Thử nghiệm phòng trừ bệnh thối hạch cây bắp cải (Sclerotinia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân sinh khối nấm trichoderma SP và ứng dụng phòng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại hà nội và lào cai (Trang 71 - 75)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÁO LUẬN

4.7. THỬ NGHIỆM PHÒNG TRỪ BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani)

4.7.2. Thử nghiệm phòng trừ bệnh thối hạch cây bắp cải (Sclerotinia

sclerotiorum) tại Lào Cai và Hà Nội bằng chế phẩm nấm Trichoderma

Bảng 4.17. Thử nghiệm phòng trừ bệnh thối hạch bắp cải tại Gia Phú - Bảo Thắng - Lào Cai vụ thu đông 2016

Công thức (CT) 05/10 15/10 25/10 05/11 15/11 Ngày điều tra/Tỷ lệ bệnh HLPT (%)

Xử lý đất bằng chế phẩm

T.asperellum (0,5kg/100m2) trước khi trồng 2 ngày bằng cách hòa nước tưới

- - 3,3 6,7 6,7 49,6 Xử lý đất bằng chế phẩm

T.asperellum trộn với phân gà hoai mục trước khi trồng (0,5kg chế phẩm + 50 kg phân/100m2) - - - 3,3 3,3 75,1 Xử lý đất trước khi trồng (bón lót) bằng chế phẩm T.asperellum + phân Lục thần nông (0,5kg chế phẩm + 50 kg phân/100m2) - - - 3,3 3,3 75,1 Xử lý đất bằng chế phẩm T.asperellum (0,5kg/100m2) theo phương pháp tưới gốc - - 3,3 3,3 6,7 49,6 Đối chứng: (Không xử lý) - - 6,7 13,3 13,3 -

Ghi chú: Mỗi công thức có diện tích 100 m2; HLPT: Hiệu lực phòng trừ

Mỗi công thức điều tra 5 điểm, mỗi điểm 6 cây (tổng 30 cây/công thức)

Bệnh thối hạch bắp cải do nấm S. sclerotiorum, đây là loài nấm có nguồn gốc trong đất lan truyền chủ yếu từ vụ này sang vụ khác bằng hạch nấm. Hiện tại, các biện pháp phòng trừ bệnh cho hiệu quả cao là luân canh với cây trồng khác họ, ngâm nước ruộng khoảng một tháng hoặc luân caanh với cây lúa nước. Tuy nhiên, đối với các khu trồng độc canh cây ràu mầu như cây cải bắp thì việc luân canh với các cây trồng khác là khó thực hiện. Những nghiên cứu thử nghiệm cũng như ứng dụng về phòng trừ bệnh này ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là sử dụng các chế phẩm chứa nấm đối kháng như nấm Trichoderma harzianum. Trong nghiên cứu này đã phân lập được loài nấm Trichoderma asperellum và cho hiệu quả ức chế cao nấm S. sclerotiorum trong điều kiện in vitro. Vì vậy,

T. asperellum và sử dụng trong nghiên cứu này để phòng trừ bệnh thối hạch bắp cải tại Lào Cai và Hà Nội (bảng 4.17; 4.18).

a) b)

c) d)

Hình 4.19. Bố trí thí nghiệm phòng trừ tại Bảo Thắng – Lào Cai. a) Bón chế phẩm Trichoderma vào đất trước khi trồng 2 ngày, b) xử lý đất bằng chế phẩm Trichoderma vào đất trước khi trồng 2 ngày, b) xử lý đất bằng chế

phẩm Trichoderma và phân gà hoai mục, c) Xứ lý đất bằng chế phẩm

Trichoderma tưới vào gốc và d) Phối trộn Trichoderma với phân bón lục thần nông và bón vào đất trước khi trồng

Kết quả bảng 4.17 cho thấy, chế phẩm nấm T. asperellum có khả năng phòng trừ bệnh thối hạch bắp cải tốt trên đồng ruộng. Khi phối trộn chế phẩm Trichoderma với phân gà hoai mục hoặc công thức phối trộn phân Lục thần nông với chế phẩm Trichoderma cho hiệu quả phòng trừ cao. Hiệu lực đạt 75,1%,

trong khi đó ở công thức đối chứng tỷ lệ bệnh là 13,3%. Năng suất thực thu của cải bắp tăng 10-15% (số liệu không trình bày).

