Động cơ về vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 82 - 89)

Chƣơng 2 : QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO TIN LÀN HỞ HÀ NỘI

2.2. Động cơ cải đạo

2.2.2. Động cơ về vật chất

Sự giúp đỡ về vật chất từ các tín đồ Tin Lành

Khi đề cập đến động cơ về vật chất khi gia nhập đạo Tin Lành, nhiều người thường nghĩ đó là một sự trao đổi, nhận được cái này để phải làm một cái khác. Thực tế trước khi nghiên cứu đề tài này, tôi cũng từng đặt ra giả thiết: phải chăng những người cải sang đạo Tin Lành nhận được một khoản tiền, một số trang thiết bị từ Hội thánh nên họ mới tiến hành cải đạo? Thậm chí, một số quan điểm không chính thống mà tôi tiếp cận được trên internet cũng cho rằng, một số tổ chức nước ngoài đã tài trợ cho các Hội thánh dùng tiền bạc để lôi kéo tín đồ. Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn một số mục sư và 100 đối tượng nghiên cứu thì quan điểm này hoàn toàn bị bác bỏ. Theo đó, 100% tín đồ được hỏi đều cho biết, họ không nhận được bất cứ yêu cầu, thỏa thuận hay khoản tiền nào từ Hội thánh khi gia nhập đạo Tin Lành. Sự giúp đỡ về vật chất mà một số tín đồ nhận được chỉ nằm trong các chương trình thiện nguyện của Hội thánh (chỉ những người đặc biệt khó khăn mới nhận được) và sự giúp đỡ từ những người cùng đạo khi gặp phải khó khăn. Cho nên khái niệm “động cơ về vật chất” được đề cập tại nghiên cứu này là sự giúp đỡ về vật chất ở giữa những người cùng đạo, trong hội nhóm, không phải vật chất do mục sư, hội thánh bỏ ra nhằm mục đích lôi kéo theo đạo.

Sau khi tiến hành khảo sát 100 đối tượng nghiên cứu, kết quả mà tôi thu được như sau: có 56% số người được hỏi thừa nhận họ được giúp đỡ về mặt vật chất. Trong đó có 28 người cho biết họ nhận được sự giúp đỡ về tiền bạc;

9 người nhận được sự giúp đỡ là đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị, thực phẩm; 7 người nhận được sự giúp đỡ về vật chất liên quan đến giáo dục (như con cái được đi du học) và 12 người cho biết họ nhận được cả 3 sự giúp đỡ trên (tiền bạc, đồ dùng, vật chất cho giáo dục). Tuy nhiên, cũng có đến 44% đối tượng nghiên cứu cho biết họ không nhận được sự giúp đỡ nào về vật chất.

“… Tôi làm việc tại một công ty chuyên buôn bán vũ khí ở Đức. Công ty làm việc rất tốt, và thời điểm đó con trai tôi bị bệnh rất nặng. Sau đó một thời gian thì con tôi mất, bạn bè làm cùng tôi lấy hết tiền và mang hết đồ đạc ở công ty đi bán, trong khi tôi phải chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề tiền nong ở công ty. Do không có tiền nộp lệ phí nên tôi bị bao vây. Khi đó tôi vô cùng bi quan, thậm chí đã nghĩ đến việc quyên sinh, vì đằng nào tôi ra ngoài thì cũng chết. Bị rơi vào bước đường cùng thì Mục sư Trần Mạnh Hùng nói với tôi rằng: Anh không phải chết, đã có người chết thay cho anh, đó chính là Chúa. Chúa sẽ cứu anh. Không còn con đường nào khác nên tôi được chỉ dẫn là đọc sách Giăng, trong đó có một câu mà giờ tôi vẫn làm chứng: Chương 6, câu 20-21: Chúa dậy đừng có sợ chi. Và tôi cầu nguyện, rồi cảm thấy mình được giải thoát. Ngay chiều hôm đấy, có một người bạn mà tôi quen trước đó bỗng đến gặp tôi, anh ấy đang rất cần một công ty để kinh doanh, còn tôi thì đang cần 6.000 USD để nộp lệ phí và tiền chở toàn bộ đồ đạc đi. Bạn tôi nói rằng đang rất cần tôi và bảo tôi hãy về chỗ anh ấy. Sau đó anh ấy đưa cho tôi 6.000 USD để nộp phí và tôi thoát chết…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn GS Nguyễn Văn Thành, 76 tuổi, ngày 21/3/2016)

