0,51 10,31 270 9,94ab ± 0,42 7,42 268 10,86a ± 0,54 8,63 23 261 27,32 ± 0,91 5,77 270 28,58 ± 0,55 3,34 268 27,66 ± 0,41 2,59 24 261 41,94 ± 1,45 6,00 268 43,93 ± 1,10 4,33 267 44,80 ± 0,64 2,49 25 261 59,07b ± 0,81 2,37 268 64,29ab ± 0,40 1,10 267 66,28a ± 1,90 4,97 26 261 66,17b ± 0,81 2,14 267 77,89a ± 2,18 4,84 266 80,76a ± 0,91 1,96 27 261 69,93b ± 1,51 3,75 266 83,18a ± 1,64 3,41 265 83,75a ± 1,42 2,94 28 260 76,30b ± 1,30 2,96 265 82,79a ± 0,21 0,45 265 82,75a ± 1,94 4,05 29 259 74,24b ± 1,86 4,34 265 78,38ab ± 0,18 0,42 265 82,93a ± 0,62 1,31 30 258 73,05c ± 1,03 2,44 264 77,75b ± 0,17 0,40 265 81,03a ± 0,38 0,81 31 258 72,33b ± 0,64 1,54 264 77,06a ± 0,20 0,45 265 77,68a ± 0,75 1,69 32 258 71,32b ± 0,64 1,56 264 74,79ab ± 0,89 2,08 264 77,89a ± 1,03 2,28 33 258 69,58b ± 1,59 3,97 264 73,13ab ± 1,28 3,04 264 77,35a ± 0,97 2,19 34 257 66,10 ± 2,29 6,01 263 71,45 ± 2,80 6,78 264 75,14 ± 1,47 3,39 35 255 65,01b ± 1,56 4,15 263 68,70ab ± 1,66 4,18 264 73,23a ± 1,11 2,62 36 255 64,28 ± 1,33 3,58 263 66,73 ± 1,50 3,89 263 68,74 ± 2,35 5,93 37 255 60,23 ± 0,87 2,50 263 65,27 ± 2,01 5,33 263 66,77 ± 1,94 5,03 38 254 58,62b ± 1,08 3,20 263 62,75ab ± 0,80 2,22 263 64,48a ± 1,69 4,54 TB 57,08b 61,68a 63,65a

Ở 21 tuần tuổi, gà bắt đầu đẻ nên đạt tỷ lệ thấp. Gà ở thí nghiệm 1 đạt 3,35% thấp hơn so với thí nghiệm 3: 3,62%. Tỷ lệ đẻ này ở lô thí nghiệm 2 là 3,70% . Sau đó tỷ lệ đẻ tăng dần đều và đạt đỉnh cao. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà ở lô thí nghiệm 1 đạt 76,30 % ở tuần thứ 28, thấp hơn so với tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà ở lô thí nghiệm 3 là 83,75% ở tuần thứ 27, trong khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao trong lô thí nghiệm 2 là 83,18% ở tuần thứ 27. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà ở TN 2 và TN 3 không thấy có sự sai khác.

Tính trung bình tỷ lệ đẻ của gà giai đoạn từ 21 - 38 tuần tuổi ở lô thí nghiệm 1 là 57,08%, thấp hơn thí nghiệm 3 là 63,65% và thí nghiệm 2: 61,68%. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức (p <0,05). Sự sai khác về tỷ lệ đẻ này của gà ở lô TN 2 và TN 3 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Như vậy với các mức protein (20% - 16% - 20%) ở thí nghiệm 3 và mức protein (19% - 15% - 19%) ở thí nghiệm 2 tương ứng với các giai đoạn tuổi khác nhau thì đàn gà thí nghiệm có tỷ lệ đẻ cao hơn các mức protein (18% - 14% - 18%) ở thí nghiệm 1. Trong giai đoạn đẻ trứng mức protein thích hợp nhất là 20. Điều này được làm rõ hơn ở đồ thị 4.2: Qua đồ thị này ta thấy đường biểu diễn tỷ lệ đẻ của gà ở thí nghiệm 3 có mức protein trong khẩu phần ăn cao hơn luôn có xu hướng nằm trên đường biểu diễn tỷ lệ đẻ của gà ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 có mức protein trong khẩu phần ăn thấp hơn.

4.1.5. Năng suất trứng

Về thực chất năng suất trứng là con số cụ thể của tỷ lệ đẻ cùng thời điểm hoặc giai đoạn theo dõi. Theo Nguyễn Thị Mai và cs. (2009) thì hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng thấp (h2 = 0,2 - 0,3), vì vậy chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.

Năng suất trứng của gà thí nghiệm được thể hiện qua các tỷ lệ đẻ bình quân của các tuần tuổi và thời gian kéo dài tỷ lệ đẻ đỉnh cao của đàn gà. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao càng dài thì năng suất trứng của đàn gà càng cao và ngược lại. Năng suất trứng của gà khi sử dụng các khẩu phần ăn thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)