TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân sinh khối nấm trichoderma SP và ứng dụng phòng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại hà nội và lào cai (Trang 26 - 30)

Ở Việt Nam, việc phòng trừ bệnh hại cây trồng chủ yếu bằng biện pháp hóa học. Đây là một biện pháp gây ô nhiễm môi trường đất, nước…và chi phí cao. Đối với một số bệnh gây hại vùng rễ có nguồn gốc trong đất như bệnh do nấm

Rhizoctonia solani, nấm Sclerotium rolfsii, nấm Fusarium oxysforum, nấm

Pythium debaryanum, gây ra thì hiệu lực phòng trừ bằng biện pháp hóa học ít hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường.… Biện pháp sinh học như sử dụng các vi sinh vạt đối kháng đặc biệt là nấm Trichoderma spp. ở nước ta cũng đã được nghiên cứu từ năm 1996 và đang được ứng dụng nhiều trong những năm gần đây.

Hiện nay, việc nghiên cứu biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh hại cây trồng đã được thực hiện ở nhiều cơ sở và đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 1991-1992, Bộ môn bệnh cây - Viện bảo vệ thực vật đã công bố một số kết quả bước đầu về nấm đối kháng Trichoderma sp. cho thấy hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. ức chế tốt đối với một số loài nấm như: nấm Fusarium sp., nấm R. solani (Bệnh khô vằn lá, bệnh lở cổ rễ), nấm S. rolfsii (héo vàng lạc, héo rũ gốc trắng,…) (Trần Thị Thuần và cs., 1993). Năm 1997, Trần Thị Thuần đưa ra cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma sp. Đối với một số nấm gây hại cây trồng là nhờ cơ chế ký sinh, cơ chế kháng sinh và men, cơ chế cạnh tranh. Trên môi trường nhân tạo nấm T. harzianum có hiệu lực ức chế cao đối với một số nấm gây bệnh như: Hiệu lực ức chế đối với nấm Fusarium sp. Là 76%, nấm R. solani gây bệnh khô vằn lúa là 98%, nấm Aspergillus flavus là 79%. Cùng năm 1996, theo tác giả Trần Thị Thuần, thí nghiệm chậu vại về hiệu lực đối kháng của nấm T. harzianum với nấm S. rolfsii gây bệnh héo vàng cây lạc cho hiệu lực phòng trừ đạt 97%. Năm 1998, tác giả cũng đã đưa ra một số hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. với nấm gây bệnh hại cây trồng.

Tại Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nấm đối kháng T.viride đã được Bộ môn bệnh cây phân lập từ nguồn đất tại Việt Nam và bắt đầu nghiên cứu từ năm 1996, theo Lê Lương Tề và cộng sự thì isolate T.v-96 của nấm T. viride có hoạt tính đối kháng mạnh (ức chế và tiêt diệt) đối với một số nấm đất hại cây trồng như: nấm R. solani, nấm S. rolfsii, nấm F. oxysporum, nấm P. debaryanum gây bệnh lở cỗ rễ, chết cây, chết héo trên rất nhiều loại cây trồng (Họ cà, Họ đậu…) ở nước ta mà rất khó phòng trừ bằng biện pháp hóa học. Tại Phòng nghiên cứu Bệnh cây - trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, chế phẩm sinh học chế tạo từ các isolate vi sinh vật đối kháng như T.v-96 bước đầu đã được thử nghiệm trong điều kiện invitro, invivo, đã có hiệu lực phòng trừ các bệnh hại nói trên, giảm tỷ lệ cây bệnh chết héo do nấm

Fusarium sp., Rhizoctonia sp.

Để có một lượng sinh khối nấm đối kháng trong phòng chống bệnh hại cây trồng, năm 1999, Tác giả Trần Thị Thuần đã đưa ra một số phương pháp sản xuất và sử dụng chế phẩm nấm Trichderma sp. để phòng trừ bệnh hại cây trồng. Các kết quả nghiên cứu nấm đối kháng ở nước ta tuy còn ít nhưng đây cũng là triển vọng mở ra trong tương lai cho nước ta về việc nghiên cứu và sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh hại cây trồng.

Kết quả khảo sát hiệu lực của nấm T. viride với các isolate nấm S. rolfsii

trên môi trường nhân tạo cho thấy khi nấm T. viride có mặt trước nấm gây bệnh thì nấm S. rolfsii không phát triển được và bị tiêu diệt. Hơn nữa, thí nghiệm trong điều kiện chậu vại cho kết quả nấm T. viride có thể phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm S. rolfsii hại cây đậu tương lên tới 94,4% (Đỗ Tấn Dũng, 2006). Các nghiên cứu của Nguyễn Văn Viên và cs. (2012) cũng cho kết quả tương tự.

Trong một số năm trở lại đây, nghiên cứu sử dụng nấm đối kháng để phòng trừ nấm hại cây trồng có nguồn gốc trong đất được nghiên cứu nhiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng nấm ĐR16 trong số 40 chủng nấm Trichoderma sp. được phân lập từ 8 mẫu đất tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị có khả năng ức chế hoàn toàn sự hình thành hạch của nấm S. rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Trần Thị Thu Hà và Phạm Thanh Hòa, 2012).

Theo Phạm Văn Biên (2002) nấm đối kháng T. harianum có khả năng ức chế tiêu diệt được nấm gây bệnh S. rolfsii và một số nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất. Ủ hạch nấm trong 4 tuần rồi rử lại bằng nước cất sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ nảy mần của hạch nấm S. Rolfsii.

