Mối tương quan giữa việc tổ chức và tham gia đám giỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 107)

Tổ chức đám giỗ Tham gia đám giỗ Tổng Có Không Có Không Tổng 55 0 55 17 28 45 72 28 100

Nguồn: Tài liệu thực địa tại Hà Nội, ngày 18/2/2016

Tuy nhiên, cũng cần làm rõ là trong nghiên cứu này, tổ chức đám giỗ bao gồm hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, tổ chức đám giỗ nhưng thực chất là những

người còn sống họp mặt nhau lại, cùng ôn lại kỷ niệm về người đã khuất mà không thắp hương, không cúng tế, không vái lạy. Nghĩa thứ hai là tổ chức đám giỗ đúng theo truyền thống là bao gồm cả việc thắp hương, cúng tế và lễ lạt. Theo đó, với 72 người cho biết gia đình họ có tổ chức đám giỗ thì có 30 người nói rằng gia đình họ tổ chức đám giỗ theo nghĩa thứ nhất, và 42 người cho biết gia đình họ tổ chức đám giỗ theo nghĩa thứ hai. Trong 42 gia đình tổ chức đám giỗ theo nghĩa thứ hai thì có 17 người hoàn toàn không tham gia đám giỗ, 17 người có tham gia đám giỗ nhưng không thắp hương, không vái lạy, không ăn đồ cúng; còn 8 người vẫn tham gia vào cả quá trình làm lễ, cúng tế.

“…Gia đình chú tổ chức 49 ngày cho ông nhưng không phải là cúng tế, vái lạy, hương khói, mà chỉ là anh em trong gia đình tụ họp nhau lại để tưởng nhớ về ông thôi. Cứ gọi là tổ chức 49 ngày để cho bà con hàng xóm người ta nhìn vào đỡ thắc mắc, rồi tránh lời này lời kia, chứ thực chất không phải là tổ chức như kiểu truyền thống. Chú cũng chỉ mời một vài người thân, cùng nhau quây quần lại, tiện thì ăn bữa cơm cùng với nhau…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn Vũ Hồng Thanh, ngày 9/4/2016)

“Đám giỗ nào ở nhà này cũng đến tay chị, vì chồng chị là con trưởng, mà đàn ông chẳng bao giờ xuống bếp cả. Chồng chị chỉ lên hương, khấn vái thôi. Còn chị thì chỉ thắp hương rằm, mồng một, còn những ngày lễ quan trọng thì ông ấy làm hết.

Thế chị có khấn vái trong những ngày đó không?

Có em, thường thì trong các đám giỗ chồng chị lên hương xong vợ con với anh em phải đứng đằng sau để chắp tay khấn vái. Thỉnh thoảng chị cũng viện cớ làm việc này việc kia để trốn, nhưng chồng

chị ông ấy tinh lắm, bắt đứng ở đấy để làm lễ cho xong rồi mới cho đi làm việc khác. Ông ấy cũng biết đạo mình là cấm việc thờ cúng nên toàn cố tình ép mình là trái đạo thôi…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn chị Phạm Thị Hải, 40 tuổi, ngày 23/3/2016)

Chị Hải cũng chính là 1 trong 8 người vẫn còn đặt ban thờ trong nhà và vẫn tham gia vào các đám giỗ có hương khói, cúng tế, vái lạy. 7 trường hợp còn lại bao gồm 4 người gần giống như chị Hải (phụ nữ trung tuổi đã có gia đình) và 3 người là sinh viên đang sống cùng gia đình. Điểm chung giữa 8 người này là họ đều là nữ giới, đều sống trong gia đình không có ai theo đạo Tin Lành. Chính vì là người duy nhất ở trong nhà cải đạo, lại là phái yếu nên họ gặp rất nhiều khó khăn và áp lực. Không chịu nổi sự phản đối từ những người thân, họ buộc phải thỏa hiệp và đôi khi chấp nhận làm trái lại lời răn của Chúa.

