Kết quả điều tra và thu thập bệnh thối hạch, lở cổ rễ tại Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân sinh khối nấm trichoderma SP và ứng dụng phòng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại hà nội và lào cai (Trang 60 - 64)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÁO LUẬN

4.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ BỆNH THỐI HẠCH VÀ LỞ CỔ RỄ

4.5.1. Kết quả điều tra và thu thập bệnh thối hạch, lở cổ rễ tại Lào Cai

4.5.1.1. Kết quả điều tra và thu thập bệnh lở cổ rễ tại Lào Cai

Bệnh lở cổ rễ cây bắp cải do nấm Rhizoctonia solani gây hại chủ yếu ở giai đoạn vườn ươm. Tại Lào Cai, kết quả điều tra cũng cho thấy bệnh lở cổ rễ là một trong những bệnh gây hại nhất trong giai đoạn vườn ươm cây con. Triệu chứng bệnh điển hình là phần cổ rễ, gốc thân bị teo thắt, cây con bị chết rạp, đổ gục (hình 4.11). Khi bệnh hại nặng, mật độ cây con giảm nghiêm trọng.

Bảng 4.10. Tỷ lệ bệnh lở cổ rễ cây bắp cải (Rhizoctonia solani) tại Lào Cai

Địa điểm Giai đoạn

sinh trưởng Bộ phận bị hại

Tỷ lệ bệnh (%)

Bảo Thắng Cây con 2-3 lá cổ rễ 5,0 Bắc Hà Cây con 2-3 lá cổ rễ 1,0 Sapa Cây con 2-3 lá cổ rễ 3,0 Bảo Yên Cây con 2-3 lá cổ rễ 1,0 TP Lào Cai Cây con 2-3 lá cổ rễ 3,0

Kết quả điều tra cho thấy, bệnh lở cổ rễ bắp cải do nấm R. solani gây hại ở tất cả các vùng điều tra Bảo Thắng, Bắc Hà, Sapa, Bảo Yên và TP Lào Cai. Tỷ lệ bệnh hại từ 1,0 – 5,0% (bảng 4.10). Đây là những vùng không trồng độc canh nên có tỷ lệ bệnh hại nhẹ, cao nhất là 5,0% tại Bảo Thắng vì hộ nông dân này thường tròng cây rau mầu trên cùng chân đất, ít khi luân canh với lúa nước. Triệu chứng điển hình là gây hại ở giai đoạn cây con trong vườn ươm hoặc cây được 2- 3 lá thật, làm lở cổ rễ, rễ teo thắt, cây chết (hình 4.11).

a) b) c)

Hình 4.11. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ cải bắp. a-b) triệu chứng lở cổ rễ cây con trong vườm ươm và c) triệu chứng lở cổ rễ trên ruộng trồng con trong vườm ươm và c) triệu chứng lở cổ rễ trên ruộng trồng

(giai đoạn trải lá bàng)

Trong một số trường hợp, bệnh hại cả vùng cổ rễ ở một số cây ở giai đoạn trải lá bàng (hình 4.11c). Kết quả phân lập nấm gây bệnh cho thấy tản nấm phát triển nhanh trên môi trường PDA, có màu nâu (hình 4.12a). Sợi nấm đa bào, phân nhánh và gần vuông góc với sợi chính, tại vị trí phân nhánh hơi thắt (hình 4.12b). Quan sát các đặc điểm hình thái tản nấm, màu sắc, cấu tạo của sợi nấm cho thấy nguyên nhân gây bệnh do nấm R. solani. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về bệnh lở cổ rễ do nấm R. solani gây hại và các biện pháp phòng trừ cũng chủ yếu là sử dụng chế phẩm sinh học.

a) b)

Hình 4.12. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm trên môi trường PDA. a) Tản nấm Rhizoctonia solani trên môi trường PDA và b) Sợi nấm R. a) Tản nấm Rhizoctonia solani trên môi trường PDA và b) Sợi nấm R. solani phân nhánh, hình ống, tại chỗ phân nhánh hơi thắt và có vách ngăn