Dương Minh và cs. (2005, 2006) đã thu thập và phân lập, tuyển chọn được một số chủng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng cao với nấm bệnh

phytophthora palmivora gây chảy nhựa gốc, thân, cành, nhánh cây sầu riêng. Theo Dương Minh và cs. (2005) năm dòng nấm Trichoderma sp. triển vọng được phân lập từ các vườn trồng quýt ở Vĩnh long, Cần Thơ và Đồng Tháp đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm gây hại F.solani gây bệnh thối rễ trong điều kiện đất trồng có độ pH thấp ( 3,9 – 4,2) ở Đồng bằng song Cửu Long.

Kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo và cs. (2006), khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm T.viride phòng trừ bệnh hẽo rũ gốc mốc trắng trên môi trường PGA và trong điều kiện chậu vại cũng cho thấy nấm đối kháng T. viride có khả năng ức chế cao nấm gây bệnh S. rolfrisii. Kết quả được thể hiện rõ đường kính tản nấm T.viride sau 3 ngày nuôi cấy là 87,8 mm, lớn hơn gấp 1,7 lần so với đường kính tản nấm gây bệnh S. rolfrisii, và sau 4 ngày nuôi cấy thì đường kính tản nấm T.viride (57,8mm) lớn hơn 2,6 lần đường kính tản nấm S. rolfrisii, hiệu lức ức chế đạt 75,2%.

Cũng theo Đỗ Tấn Dũng (2006), khi khảo sát hiệu lực của nấm T.viride đối với các isolate nấm S. rolfrisii trên môi trường nhân tạo thì thấy rằng khi nấm

T.viride có mặt trước nấm gây bệnh thì nấm T.viride có khả năng chiếm chỗ, cạnh tranh, ức chế và tiêu diệt nấm S. rolfrisii và trong điều kiện chậu vại nấm đối kháng T.viride có khả năng sử dụng để phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây trồng cạn mang lại hiệu quả cao, cây lạc (86,5%), cây đậu tương (94,4%). Nguyễn Văn Viên (2009) cho biết khi xử lý giống lạc bằng chế phẩm

T.viride ở các liều lượng khác nhau (5gr,10gr,15gr,20gr) trước khi gieo ngoài đồng ruộng cho kết quả khi trộn 20gr T.viride/30ml nước/1kg hạt cho hiệu quả phòng trừ cao nhất(69,84% với nấm R.solani, đạt 62,17% với nấm S. rolfrisii và đạt 60,01% với nấm A.niger).

Để đáp ứng nhu cầu cho việc phòng trừ nấm bệnh hại kết hợp với cung cấp một nguồn dinh dưỡng để cây trồng sinh trưởng phát triển thì việc nghiên cứu phối trộn chế phẩm nấm Trichoderma sp. với một loại phân bón hữu cơ là rất quan trọng.

Theo Nguyễn Văn Nam (2011) thì một số chủng nấm Trichoderma phân lập tại Tây Nguyên có khả năng đối kháng với một số nấm gây bệnh hại cây trồng như nấm F.oxysporum, R.solani và Phytophthora, phân giả lân, chất hữu cơ và giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

Hiện nay việc tạo chế phẩm có chứa nấm Trichoderma đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng. Theo Nguyễn Thị Thuần và cs. (1997) đã sử dụng các loại môi trường là bã mía, lõi ngô, thóc, cám gạo, bã bia, bã đậu phụ để nhân sinh khối nấm Trichoderma thì thấy trên tất cả các môi trường nấm đều sinh trưởng phát triển và hình thành bào tử. Trên môi trường bằng bã đậu phụ thì nấm

Trichoderma phát triển tốt nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo quản. Đối với môi trường nhân nuôi là thóc thì nấm Trichoderma sinh trưởng phát triển tốt và hình thành nhiều bào tử. Đây cũng là cơ chất rễ bảo quản sau khi nhân sinh khối.

Theo Phạm Thị Thùy (2004), trên hai loại môi trường Trấu + Cám và Thóc cho kết quả nấm Trichoderma phát triển tốt và cho mật độ bào tử cao với môi trường Trấu Cám (4,9 x 108cfu/g), Thóc (3,2 x109 cfu/g).

Hiện nay trên thị trường có một số chế phẩm sinh học Trichoderma thương mại đã được nông dân chấp nhận và sử dụng trong việc phòng trừ như TriB1 của Viện bảo vệ thực vật, TRICO – ĐHCT của trường Đại học Cần Thơ, Vi-ĐK của công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco)….

Công ty cổ phần phát triển phân bón nông nghiệp I đã nghiên cứu và sản xuất phân bón hữu cơ Lục thần nông từ nguồn nguyên liệu là chất thải của chăn nuôi lợn gà. Phân lục thần nông dạng viên với các thành phần: Hàm lượng Nitơ (N): 16%; Hàm lượng lân (P2O5): 5%; Hàm lượng kali (K2O): 10% và các chất vi lượng dạng chelated: Kẽm (Zn), Magiê (Mg); Đồng (Cu), Mangan (Mn). Phân này đã được đánh giá có hiệu quả tốt đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng như lúa, ngô, rau.

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào phối trộn loại phân này với nấm

Trichoderma sp., vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa lợi dụng nấm Trichoderma sp. để hạn chế tác hại của một số bệnh do nấm R. solani, S.rolfsii, F. oxysporum có nguồn gốc trong đất gây hại một số cây trồng như lúa, ngô, cà chua, cải bắp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân sinh khối nấm trichoderma SP và ứng dụng phòng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại hà nội và lào cai (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)