Phản ứng khi bị phản đối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 101 - 107)

Số lượng (đơn vị: người) Phần trăm (%) Im lặng Thuyết phục Phản kháng Im lặng và thuyết phục Im lặng và phản kháng Thuyết phục và phản kháng Im lặng, thuyết phục, phản kháng Khác Tổng 15 67 1 8 0 0 0 91 16,2 74 1 8,8 0 0 0 100

Nguồn: Tài liệu thực địa tại Hà Nội, ngày 18/2/2016

Tại sao đa số người được hỏi lại chọn phương án im lặng hoặc thuyết phục mà không phản kháng? Trong cuốn Chân, Giả Luận (1939: 25) có viết: “Cái hiếu của người theo Đạo Tin Lành chẳng ở sự cúng tế suông mà ở hành vi thiết thực. Đương khi cha mẹ còn, thì phụng dưỡng cho đẹp lòng người, thảo thuận cho vừa ý người. Nếu cha mẹ chưa tin Đức Chúa Giê-xu thì điều cần yếu nhất là khuyên lơn người tin Chúa để được cứu rỗi linh hồn… Cha mẹ hiền mình phải noi theo chí người, ấy là đạt hiếu như Võ vương thời xưa. Cha mẹ chẳng hiền, mình phải tránh bỏ điều lỗi của người, ấy là đại hiếu như vua Thuấn thời xưa. Do lòng hiếu ấy mà ở tử tế cùng anh em, làm ơn cho họ

hàng, rồi do yêu bà con mà đem lòng yêu người xa lạ, làm nên công nghiệp lớn, có ích lợi cho quốc gia, xã hội”.

Mặt khác, trong 10 điều răn của Đức Chúa Trời có điều răn thứ 5 là phải hiếu kính với cha mẹ, cho nên đối với những người theo Đạo Tin Lành, khi gặp phải sự phản đối từ bố mẹ hay anh em, họ hàng, họ phải im lặng hoặc thuyết phục để giữ hòa khí, để giữ chữ hiếu, chứ không được phản kháng lại.

Điều này cũng được chứng minh thông qua những lần phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu:

“…Tôi là trưởng chi, nên sau khi về nước tôi mới bảo với mẹ tôi rằng: Con giờ theo Chúa nên không thờ cúng nữa. Mẹ tôi nghe thấy mới lăn ra đất, cụ cảm thấy vô cùng nhục nhã nên tôi chịu sức ép rất lớn. Lúc đó Chúa cũng cho tôi sự bình tĩnh, nên tôi nói rằng: Thôi mẹ ơi, mẹ cứ lên ghế ngồi rồi bình tĩnh con thưa chuyện. Các em tôi khi đó cũng dèm pha rất nhiều, tuy nhiên trước giờ tôi sống rất nghiêm túc, chăm lo cho các em rất nhiều nên các em tôi cũng rất nể tôi. Tôi cũng bảo là các em không phải nói nhiều, đây chuyện của anh và anh rất nghiêm túc, các em biết anh sống từ bé đến giờ như thế nào, nên việc anh làm đều có lý do của nó. Thế rồi các em tôi không dám nói gì nữa. Dần dần, tôi cũng cầu nguyện cho mẹ tôi và qua thời gian, mẹ tôi đã dần chấp nhận…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn GS. Nguyễn Văn Thành, 76 tuổi, ngày 21/3/2016)

Mặt khác, xét về vai trò ở trong gia đình, những đối tượng nghiên cứu là người vợ và con cái thì thường có xu hướng lựa chọn cách giải quyết là im lặng nhiều hơn so với người giữ vị trí là chồng ở trong gia đình. Còn những người nam giới là người chồng, người cha trong gia đình thường có xu hướng thuyết phục khi gặp phải sự phản đối nhiều hơn là sự im lặng.

Bảng 3.4: Mối tương quan giữa người giữ vị trí trong gia đình và phản ứng khi bị phản đối

Phản ứng khi bị phản đối

Giữ vị trí trong gia đình Tổng

Chồng Vợ Con cái Im lặng Phản kháng Thuyết phục Im lặng và Thuyết phục Tổng 2 0 17 1 20 5 1 21 1 28 8 0 29 6 43 15 1 67 8 91

Nguồn: Tài liệu thực địa tại Hà Nội, ngày 18/2/2016

Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể xuất phát từ quan niệm truyền thống mà tôi đã phân tích ở trên. Theo đó, người chồng thường đóng vai trò là người làm chủ, có tiếng nói ở trong gia đình, còn người vợ và con cái đóng vai trò là những người phải nghe theo quyết định của người chồng, người cha. Mặt khác, người phụ nữ còn phải chịu rất nhiều ràng buộc và áp lực đến từ tư tưởng truyền thống (tam tòng, tứ đức), họ không có quyền cãi lại, không có quyền phản kháng với chồng, nên trải qua một thời gian đã hình thành đức tính hi sinh, cam chịu, thụ động ở người phụ nữ (Lê Thị Nhâm Tuyết, không năm xuất bản). Chính vì thế, đứng trước một quyết định hệ trọng như cải sang đạo Tin Lành, nếu như bị người chồng, người thân trong gia đình phản đối, một số người có xu hướng im lặng, hoặc im lặng trước rồi thuyết phục sau.