4.5.1.2. Kết quả điều tra và thu thập bệnh lở cổ rễ tại Lào Cai

Thối hạch bắp cải là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cây trồng đặc biệt là ở những nơi có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Để đánh giá mức độ bệnh thối hạch bắp cải tại Lào Cai, chúng tôi cũng tiến hành điều tra tỷ lệ bệnh tại các vùng trồng cải bắp như Bảo Thắng, Bắc Hà, Sapa, Bảo Yên và TP Lào Cai. Kết quả điều tra, thu thập bệnh thối hạch bắp cải được thể hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11. Tình hình bệnh thối hạch bắp cải tại Bảo Thắng - Lào Cai

Địa điểm Giai đoạn sinh trưởng

(ngày sau trồng) Bộ phận bị hại

Tỷ lệ bệnh (%)

Bảo Thắng Trải lá bàng, cuốn bắp Lá, bắp 7,0 Bắc Hà Trải lá bàng, cuốn bắp Lá, bắp 3,0 Sapa Trải lá bàng, cuốn bắp Lá, bắp 4,0 Bảo Yên Trải lá bàng, cuốn bắp Lá, bắp 3,0 TP Lào Cai Trải lá bàng, cuốn bắp Lá, bắp 5,0

Tại Lào Cai, bệnh thối hạch bắp cải xuất hiện hầu hết ở các vụ trồng cải bắp. Tuy nhiên, mức độ bệnh không trầm trọng, vì người nông dân ở đây thường thu dọn tàn dư các cây bị bệnh khỏi ruộng bắp cải. Do vậy, phần nào cũng góp phần tránh sự tích lũy nguồn hạch nấm cho vụ bắp cải kế tiếp.

Kết quả điều tra cho thấy bệnh thối hạch bắp cải xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng cải bắp của Lào Cai. Tỷ lệ bệnh cao nhất tại Bảo Thắng (7,0%) và thấp nhất tại Bắc Hà va Bảo Yên (tỷ lệ bệnh là 3,0%) (bảng 4.11). Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cuốn bắp, vết bệnh xuất hiện phần lớn từ lá già tiếp xúc với đất, nấm phát triển trắng bông trên bề mặt lá, sau đó lan lên bắp làm cho bắp bị thối. Hạch nấm to, màu đen, rắn chắc và hình thành nhiều ở trên bề mặt cây bắp cải bị bệnh.Quan sát thấy hạch nấm là do sự hình thành, đan kết của các sợi nấm tạo thành. Vì vậy, khi mới hình thành hạch nấm thường có mầu trắng, sau chuyển dần sang màu đen. Hạch nấm rơi rụng trên đồng ruộng và có khả năng tồn tại lâu ở trong đất. Chính vì vậy, việc thu dọn tàn dư cây bệnh để loại bỏ hạch nấm khỏ đất là cần thiết nhằm hạn chế nguồn bệnh sơ câp cho vụ kế tiếp.

a) b)

c) d)

Hình 4.13. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh thối hạch cải bắp. a-b) Triệu chứng điển hình thối hạch cải bắp trên đồng ruộng. c) Tản nấm và a-b) Triệu chứng điển hình thối hạch cải bắp trên đồng ruộng. c) Tản nấm và hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum trên môi trường PDA và c) lắt cắt ngang hạch

nấm S. sclerotiorum (có sự phân hóa rõ giữa ruột hạch và vỏ hạch)

Qua kết quả điều tra cho chúng ta thấy tại Huyện Bảo Thắng – Lào Cai có tỷ lệ bệnh thối hạch cao nhất. Đây cũng là địa điểm trồng bắp cải nhiều nhất tỉnh Lào Cai. Bệnh thối hạch bắp cải (S.sclerotiorum)gây hại ở các giai đoạn phát triển của cây cải bắp. Bệnh làm giảm năng suất thu hoạch và chất lượng của cây bắp cải. Bệnh gây ra triệu chứng thối bắp từ ngoài vào trong và hình thành các hạch nấm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (hình 4.13a,b,c).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân sinh khối nấm trichoderma SP và ứng dụng phòng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại hà nội và lào cai (Trang 60 - 64)