Dù không chiếm tỷ lệ tuyệt đối, nhưng với đa số người được hỏi (56%) thừa nhận họ nhận được sự giúp đỡ về vật chất, nên có thể khẳng định, động cơ về vật chất cũng là một trong những lý do thôi thúc, khiến nhiều người dân đang sống tại Hà Nội quyết định chuyển sang đạo Tin Lành.

Sự giúp đỡ từ Chúa Giê-xu

Điều đặc biệt là trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy sự giúp đỡ về vật chất không chỉ bao hàm những vật chất hiện hữu trực tiếp mà còn gồm sự giúp đỡ về vật chất một cách gián tiếp, đến từ việc cầu nguyện. Theo đó, 20 đối tượng mà tôi tiến hành phỏng vấn sâu đều cho biết, mỗi khi họ vướng mắc trong vấn đề tiền bạc, hoặc thiếu thốn trang thiết bị thiết yếu của cuộc sống thì họ đều cầu xin Chúa, và bằng cách nào đó, Chúa đã ban cho họ.

“…Anh Văn lại tiếp tục câu chuyện về cuộc đời mình. Anh kể, khoảng thời gian trước khi biết đến Chúa anh sống vô cùng vô nghĩa. Tối ngày anh chỉ chìm đắm trong cờ bạc, rượu chè và ma túy. Quá bế tắc, tôi đã muốn tìm đến cái chết. Thấy tôi nghĩ quẩn, nên anh trai tôi đã dẫn đến gặp một người con của Chúa, để giúp tôi tĩnh tâm. Tôi đã được hướng dẫn tiếp nhận Chúa và qua trải nghiệm thì tôi thực sự tin. Đầu tiên là tự bản thân thấy mình được yêu thương, được trút bỏ hêt những uất hận trong lòng từ đó hứng khởi với cuộc sống. Rồi sau đó thì Chúa giúp tôi trả hết nợ nần, giúp tôi hết bệnh tật và cai được nghiện. Chúa không những đã biến đổi con người bên ngoài của tôi, mà còn cả thay đổi con người bên trong tôi… Nhờ một người ở trong Hội thánh giới thiệu, tôi tìm được việc làm, còn những người mà tôi mắc nợ cũng tạo điều kiện cho tôi trả nợ dần dần. Đến nay, tôi đã trả hết nợ”.

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn anh Nguyễn Minh Văn, 29 tuổi, ngày 17/3/2016)

“Chúa rất diệu kỳ và Chúa thật tuyệt vời. Em đã có sự trải nghiệm thật tuyệt vời với Chúa và em nhận thấy rằng, khi mình dâng tất cả những gì mình có cho Chúa với sự thành kính nhất thì Chúa sẽ đáp lại mình. Một kỷ niệm mà em nhớ mãi là khi em học cấp 3, lúc đó em vẫn chưa tiếp nhận Chúa. Vào một ngày em tình cờ đến Hội thánh

cả tấm lòng của em. Và Chúa đã đáp lại em, Người ban cho em một số tiền mà trước đó em chưa từng nghĩ mình sẽ có được. Cái cách mà Chúa cho em cũng vô cùng đặc biệt, đó là thông qua bố em. Gia đình em không có gì khá giả, nhưng tự nhiên bố em lại cho em 40 triệu, chẳng vì lý do gì. Sau đó Chúa còn tiếp tục ban cho em nhiều hơn. Từ một người mà em không hề quen biết tự nhiên gửi cho em 10 triệu. Trời ơi, không thể nào tin được. Em nghĩ rằng chỉ có thể là do Chúa sai khiến, Chúa ban phước cho em chứ không thể có cách giải thích nào khác. Chính vì vậy mà em đã hoàn toàn tin phục Chúa và nhận người là đấng cứu thế của cuộc đời em…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn Hoàng Ngọc Linh, 20 tuổi, ngày 30/3/2016)

