Mạng lƣới của ngƣời cải đạo trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 69 - 73)

Chƣơng 2 : QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO TIN LÀN HỞ HÀ NỘI

2.1. Những con đƣờng truyền đạo

2.1.2. Mạng lƣới của ngƣời cải đạo trong nƣớc

Những người di cư nước ngoài đóng góp một phần không nhỏ đến quá trình lan truyền Đạo Tin Lành ở Hà Nội. Tuy nhiên, mạng lưới của những người theo đạo trong nước cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc

5 Có 15/15 đối tượng nghiên cứu tiếp nhận Đạo Tin Lành ở nước ngoài thừa nhận rằng: họ biết đến Chúa và tin nhận Chúa vào thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời. Ở tại một đất nước xa lạ, không người thân, bạn bè, trong sự bế tắc, cùng cực nhất, họ muốn tìm một chỗ dựa, một nơi để bấu víu, tiếp thêm cho họ sức mạnh vật chất, tinh thần. Chúa Giê-xu đến với họ và đáp ứng mọi điều mà họ đang mong mỏi, nên họ quyết định cải sang Đạo Tin Lành.

“Năm 1990, một loạt các nước Xã hội Chủ nghĩa tan rã, bức tường Berlin được dỡ bỏ, gây ra những biến động cho những người lao động Đông Âu, đặc biệt là Đông Đức. Nhiều thông tin tiêu cực được đưa ra như hợp đồng lao động bị phá vỡ, mọi người phải về nước không có bồi thường. Nhiều người lao động nuôi hy vọng sau 5 năm sẽ giúp đỡ được gia đình và có một số tích lũy cho tương lai nhưng nhiều dự định, kế hoạch bị tan vỡ và nhiều người đã không muốn về nhà trong lúc đó. Em trai tôi là một trong số những người mang tâm trạng như vậy. Khi đó, có một trào lưu mới là sang tị nạn ở Tây Đức và mong sẽ có một hy vọng nào đó. Nhưng khi sang đến nơi thì lại tiếp tục rơi vào lo lắng sẽ đi đâu, về đâu và bao giờ mới trở về với gia đình. Một số người nhút nhát vẫn cam chịu ở lại và chờ đợi thông báo để về nước. Riêng em tôi thì nghĩ rằng nếu trở về gia đình lại cứ ở trong tình cảnh khó khăn và mẹ thì lại lo lắng về tài chính… Một vài tháng sau đó, gia đình tôi nhận được thư của em tôi nói rằng, thực sự em bị khủng hoảng tinh thần và phó mặc cho số phận. Đây là lúc mà có lẽ con người ta ở chỗ sâu nhất của sự chịu đựng. Tôi biết trong lúc này, em tôi đang trong tình cảnh khó khăn vô cùng. Nhưng một thời gian sau, năm 1991, gia đình tôi nhận được một lá thư dài từ em tôi, nội dung chỉ nói về một chủ đề là Đức Chúa Trời – Đấng có thật và tốt lành. Em tôi nói rằng đã đặt niềm

giúp Đạo Tin Lành lan tỏa như hiện nay. Đó là từ một người trong gia đình theo đạo đã truyền bá cho những người khác trong gia đình, làng xóm, bạn bè và cứ thế nhân ra rộng khắp. Điều này đã chứng minh qua con số 84% đối tượng nghiên cứu cho biết, họ biết đến Đạo Tin Lành thông qua họ hàng, người thân, bạn bè.

“Tôi biết đến Chúa từ thời điểm anh trai tôi chính thức thông báo đã gia nhập đạo Tin Lành. Lúc đó cả gia đình tôi đều vô cùng tức giận, nhất là bố mẹ tôi. Còn tôi tất nhiên cũng phản đối rất dữ dội, nhưng càng về sau thì suy nghĩ của tôi càng thay đổi. Ban đầu, tôi vì tò mò mà đi tìm hiểu về Chúa, sau đó thì được anh trai tôi nói cho nghe Chúa tốt đến mức nào. Nhưng sự kiện khiến tôi thực sự tin là Chúa có thật là khi Chúa đã cứu tôi thoát chết. Tôi vốn là công nhân xây dựng, thường xuyên làm việc tại các công trường nên chứng kiến không biết bao nhiêu tai nạn. Mặc dù lúc nào cũng tự nhắc nhở bản thân là phải thật cẩn thận, nhưng có nhiều khi không phải mình cứ cẩn thận là được. Hôm đó là vào giờ nghỉ ăn cơm trưa, tôi đi từ công trường ra bãi gửi xe để lấy xe ra ngoài. Không hiểu sao mới đi được vài bước thì tôi bỗng nghe thấy tiếng va đập trên đầu mình và ngẩng lên thì ôi thôi, một tấm tôn lớn đang rơi từ tầng 12 của tòa nhà đang xây dựng xuống. Tấm tôn bị va đập với một vài thanh sắt, nhưng vẫn lao thẳng xuống chỗ tôi đang đứng. Trong lúc đó, tôi đã nghĩ phen này mình chết chắc vì có chạy cũng chẳng kịp. Nhưng bỗng dưng trong đầu tôi xuất hiện một ý nghĩ và tôi kêu lên: Chúa ơi cứu con. Tự nhiên điều kỳ diệu xảy ra, tấm tôn rộng 2m, dài gần 4m rơi xuống ngay sát chân tôi đứng, còn tôi chẳng bị xước sát chút nào...”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn anh Trịnh Xuân Phong, 40 tuổi, ngày 21/4/2016)

Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy còn có một con đường khác giúp lan truyền đạo Tin Lành ở Hà Nội, đó là việc truyền bá đạo thông qua việc giúp những người nghiện ma túy, HIV cai nghiện. Nhóm Tin lành Nam Quốc Trung chính là ví dụ điển hình cho việc phát triển Đạo Tin Lành thông qua con đường này.

