Các Hội thánh Tin Làn hở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 1 : VỀ CÁC HỘI THÁNH TIN LÀN HỞ HÀ NỘI

1.2. Các Hội thánh Tin Làn hở Hà Nội

Theo tìm hiểu của người nghiên cứu, cho đến nay chưa có một số liệu thống kê chính xác về số lượng các Hội thánh Tin Lành ở Hà Nội từ phía cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu hay của tổ chức tôn giáo. Vì vậy, khó có thể đưa ra một con số chính xác về số lượng các Hội thánh Tin Lành đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, qua quá trình khảo cứu tài liệu và trao đổi với Mục sư Bùi Quốc Phong (Hội thánh Tin Lành Hà Nội), hiện nay có khoảng hơn 20 Hội thánh có quy mô từ 20 người trở lên đang hoạt động. Trong số đó, có thể điểm qua 10 Hội thánh là đại diện cho các hệ phái khác nhau đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân mà nhà nghiên cứu Nguyễn Cao Thanh (không năm xuất bản) đã từng đề cập đến như sau:

1. Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc): chính thức thành lập năm 1958 tại Hà Nội. Vào thời điểm năm 1975, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) chỉ có hơn 1.500 tín đồ ở 14 chi hội ở 9 tỉnh, thành phố phía Bắc, đến năm 2005 số lượng tín đồ vẫn không tăng nhiều, chỉ khoảng 5.000 tín đồ.

Tính đến năm 2010, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) có khoảng trên dưới 100 ngàn người tin theo ở gần 1.000 chi hội và điểm nhóm tại các tỉnh, thành phố phía Bắc. Đặc biệt, Hội thánh Tin Lành Hà Nội hiện nay cũng nằm trong Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc).

2. Hội thánh Cơ đốc Phục lâm Việt Nam: Hệ phái Cơ đốc Phục lâm đến Việt Nam năm 1929. Thời điểm năm 1975, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam có hơn 30 ngàn tín đồ, 42 chi hội. Sau năm 1975, hoạt động của giáo hội chỉ còn duy trì 7 chi hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Đồng Nai.

Tính đến tháng 12 năm 2008, khi được công nhận tư cách pháp nhân, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam có 20.000 tín đồ ở 121 chi hội.

3. Hội thánh Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam. Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam thành lập vào tháng 9 năm 1956. Thời điểm năm 1973, Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam có tới trên 16 ngàn tín đồ ở 35 chi hội. Sau năm 1975, hoạt động của Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam không rõ nét. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, hoạt động của Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam từng bước được củng cố, mở rộng hơn. Tháng 10 năm 2007, khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam có trên 21 ngàn người tin theo sinh hoạt ở 204 chi hội và điểm nhóm tại 14 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội.

4. Hội thánh Bắp-tít Ân điển Nam Phương: được thành lập vào năm 1962 tại Sài Gòn, là Hội thánh duy nhất thuộc Hội Truyền giáo Báp-tít Nam Phương (Mỹ) còn tồn tại liên tục từ trước năm 1975 đến nay. Tính đến tháng 5 năm 2008, khi được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, Bắp-tít Ân điển Nam Phương có trên dưới 2.000 người tin theo sinh hoạt ở 58 chi hội và điểm nhóm thuộc 13 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội.

5. Hội thánh Bắp-tít Việt Nam (Nam Phương): Hội thánh Báp-tít Việt Nam (Nam Phương) là một trong số các Hội thánh được thành lập trước năm 1975, cùng gốc với Hội thánh Bắp-tít Ân điển. Tuy nhiên, sau năm 1975, một số cơ sở thuộc Hội thánh Bắp-tít Ân điển ngưng hoạt động cho đến năm 1986 khôi phục trở lại và phát triển khá nhanh, tách ra hình thành Hội thánh Bắp-tít Việt Nam (Nam phương).

Tháng 10 năm 2008, khi được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, Hội thánh Bắp-tít Việt Nam (Nam phương) có trên 16.000 người tin theo sinh hoạt ở 697 chi hội và điểm nhóm tại 42 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Hà Nội.

6. Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam: có nguồn gốc từ Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) do mục sư Hoàng Kim Thanh lập ra được chính quyền cũ công nhận năm 1974. Sau năm 1975, Hội thánh Liên hữu Cơ đốc hoạt động mờ nhạt, cho đến những năm 1980 mới khôi phục hoạt động, đặc biệt mạnh lên sau khi sáp nhập với nhóm của mục sư Đinh Thiên Tứ, cũng là một chức sắc của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đi theo xu hướng Ngũ tuần. Tháng 6 năm 2010, khi Nhà nước cộng nhận tư cách pháp nhân, Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam có trên dưới 100.000 người tin theo sinh hoạt ở 1.084 chi hội và điểm nhóm tại 44 tỉnh, thành phố (Hội thánh khai trình là 250.000 người tin theo, trong đó khoảng 100.000 người thường xuyên dự nhóm lễ).

7. Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam: Hệ phái Ngũ tuần có mặt ở Sài Gòn năm 1957, đến năm 1973, Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn ra văn bản đồng ý cho phép hoạt động. Đầu năm 1975, hệ phái Tin Lành Ngũ tuần chỉ có khoảng 500 tín đồ và 07 chi hội. Sau năm 1975, các mục sư người ngoại quốc về nước, đa số mục sư, truyền đạo người Việt di tản, Tin Lành Ngũ tuần hầu như không hoạt động. Năm 1989, Tin Lành Ngũ tuần hoạt động trở lại với sự xuất hiện của nhiều tổ chức khác nhau như: Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam, Hội chúng Ngũ tuần Việt Nam, Phúc âm toàn vẹn, Hội thánh Tin Lành Đức tin, Hội thánh Tin Lành Liên hiệp Truyền giáo, Hội thánh Tin lành Ân điển Hi vọng, Hội

thánh Tin Lành Agape,… trong đó Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam lớn hơn cả.

Năm 2010, khi tổ chức Đại hội đồng để Nhà nước công nhận tư các pháp nhân, Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam có khoảng 25.000 người tin theo đang sinh hoạt ở 350 chi hội và điểm nhóm tại 38 tỉnh, thành phố trong cả nước.

8. Hội thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam: Tin Lành Mennonite vào hoạt động ở miền Nam từ năm 1954, đến năm 1975, Tin lành Mennonite có khoảng 500 tín đồ. Sau năm 1975, các cơ sở tôn giáo, cơ sở xã hội của Mennonite hiến cho các hoạt động từ thiện xã hội. Riêng cơ sở Mennonite ở quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh vẫn duy trì hoạt động cho đến tháng 6 năm 1978. Năm 1981, tổ chức Uỷ ban Trung ương Mennonite - MCC trở lại hoạt động viện trợ nhân đạo ở Việt Nam đã giúp đỡ Hội thánh Mennonite Việt Nam từng bước khôi phục hoạt động.

Tháng 02 năm 2009 khi nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, Hội thánh Tin lành Mennonite Việt Nam có gần 8.000 người tin theo, sinh hoạt tại 90 chi hội và điểm nhóm thuộc 11 tỉnh, thành phố trong cả nước.

9. Hội thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam: Hệ phái Trưởng lão truyền vào miền Nam từ năm 1968 và được chính quyền Sài Gòn cấp giấy phép hoạt động năm 1972. Sau năm 1975, tổ chức này ngừng hoạt động, hầu hết thành viên của Hội đồng quản trị sang định cư tại Hoa Kỳ và lập Hội thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Năm 1989, Hội thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam tại Hoa Kỳ cử mục sư Nguyễn Xuân Bảo về Việt Nam lo hoạt động từ thiện, như cung cấp thuốc, dụng cụ y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo, hỗ trợ

chương trình nước sạch, cung cấp mái tôn lợp nhà, cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt, thiên tai,... và thúc đẩy hoạt động của Hội thánh Trưởng lão.

Tháng 12 năm 2008, khi Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, Hội thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam có trên 10.000 người tin theo đang sinh hoạt tại 200 điểm nhóm tại 14 tỉnh, thành phố.

10. Hội thánh Nhân Chứng Giê-hô-va: Nhân chứng Giê-hô-va truyền vào miền Nam khoảng giữa những năm 1960, đến năm 1975 có khoảng 300 tín đồ (đa phần là nhân viên làm việc tại các văn phòng của Mỹ). Từ 1990 được sự trợ giúp từ Tổng Hội toàn cầu Chứng nhân Giê-hô-va, hệ phái này tăng cường hoạt động củng cố tổ chức, phát triển đạo. Đến nay, Nhân chứng Giêhôva có hơn 1.000 người tin theo đang sinh hoạt ở 41 điểm nhóm tại 9 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội.

Bên cạnh các Hội thánh đã được Nhà nước công nhận, trên địa bàn Hà Nội cũng còn rất nhiều Hội thánh vẫn chưa được công nhận, như Hội thánh Lời Sự Sống, Hội thánh Anh Quốc Giáo, Hội thánh Yêu Thương, Hội thánh Vườn nho, Hội thánh Tin Lành Hy vọng, Hội thánh Đức Tin...

Trong đề tài nghiên cứu này, để đảm bảo tính khách quan và cách nhìn phong phú, đa dạng, tôi sẽ nghiên cứu 2 Hội thánh được Nhà nước công nhận là Hội thánh Tin Lành Hà Nội và Hội thánh Liên hữu Bắp-tít, và 3 Hội thánh chưa được công nhận, bao gồm: Hội thánh Lời Sự Sống, Hội thánh Anh Quốc Giáo và Hội thánh Yêu Thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)