Bị ai phản đối khi cải sang đạo Tin Lành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 98 - 101)

Ai phản đối Giữ vị trí trong gia đình Tổng Chồng Vợ Con cái Bố mẹ Vợ/Chồng Anh chị em ruột Anh em họ hàng Khác Tổng 12 0 2 5 1 20 12 10 2 3 1 28 28 1 1 12 1 43 52 11 5 20 3 91

Vậy tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Như đã nói ở trên, Nho giáo là một trong những tư tưởng triết học phương Đông đã đề cập đến trật tự xã hội và gia đình từ rất sớm. Tư tưởng Nho giáo về gia đình đã có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của văn hóa gia đình ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi xâm nhập vào các nước khác nó chịu ảnh hưởng của văn hóa bản địa, đương nhiên các nguyên tắc chính của nó vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Nho giáo chia các thành viên trong gia đình thành hai loại người: “sử “và “sự”. “Sử” là những ông chủ trong gia đình có quyền uy tuyệt đối trong đối nội và đối ngoại, có quyền giáo dục người khác. Đó là ông, cha, anh, con trai, còn “sự” là những người thứ bậc dưới như cháu, con, em, phụ nữ, con gái. Mọi người đàn ông trong gia đình khi sinh ra thì thuộc hàng “sự” nhưng đến khi lớn lên, có gia đình riêng, anh ta sẽ thuộc hàng Sử còn mọi người phụ nữ trong suốt cuộc đời mình chỉ là hạng sự, không bao giờ thuộc hạng sử cả. Những người phụ nữ bị trói buộc bởi các nguyên tắc tam tòng (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) để rèn luyện kỹ năng nội trợ, trang điểm dung nhan, nói năng mềm mỏng, phục tùng và giữ gìn trinh tiết để chỉ phục vụ cho người chồng và gia đình. Trong khi Nho giáo đề cao chủ nghĩa đa thê của đàn ông thì đối với phụ nữ, họ coi trinh tiết quý hơn sinh mệnh. Nho giáo còn có quan điểm: Anh em như chân tay, vợ chồng như quần áo nghĩa là vợ hoặc chồng có thể bỏ, có thể thay thế vì không phải ruột thịt còn anh em thì không thể chặt bỏ được (ibid.).

Mặc dù Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam đã được lược bỏ nhiều quy tắc cứng nhắc, cực đoan và theo năm tháng, những tư tưởng liên quan đến sự bất bình đẳng nam nữ đã dần được thay đổi, tuy nhiên quan niệm về vai trò của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình truyền thống vẫn ăn sâu vào tâm trí của nhiều người dân miền Bắc nói chung và tại Hà Nội nói riêng.

Theo đó, người đàn ông trong văn hóa truyền thống luôn giữ vai trò là người trụ cột trong gia đình, là người luôn có quyền quyết định những công việc hệ trọng, còn người phụ nữ phải có bổn phận nghe theo lời chồng con. Đây chính là nguyên nhân khiến cho những người phụ nữ đã lập gia đình khi quyết định cải sang Đạo Tin Lành thường chịu đựng áp lực rất lớn. Áp lực đến từ sự phản đối của người chồng, gia đình chồng và có thể còn là áp lực từ bố mẹ đẻ. Ngược lại, những người đàn ông đã lập gia đình khi quyết định cải đạo thì thường chỉ chịu áp lực từ phía bố mẹ, anh em họ hàng.

Tuy nhiên, cần phải nói là sự khác biệt này chỉ đúng đối với những người phụ nữ đã lập gia đình và người chồng của họ chưa tin theo đạo Tin Lành. Đối với những trường hợp người chồng đã cải đạo, sau đó người vợ cải đạo theo thì thường mọi áp lực đều dồn nén lên cả hai vợ chồng, trong đó người chồng là chủ yếu.

Như vậy có thể thấy, khi quyết định cải sang Đạo Tin Lành, 91% những người được nghiên cứu trong đề tài này đều gặp sự phản đối, chỉ có 9% là không gặp sự phản đối nào. 9% này thuộc về đối tượng nghiên cứu là những người trẻ , có bố mẹ đã cải sang Đạo Tin Lành và với vai trò là con cái, họ cũng tiến hành cải đạo theo. Cho nên mọi áp lực trực tiếp đều do bố mẹ họ gánh vác, bản thân những người này có thể cũng phải chịu sức ép nhất định, song sức ép này không phải là trực tiếp và cũng không quá lớn như sức ép mà bố mẹ họ phải chịu.

Cách giải quyết của người cải đạo khi bị phản đối

Đứng trước những sự phản đối khác nhau, mỗi đối tượng nghiên cứu đều đưa ra cách giải quyết cho riêng mình. Tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhóm lại thành 3 cách phản ứng chung: im lặng, thuyết phục và phản kháng.

Kết quả mà tôi thu được như sau: có 15% đối tượng nghiên cứu im lặng khi bị phản đối cải đạo Tin Lành; 67% tiến hành thuyết phục những người đã phản đối mình; 8% đã im lặng khi mới quyết định cải đạo và sau khi bị phát hiện và bị phản đối, họ đã tiến hành thuyết phục. Chỉ duy nhất có 1% (1 người) là tiến hành phản kháng khi bị phản đối. Không có đối tượng nghiên cứu nào vừa im lặng, vừa thuyết, vừa phản kháng; hoặc không có người nào vừa im lặng, vừa phản kháng; hoặc vừa thuyết phục, vừa phản kháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)