PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.4. NGHIÊN CỨU VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT RẠP CÂY CON, LỞ
CỔ RỄ VÀ THỐI NHŨN CẢI BẮP DO NẤM Rhizoctonia solani GÂY RA
Nấm Rhizotonia solani (R.solani) là tác nhân gây bệnh cho cây trồng nhất là các loại rau màu. Đây là loài nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất phổ biến ở hầu hết các vùng trồng trọt trên thế giới. (Janice Y. Uchida,2008). Với phạm vi ký chủ rất rộng, trên 165 loại cây trồng gây ra các bệnh lở cổ rễ, thối thân. Nấm
R. solani thực sự là một loài dịch hại nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng.
Nấm R. solani đã được Decandolle mô tả đầu tiên vào năm 1815, khi đó nó có tên là Rhizoctonia crocorum. Tuy nhiên bệnh chỉ được biết đến vào năm 1858 khi Julius Kuhn nghiên cứu bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây. Nấm R.solani là loài phổ biến và quan trọng nhất của Rhizoctonia (Ceresini, 1999).
Nấm R.solani có thể gây hại ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng phát triển nào của cây trồng. Nó có thể xâm nhập vào hạt giống trước khi gieo trồng, cũng có thể gây hại ở giai đoạn cây con. Nấm R. solani có thể tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng và các ký chủ phụ kể cả cỏ dại. Đặc biệt nấm R.solani có thể sống như một loài nấm hoại sinh nếu đất chứa đầy đủ các chất hữu cơ (Paulo Ceresini, 1999). Khi gặp môi trường và điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập và gây hại cho cây trồng. Nấm R.solani lan truyền qua đất, nước, các dụng cụ canh tác, các bộ phận của cây. Bệnh do nấm R.solani gây hại nặng nghiêm trọng hơn ở những vùng đất ẩm ướt (Creek, 2012).
Theo kết quả nghiên cứu của Anderson (1982) cho biết về bệnh lở cổ rễ như sau: Bệnh chỉ phát hiện trên cây sau khi trồng ra ruộng. Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới xuất hiện nếu quan sát kỹ thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoạch gốc cây. Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoạc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra trơ lại phần lõn gỗ của caay có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết. Khi bệnh nặng phần cuối của rễ đen và trông như một cái lưỡi mác.
Theo Nguyễn Kim Vân (2006) mô tả bệnh thối cải bắp và bệnh do R.solani
gây ra như sau:
Bệnh chết rạp cây con: Cây con có thể bị hại trước hoặc sau khi mọc khỏi mặt đất. Trước khi nảy mầm cây bị hại đỉnh sinh trưởng. Sau khi nảy mầm, nấm gây ra các vết bệnh màu nâu đạm, nâu đỏ hoặc hơi đen ở gốc cây sát mặt đất, phần thân non bị thắt lại, cây trở nên mềm và cây con bị đổ gục, chết.
Triệu chứng bệnh lở cổ rễ: Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất, thối nhũn, bong ra, trơ lại lõi gỗ của cây có màu thâm đen, teo thắt lại, toàn bộ lá ở trên cây sẽ héo dần và chết. Lúc mới bị nhiễm, lá trên cây còn giữ được màu xanh tươi trong vài ngày, sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống, chết lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn. Ở gốc cây triệu chứng có vết lõm màu nâu hoặc hơi nâu đỏ sát mặt đất, vết bệnh có thể lan rộng quanh gốc thân và lan xuống rễ, gốc thân bị lở loét. Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm ta có thể thấy lớp tơ màu trắng bám nơi vết bệnh. Vài ngày sau, trên thân cây và vùng đất xung quanh gốc bị bệnh xuất hiện đốm hạch màu vàng nâu bám xung quanh gốc.
Nguyên nhân gây bệnh: Các bệnh trên do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Hai giai đoạn chủ yếu nhất trong chu kỳ phát triển của nấm là sợi nấm và hạch nấm. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 17 -28oC, PH = 4-7, nấm là loại bán hoại sinh, đa thực, có thể sống trong đất 2-3 năm.
Để phòng trừ bệnh lở cổ rễ, chú ý kỹ khâu làm đất. Cần xử lý đất trước khi gieo trồng khoảng 10 ngày. Đất trồng cần lên luống cao, không sử dụng phân chuồng tươi chưa hoai mục. Tốt nhất là nên ủ phân chuồng với chế phẩm
Trichoderma cho hoai mục trước khi bón lót.
(http://www.hoinuoitrong.com/2016/07/benh-thoi-goc-re-cach-phong-tri- benh-lo-co-re-o-cay-trong.html)
Nhiều nghiên cứu về hiệu lực của các loại thuốc hoá học đối với nấm
R. solani cũng đã được tiến hành. Các thuốc trừ nấm được sử dụng hợp lý như: Methyl thiophanate, Chlorothalonil đều có hiệu quả trong phòng trừ bệnh nấm
R. solani (Janice Y. Uchida, 2008).
Tuy nhiên vấn đề đối với nền nông nghiệp hiện nay là an toàn với môi trường và con người thì việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ các bệnh có nguồn gốc trong đất bằng thuốc hóa học là không khoa học. Vì vậy, con người đã chú trọng nhiều đến việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học để phòng trừ dịch hại cây trồng. Các sản phẩm này có ưu điểm là an toàn với môi trường, vật nuôi và con người, không tạo ra tính kháng và các nòi, chủng mới đồng thời đảm bảo tính cân bằng trong hệ sinh thái trong đó các chế phẩm có chứ nấm đối kháng Trichoderma sp. hiện đang được ứng dụng rộng rãi.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành ở các nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ cũng đã sử dụng các loài sinh vật có ích đặc biệt là các vi sinh vật đối kháng trong đó có loài nấm Trichoderma sp. được đánh giá rất cao.