Tóm lại, phần lớn (91%) những người được nghiên cứu trong đề tài này đều gặp sự phản đối từ gia đình khi họ quyết định cải đạo Tin Lành, trong đó sự phản đối nhiều nhất đến từ bố mẹ, anh em ruột, họ hàng của họ. Mặt khác, có sự khác biệt về áp lực mà những người chồng và những người vợ gặp phải. Theo đó, những người vợ có chồng chưa tin theo đạo Tin Lành thường gặp

phải sự phản đối từ người chồng của mình. Nhưng ngược lại, những người chồng cải sang đạo Tin Lành thì chỉ gặp phải sự phản đối từ bố mẹ, người thân, còn vợ con của họ thường cải đạo theo. Đứng trước sự phản đối khi tiến hành cải đạo, mỗi người đều đưa ra hướng giải quyết khác nhau, nhưng đa số đối tượng nghiên cứu trong đề tài này đều chọn xu hướng thuyết phục, hoặc im lặng. Một số ít người lựa chọn xu hướng im lặng trước và thuyết phục, giải thích sau, đặc biệt là chỉ có 1 người (nữ giới) chọn hướng phản kháng 9

. Bên cạnh đó, xét theo vị thế trong gia đình, đối tượng nghiên cứu giữ vị trí là người chồng trong gia đình thường có hướng chọn cách giải quyết là thuyết phục, chỉ có một số rất ít người chọn giải pháp im lặng. Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu là người vợ, người con trong gia đình lại có xu hướng lựa chọn cách im lặng nhiều hơn là người chồng, người cha.

3.2.2. Sự đối chọi với truyền thống

Những người cải sang đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay không chỉ phải chịu áp lực đến từ việc bị người thân trong gia đình phản đối, mà họ còn đối mặt với những phong tục, tín ngưỡng truyền thống đã theo họ trong suốt hàng chục năm, đã ăn sâu, bám rễ vào tâm trí, con người họ. Những tập tục này không thể gạt bỏ trong ngày một ngày hai và bên cạnh những nghi lễ có thể dung hòa, biến đổi cho phù hợp thì cũng có những tập tục bắt buộc phải từ bỏ. Trong khuôn khổ của một luận văn cao học còn nhiều hạn chế về thời gian và quy mô, trong đề tài nghiên cứu này tôi chỉ đi sâu phân tích những áp lực mà đối tượng nghiên cứu phải đối mặt từ tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên chính là một trong những tín ngưỡng được coi là “gây khó” cho rất nhiều người cải sang đạo Tin Lành, khiến họ phải trăn trở và phải tìm cách giải quyết sao cho “hợp tình, hợp lý”.

9

Sở dĩ nói tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên gây khó cho những người theo đạo Tin Lành là bởi nếu chiếu theo 10 điều răn của Chúa thì điều răn đầu tiên: “Chớ có thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời” và điều răn thứ hai: “Không được làm tượng chạm cho mình, cũng không được làm tượng nào giống những vật trên trời, dưới đất hoặc trong nước dưới đất, không được thờ lạy những hình tượng đó”, đều cấm tín đồ không được thắp hương, vái lạy người đã khuất, hoặc thờ thần, Phật nào khác ngoài Đức Chúa Trời. Trong khi đó, tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, hoặc thờ Phật đã đi theo văn hóa người Việt từ hàng nghìn năm trước, gắn bó với biết bao thế hệ người Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy, giống như áp lực khi bị người thân phản đối và bị dồn ép vào thế: chọn gia đình hay chọn Chúa, những người cải đạo cũng phải lựa chọn giữa thờ cúng ông bà tổ tiên hay thờ phượng Chúa. Đứng trước áp lực này, mỗi người có một cách ứng xử khác nhau và sau quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy đa số những người được hỏi đã đưa ra cách xử trí vô cùng khôn khéo, vừa giữ đúng đạo lại vừa có thể làm cho bản thân họ và những người thân chưa cải đạo trong gia đình có thể chấp nhận được. Đó là đa số tín đồ Tin Lành đều không đặt ban thờ hay bát hương trong nhà nhưng vẫn tham dự các đám giỗ của gia đình. Tất nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy, một số tín đồ tuân theo lời của Chúa một cách tuyệt đối (không đặt ban thờ không tham gia đám giỗ); hoặc một số đối tượng nghiên cứu vẫn có ban thờ ở trong nhà nhưng ban thờ đó do một hoặc nhiều người trong gia đình chưa tin theo đạo Tin Lành coi sóc . Đặc biệt, vẫn còn một số người không chịu được sức ép từ phía người thân mà chấp nhận đặt ban thờ trong nhà và tham gia các đám giỗ bao gồm cả cúng tế và vái lạy 10