Qua những vấn đề mà tôi đã phân tích có thể thấy, cuộc sống của những người cải đạo Tin Lành ở Hà Nội đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Họ đã tìm được chỗ dựa về mặt tinh thần và đa số có đời sống vật chất khấm khá, thoải mái hơn so với giai đoạn trước khi cải đạo. Tuy nhiên, quyết định cải đạo cũng đẩy họ vào thế phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn đến từ sự phản đối của bố mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, họ hàng, làng xóm. Đó còn là mẫu thuẫn từ những phong tục, tín ngưỡng truyền thống đã ăn sâu vào biết bao thế hệ, tầng lớp người dân ở miền Bắc nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Để có thể vượt qua được những mâu thuẫn này, đòi hỏi họ vừa phải vững đạo vừa mềm dẻo, khôn khéo trong cách ứng xử của mình. Đa số người cải đạo Tin Lành trong đề tài này đều đưa ra cách giải quyết phù hợp, im lặng và thuyết phục, đồng thời họ cũng nhạy bén trong việc tham gia các nghi lễ truyền thống nhưng đảm bảo không làm trái đạo. Tất nhiên, vẫn

còn một số ít (mà chủ yếu là những phụ nữ đã lập gia đình) vẫn không thể vượt qua được áp lực đến từ người thân mà làm trái lời răn của Chúa. Tôi cho rằng đây cũng là điều dễ hiểu, bởi với những giá trị đạo đức vốn áp đặt cho người phụ nữ từ hàng trăm năm nay khiến cho họ chưa đủ sức mạnh và sự dũng cảm để đứng lên bảo vệ quan điểm của riêng mình.

Cuộc sống của những người cải đạo Tin Lành thay đổi là vậy, nhưng dưới con mắt của những người xung quanh họ sẽ nhìn nhận thế nào? Với những người ngoại đạo, họ thấy người theo đạo Tin Lành là tốt hay xấu, đạo Tin Lành là tích cực hay tiêu cực? Trong phần tiếp theo của chương này tôi sẽ đi vào phân tích quan điểm của những người ngoại đạo về đạo Tin Lành.

3.3. Quan điểm của ngƣời ngoại đạo về việc cải đạo theo Tin Lành

Tìm hiểu quan điểm của người ngoại đạo về đạo Tin Lành là một trong những vấn đề cần thiết để dựng lên một bức tranh toàn cảnh về đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay. Bởi sẽ là chưa đủ nếu như chỉ nhấn mạnh đến những người trong cuộc mà bỏ qua cách nhìn của người ngoài cuộc về họ như thế nào.

3.3.1. Quan điểm của ngƣời dân nơi cƣ trú

Bên cạnh cách nhìn của những người thân trong gia đình, thì những người hàng xóm mà đại diện là tổ trưởng tổ dân phố nhìn nhận thế nào về những người theo đạo Tin Lành cũng rất quan trọng.

“Ở khu này có 3 gia đình đi theo đạo Tin Lành và họ sống cũng bình thường như các nhà khác, tôi thấy không có gì khác biệt cả. Nói chung là khu phố này toàn những người có ăn học đàng hoàng nên cũng chẳng có gì phải mâu thuẫn với nhau. Nói riêng về 3 nhà theo đạo Tin Lành thì tôi thấy đối với bà con trong khu phố thì họ vẫn vui vẻ, hòa hợp, vợ chồng con cái sống có văn hóa, nề nếp. Còn về đạo Tin Lành thì tôi cũng không hiểu nhiều lắm, chỉ biết là họ thờ Chúa

quyền của mỗi người, mình không có quyền ngăn cản hay bình phẩm. Thờ Phật cũng tốt mà thờ Chúa cũng tốt, miễn sao sống có đạo đức và không quên truyền thống của người Việt Nam là được…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn tổ trưởng tổ dân phố 4 Trung Hòa – Cầu Giấy)

“Tôi nhớ cách đây 3-4 năm, có một thời gian nhà ông Năm thường xuyên có tiếng mắng chửi. Rồi có đợt ông Năm phải đưa đi cấp cứu vì cao huyết áp. Sau đấy thì thấy anh Thanh là con trai cả của ông Năm đưa vợ con ra ngoài ở vài tháng sau mới quay về nhà. Tôi nghe nói là anh Thanh đi theo đạo Tin Lành, về nhà đòi đập bỏ ban thờ nên vợ chồng ông Năm tức giận quá mới mắng chửi ầm ĩ nhà cửa. Ông Năm là Đảng viên, đời nào chấp nhận cho con trai trưởng làm chuyện đấy. Nhưng bẵng đi một thời gian thì lại thấy êm xuôi, bây giờ lại hòa thuận lắm. Nghe nói bà Năm cũng đi theo đạo đấy rồi, cả nhà chỉ còn mỗi ông Năm là chưa theo, nhưng cũng không còn gay gắt như ngày trước nữa. Mấy lần nói chuyện với bà Năm tôi đều nghe bà ấy nói về Chúa, thấy bảo là thần diệu lắm, đi theo còn chữa được cả bệnh tật, căn bệnh thấp khớp của bà ấy giờ cũng khỏi rồi. Tôi thì chẳng tin lắm, nhưng kệ thôi, nếu thật đúng như thế thì cũng mừng cho bà ấy. Gia đình ông bà Năm cũng chỉ có mỗi đợt đó là xôn xao cả khu, còn giờ họ cũng sống bình thường như các gia đình khác. Duy chỉ có vợ chồng anh Thanh là có vẻ thay đổi tí chút. Trước kia anh chị đấy đi làm về là ở tịt trong nhà, chẳng nói chuyện hay quan hệ với ai, nhưng một hai năm nay thì thấy hay hỏi han mọi người trong khu, cũng biết quan tâm đến người khác, ra ngoài gặp ai cũng chào hỏi. Đứa con trai lớn của anh ấy thì ngoan lắm, ngoan nhất cái khu này luôn, lại học giỏi nữa nên tôi quý lắm…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn tổ trưởng tổ dân phố 24- Thanh Xuân - Hà Nội)