Đó chỉ là những ví dụ điển hình nhất mà theo đối tượng nghiên cứu, họ đã có sự trải nghiệm tuyệt vời với Chúa Giê-xu và họ nhận được phước lành từ Chúa. Chính nhờ sự trải nghiệm đó mà họ mới nể sợ và tin phục Chúa Giê-xu, họ mới tin Chúa Giê-xu là có thật. Nếu áp dụng lý thuyết Sự lựa chọn duy lý của Fredrik Barth mà tôi đã giới thiệu trong phần mở đầu vào vấn đề này có thể thấy, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, mỗi cá nhân đều dựa trên cơ sở những lợi ích mà họ có thể nhận được từ quyết định đó. Và thứ mà những người cải đạo Tin Lành có thể nhận được ở đây không gì khác là giá trị vật chất và tinh thần mà đạo Tin Lành mang lại. Theo đó, những người cải sang đạo Tin Lành đều có quyền “thử” Chúa Giê-xu (mà người trong đạo thường hay gọi là tập giao tiếp với Chúa) để xem Chúa màu nhiệm, toàn tài, toàn năng đến mức nào. Thông qua sự trải nghiệm với Chúa và qua những gì mà Chúa mang lại cho họ mới khiến họ tin rằng Chúa có thật, Chúa cứu vớt cuộc đời họ, Chúa mang lại cho họ đời sống vật chất và đời sống phong phú hơn nên họ quyết định tin theo đạo Tin Lành. Điều này là hoàn toàn phù hợp nếu đứng trên lập trường duy lý của mỗi cá nhân. Riêng bản tôi cho rằng, dường

như ở đạo Tin Lành, người ta thấy có sự “sòng phẳng” và sự tôn trọng. Đạo Tin Lành khác những tôn giáo khác là không rao giảng, không “nhồi nhét” vào đầu tín đồ những thứ mơ hồ. Đạo Tin Lành cổ vũ, ủng hộ tín đồ tự trải nghiệm và tự thuyết phục bản thân mình tin Chúa, chứ không chỉ đơn thuần là lôi kéo, dụ dỗ. Ở đạo Tin Lành dường như chỉ đơn giản là tin thì theo, còn không tin thì không theo, và tin hay không tin là do mỗi cá nhân tự quyết định. Bản thân những đối tượng nghiên cứu trong đề tài này cũng cho thấy, dù thừa nhận hay không thừa nhận thì họ đều nhận được lợi ích từ Chúa nên họ mới cải đạo. Tất nhiên, lợi ích ở đây là lợi ích về vật chất và lợi ích về tinh thần mà đạo Tin Lành mang lại.

Tiểu kết chương 2:

Tổng quan lại chương thứ hai của đề tài này, có thể thấy một số vấn đề nổi bật như sau:

1. Quá trình truyền bá Đạo Tin Lành ở Hà Nội đã có sự đóng góp không nhỏ của những người di cư lao động, học tập tại nước ngoài và mạng lưới của những theo đạo ở trong nước. Hai lực lượng này đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của Đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay. Trong nghiên cứu này, những người từng đi nước ngoài mang Đạo Tin Lành về Hà Nội đa số là những người đã từng có thời gian sống ở Nga, Đức, Hồng Kông (chiếm khoảng 67%). Bên cạnh đó, còn có một số lượng nhỏ đã từng sống ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singoapore (chiếm khoảng 33%). Sau khi tiếp nhận Chúa ở nước ngoài, những người này đã trở về Việt Nam và truyền bá cho những người thân trong gia đình, cho bạn bè, hàng xóm và tạo ra một mạng lưới người theo đạo Tin Lành rộng khắp.