.

10

Khái niệm tham gia cúng giỗ ở đây chỉ bao gồm việc có mặt tại buổi cúng giỗ để tưởng nhớ người đã khuất mà không thực hiện thắp hương, vái lạy hay ăn đồ cúng.

Cụ thể, có 56 người cho biết trong gia đình họ vẫn còn đặt ban thờ và 44 người cho biết họ đã dỡ bỏ ban thờ. Trong số 56 người còn đặt ban thờ trong gia đình thì có 48 người cho biết lý do là vì trong gia đình họ vẫn còn có những người chưa tin theo đạo Tin Lành và ban thờ là do những người này coi sóc, bản thân họ không thực hiện việc thắp hương hay vái lạy. 8 người còn lại cũng cho biết lý do còn đặt ban thờ là vì trong gia đình họ vẫn còn có những người chưa tin theo đạo Tin Lành, tuy nhiên chính họ lại là người coi sóc, hương khói ban thờ đó.

“…Chị cũng muốn bỏ ban thờ đi lắm, nhưng không thể làm khác được. Chồng chị ghê lắm. Khi biết chị tin Chúa, ông đã la lối, chửi mắng đủ điều, bắt chị phải bỏ Chúa, nếu không thì đuổi chị ra khỏi nhà. Chị giải thích thế nào ông ấy cũng gạt đi, không tin, không nghe bất cứ điều gì chị nói nên chị đành im lặng. Chị phải theo Chúa một cách âm thầm và ngày nào chị cũng cầu nguyện Chúa hãy khai sáng cho ông ấy. Mới có việc chị tin theo Chúa mà ông ấy đã phản ứng như vậy mà bây giờ bảo ông ấy bỏ ban thờ thì chắc ông ấy giết chị chứ chẳng chơi. Đành phải từ từ thôi, chị nghĩ thuyết phục ông ấy dần dần, đến khi ông ấy tin Chúa Giê-xu là đấng cứu thế thì tự khắc ông ấy sẽ bỏ ban thờ mà không cần chị bảo…

Giờ chị vẫn là người coi sóc ban thờ. Có mấy lần rằm, mồng một chị bỏ không thắp hương là chồng chị làm om sòm nhà cửa, ảnh hưởng đến con cái. Chị biết làm thế là không đúng, chị cũng đã xưng tội với Chúa và xin Chúa tha thứ cho tội lỗi của chị. Chị tin rằng Chúa đã nghe thấy lời cầu nguyện của chị và sẽ giúp chị sớm thay đổi được chồng chị…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn chị Phạm Thị Hải, 40 tuổi, ngày 23/3/2016)

Từ trường hợp của chị Hải có thể thấy, bên cạnh những người giữ đúng đạo thì vẫn còn những trường hợp chấp nhận việc thờ cúng, hương khói vì không chịu được sức ép đến từ những người thân trong gia đình.

Bên cạnh việc đặt ban thờ thì tổ chức đám giỗ cho những người đã khuất cũng là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng. Trong quan niệm truyền thống, cúng giỗ là biểu hiện của sự hiếu thuận, là dịp để những người thân tụ họp nhau lại, cùng làm cỗ để dâng lên người đã mất, mời người đã khuất về ăn cùng con cháu. Đám giỗ của người Việt cũng là dịp để đánh giá mức độ hiếu thuận của một cá nhân nào đó. Theo đó, những người không tham gia trong đám giỗ vì bất cứ nguyên nhân nào đều được coi là kém “hiếu thuận”.

Trong số 100 người được khảo sát ở đề tài này thì có 72 người thừa nhận gia đình họ vẫn tổ chức đám giỗ, nhưng chỉ có 55 người cho biết họ có tham gia vào các đám giỗ, còn 17 người cho biết họ hoàn toàn không tham dự. Ngược lại, có 28 người cho biết, gia đình họ không tổ chức đám giỗ và họ cũng không tham gia vào bất cứ đám giỗ nào

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)