Với xuất thân từ một người nghiện ma túy hàng chục năm, từng mang biết bao tiền của, vật dụng của gia đình mang đi bán để lấy tiền hút ma túy, Nam Quốc Trung đã biết đến Đạo Tin Lành và cai nghiện thành công. Với mong muốn được giúp đỡ cho những người nghiện ma túy giống như mình, anh Nam Quốc Trung đã tập hợp một số thành viên khác để lập lên Hội thánh Môn đồ Hà Nội 6

và lập lên các mục vụ cai nghiện ở Hà Nội. Hiện nay, đã có 5 mục vụ đi vào hoạt động tại Hà Nội, giúp cai nghiện cho hàng trăm người thông qua việc giáo dục nhân cách, đạo đức và giảng dạy Kinh thánh. Bên cạnh đó, nhóm của anh Nam Quốc Trung còn làm đơn gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, Công an TP. Hà Nội, Ban Tôn giáo TP. Hà Nội đề nghị được thực hiện chương trình phục hồi cho học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục – Lao động xã hội số II Ba Vì. Chương trình này lấy tên là lớp học Phục hồi, trong đó tập trung vào việc giáo dục hành vi nhân cách và tác hại của ma túy, song song với đó là truyền dạy về Chúa thông qua các câu kinh thánh, lấy Chúa làm chỗ dựa tinh thần và niềm tin cho những người nghiện ma túy.

Kết quả là sau 5 năm, nhóm Tin lành cai nghiện của Nam Quốc Trung đã giúp cho 626 người cai nghiện ma túy thông qua các mục vụ cai nghiện. Tại Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục – Lao động xã hội số II Ba Vì, sau hơn 3 năm thử nghiệm, nhóm đã tuyên truyền giáo dục cho khoảng 300 người và

giúp hơn 100 người cai nghiện thành công, lấy Chúa làm niềm tin và chỗ dựa (Tin Lành Cai nghiện Nam Quốc Trung, 2015).

“Tôi nghiện ma túy hơn 10 năm, là khoảng thời gian đẹp nhất của một cuộc đời. Ma túy lấy đi tất cả, những ước mơ, trường đại học, gia đình, bạn bè, tài sản… Day dứt nhiều hơn khi thời gian đó, anh trai tôi cũng bị nghiện do tôi cám dỗ. Tôi đã làm khổ bố mẹ và những người thân yêu suốt nhiều năm mà không có lối thoát. Sau đó, tôi được biết đến Chúa Giê-xu thông qua chương trình chăm sóc người cai nghiện của Hội thánh Tin Lành. Đây cũng là lối thoát đã đưa tôi đến ngày hôm nay. Chính vì thế tôi đã quyết định sẽ giúp đỡ những người đang nghiện ma túy thông qua cách mà tôi nhận được từ Đức Chúa Trời. Tôi cảm ơn Chúa và những người thầy đã dạy dỗ tôi cho đến ngày nay, để bố mẹ tôi có thể tự hào về tôi. Hiện, tôi và nhiều người khác đang giúp đỡ cho hàng trăm nguời nghiện ma túy khác, cũng như nói về sự hy vọng trong Chúa trên những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vì ma túy…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn Phạm Đức Trinh, 35 tuổi, ngày 14/9/2015)

Áp dụng thuyết mạng lưới xã hội vào vấn đề này có thể giải thích, từ một cá nhân là trung tâm của một mạng lưới sau khi cải đạo Tin Lành, đã thông qua các mối quan hệ xã hội của mình (mạng lưới gia đình, bạn bè, làng xóm) để giúp khuếch tán đạo Tin Lành, góp phần tạo ra một mạng lưới những người theo đạo Tin Lành rộng khắp. Trong trường hợp này, từ một người nghiện ma túy đã cải đạo Tin Lành và từ đó bỏ được ma túy đã trở thành ví dụ điển hình nhất về quyền năng của Chúa, khiến cho những người thân khác tin tưởng và cải đạo theo. Không chỉ vậy, thông qua các mối quan hệ xã hội của

người này (ví dụ như những người bạn cùng nghiện ma túy trước đây), đạo Tin Lành đã có cơ hội để lan tỏa.

Như vậy, quá trình truyền bá Đạo Tin Lành ở Hà Nội đã có sự đóng góp không nhỏ của những người di cư lao động, học tập tại nước ngoài và mạng lưới của những theo đạo ở trong nước. Hai lực lượng này đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự truyền đạo không thì chưa đủ, Tin Lành lan tỏa rộng rãi còn bởi đạo này có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều tầng lớp trong xã hội. Nói một cách khác, đạo Tin Lành đã mang lại cho tín đồ những điều mà các tôn giáo khác không làm được, khiến nhiều người sẵn sàng từ bỏ Tam giáo, bỏ thờ cúng tổ tiên để cải đạo Tin Lành. Vậy, những điều mà đạo Tin Lành đem lại cho tín đồ là gì? Vì sao nhiều người dân tại Hà Nội lại sẵn sàng cải đạo?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)