Sự phát triển đạo Tin Lành còn phải kể đến sự đóng góp của những người theo đạo đang sinh sống, học tập, làm việc tại Hà Nội.

Thông qua mạng lưới xã hội của mình (qua gia đình, bạn bè, qua các mối quan hệ xã hội), họ đã giúp đạo Tin Lành ở Hà Nội phát triển như ngày nay. Đạo Tin Lành lan tỏa đến nhiều tầng lớp dân cư, tầng lớp xã hội khác nhau còn nhờ cơ chế hoạt động của các hội nhóm, mục vụ. Đó là các hội nhóm giúp đỡ người nghiện ma túy, người HIV, gái mại dâm, người nghiện cờ bạc, rượu chè… từ bỏ các tệ nạn xã hội để trở thành người lương thiện, sống có ích. Các hội nhóm, mục vụ này đã đan xen giữa việc giáo dục nhân cách với những chia sẻ về Đức Chúa Trời, lấy Chúa làm chỗ dựa tinh thần và niềm tin cho những người nghiện để hướng họ về con đường sống đúng. Đã có một số lượng không nhỏ những người nghiện ma túy, HIV, gái mại dâm đã tiến hành cải đạo và từ bỏ được cuộc sống trước kia để trở thành người lương thiện.

2. Thông qua con đường truyền đạo nhờ mạng lưới xã hội, tôn giáo, đạo Tin Lành đã giúp cho tín đồ giải thoát khỏi tội lỗi, là chỗ dựa tinh thần để củng cố niềm tin của họ, giải quyết nhu cầu được giãi bày, tâm sự với Chúa và với những người cùng đạo. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến nhiều người dân ở Hà Nội quyết định từ bỏ tôn giáo cũ để chuyển sang Đạo Tin Lành. Nói cách khác, khi gia nhập đạo Tin Lành, rất nhiều người đã tìm được lối thoát cho mình và thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về niềm tin nên họ quyết định theo Chúa. Một số lượng không nhỏ tín đồ đã nhận được sự giúp đỡ về vật chất đến từ những người cùng theo đạo, như sự giúp đỡ về tiền bạc, trang thiết bị, đồ dùng, thực phẩm, cơ hội việc làm, sự giúp đỡ cho bản thân và con cái được học tập ở trong nước và nước ngoài… và họ thừa nhận đây là một trong những lý do khiến họ quyết định cải sang Đạo Tin Lành. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có một số người không thừa nhận nguyên nhân vật chất là lý do khiến họ cải đạo.

Dù thừa nhận hay phủ nhận sự giúp đỡ về vật chất, nhưng tất cả các đối tượng nghiên cứu trong đề tài này đều xác nhận rằng đời sống vật chất của họ được cải thiện rất nhiều từ khi cải đạo. Đây là sự giúp đỡ vật chất gián tiếp mà Đạo Tin Lành đã mang lại cho tín đồ của mình thông qua quá trình cầu nguyện, giãi bày với Chúa. Điều này đã củng cố thêm cho luận cứ: động cơ về vật chất đã có tác động ít, nhiều đến quá trình cải đạo của đối tượng nghiên cứu.

3. Hầu hết các đối tượng nghiên cứu ngẫu nhiên trong đề tài này đều có trình độ học vấn cao (51% đã học xong đại học), hoàn toàn trái ngược với một số quan điểm trước đó khi cho rằng chỉ những người có trình độ học vấn thấp mới đi theo đạo Tin Lành. Tuy nhiên, có thể được giải thích được sự khác biệt này ở chỗ: địa điểm nghiên cứu đề tài này là tại Thủ đô Hà Nội, nơi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các vùng khác, cho nên trình độ học vấn bình quân cũng ở mức cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)