Ngoài ra, thử nghiệm mô hình phòng trừ bệnh thối hạch bắp cải cũng được tiến hành tại Văn Đức, Gia Lâm - Hà Nội. Kết quả được trình bày ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Thử nghiệm phòng trừ bệnh thối hạch bắp cải tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân 2017

Công

thức Phương pháp

Ngày điều tra/Tỷ lệ bệnh HLPT (%) 08/2 18/2 28/2 8/03 18/3

1 Xử lý đất bằng chế phẩm

T.asperellum (0,5 kg/100m2) trước khi trồng 2 ngày bằng cách hòa nước tưới

- - 6,7 16,6 20,0 53,8 2 Xử lý đất bằng chế phẩm

T.asperellum trộn với phân gà hoai mục trước khi trồng (0,5kg chế phẩm + 50 kg phân/100m2) - - - 6,7 16,6 61,6 3 Xử lý đất trước khi trồng (bón lót) bằng chế phẩm T.asperellum + phân Lục thần nông (0,5kg chế phẩm + 50 kg phân/100m2) - - - 6,7 13,3 69,2 4 Xử lý đất bằng chế phẩm T.asperellum (0,5 kg/100m2) theo phương pháp tưới gốc - - 6,7 13,3 20,0 53,8 5 Đối chứng (Không xử lý) - - 13,3 30,0 43,3 -

Ghi chú: Mỗi công thức có diện tích 100 m2

HLPT: Hiệu lực phòng trừ

Mỗi công thức điều tra 5 điểm, mỗi điểm 6 cây (tổng 30 cây/công thức)

Kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng hiệu quả phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp ở Gia Lâm của chế phẩm T. asperellum có hiệu quả cao nhất khi được trộn với phân gà hoai mục hoặc phân Lục thần nông (Gọi chung là phân hữu cơ). Kết quả này tương tự với kết quả mô hình phòng trừ bệnh ở Lào Cai. Như vậy, hiệu quả phòng trừ bệnh của chế phẩm Trichoderma sẽ tăng khi phối trộn với phân bón hữu cơ. Nấm Trichoderma có thể phát triển và hình thành nhiều bào tử phân sinh trên cơ chất hoai mục, đang phân hủy, tơi xốp. Như vậy, việc phối trộn với phân bón hữu cơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và sinh sản nhiều bào tử, tăng khả năng ức chế nấm gây bệnh hại cây trồng có nguồn trong đất. Ngoài ra, qua quan sát thấy không những tỷ lệ bệnh giảm mà cây còn sinh trưởng, phát triển tốt, tăng số lượng rễ.

(a) (b)

c) d)

Hình 4.20. Thí nghiệm phòng trừ bệnh thối hạch bắp cải.a) Đối chứng, b) Xử lý đất trước khi trồng (bón lót) bằng chế phẩm T.asperellum + phân

Lục thần nông (0,5kg chế phẩm + 50 kg phân/100m2)

Trong nghiên cứu và thử nghiệm mô hình cũng cho thấy ở các công thức có sử dụng chế phẩm Trichoderma phối trộn với phân bón Lục thần nông hoặc phân gà hoai mục, cây sinh trưởng phát triển tốt, bộ lá xanh và cứng hơn. Vì vậy, năng suất cao hơn ở những công thức không sử dụng chế phẩm. Như vậy, chế phẩm nấm Trichoderma không những bảo vệ, hạn chế cây bắp cải bị nhiễm bệnh mà còn tăng năng suất của cây bắp cải. Hiện nay, việc phòng trừ bệnh bằng biện pháp hóa học là thật sự khó vì nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất, khó kiểm soát. Phòng trừ hóa học sẽ gây ô nhiễm đất. Như vậy, hướng sử dụng chế phẩm vi sinh là cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân sinh khối nấm trichoderma SP và ứng dụng phòng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại hà nội và lào cai (Trang 71 - 75)