3.3.2. Quan điểm của chính quyền địa phƣơng

Tại Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ : “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” ban hành ngày 8/11/2012 đã quy định rõ: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định của pháp luật…”

Như vậy, đối với tất cả các tôn giáo bao gồm cả đạo Tin Lành đã được pháp luật công nhận và bảo vệ. Điều này cũng được các cán bộ công an nơi có người theo đạo Tin Lành xác nhận:

“Chúng tôi vẫn luôn theo dõi sát sao những hoạt động của những người theo đạo Tin Lành trên địa bàn. Quan điểm là chúng ta tôn trọng, không ngăn cấm quyền tự do tôn giáo của họ, tạo điều kiện cho họ sinh hoạt đạo một cách lành mạnh, tích cực, tốt đời đẹp đạo, trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Không riêng gì đạo Tin Lành mà bất cứ tôn giáo nào chúng tôi cũng quán triệt tinh thần như vậy. Còn đối với các cá nhân, gia đình theo đạo Tin Lành đang sống trên địa bàn thì tôi

thấy rằng họ rất văn minh, tiến bộ, có đạo đức, có văn hóa, thậm chí có địa vị trong xã hội và có hoạt động gì thì cũng đều khai báo, đăng ký với phường. Họ rất tự giác và hợp tác với chính quyền nên tôi thấy không có vấn đề gì cả… Tuyệt đối không có chuyện chúng tôi gây khó dễ hay ngăn cấm gì họ. Có gì đâu mà phải ngăn cấm, họ sống đàng hoàng, tử tế thì lý do gì mà ngăn cấm. Ở đâu thì không biết chứ ở đây là tuyệt đối không có chuyện đấy. Trước đây, có một thời gian đạo Tin Lành bị những kẻ xấu lợi dụng, làm những chuyện không tốt, nhưng sau đấy Chính phủ và Ban Tuyên giáo cũng nhận định đó chỉ là một nhóm nhỏ những phần tử không tốt làm méo mó đi và chỉ ở trong Tây Nguyên thôi, ngoài này thì không có. Về cơ bản thì đạo Tin Lành hay bất cứ đạo nào cũng đều tốt cả, nên chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất để cho bà con sinh hoạt đạo một cách lành mạnh…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn cán bộ công an phường Khương Đình, quận Thanh Xuân)

“Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, nhất là đối với đạo Tin Lành là một đạo mới, vẫn còn khá ít người trên địa bàn này theo. Theo số liệu mà tôi nắm được thì chỉ có khoảng 2 gia đình ở đây theo đạo này, và họ đều là viên chức nhà nước, cán bộ đã nghỉ hưu cho nên đến thời điểm này chưa phát sinh vấn đề gì cả. Nhìn chung gia đình họ khá yên ấm, bản thân họ cũng rất cởi mở, hàng xóm không thấy phản ánh gì nên chúng tôi vẫn tôn trọng quyền tự do tôn giáo của họ. Nhà nước cũng có chủ trương đối với vấn đề tôn giáo thì không ngăn cấm, tạo điều kiện cho họ sinh hoạt đạo. Chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết, tạo điều kiện khi người dân nộp đơn đăng ký sinh hoạt đạo. Một số gia đình trên địa bàn theo Phật giáo cũng nộp đơn đăng ký sinh hoạt đạo tại nhà và chúng tôi vẫn giúp đỡ họ vô điều kiện, miễn sao đúng pháp luật và tôn trọng pháp luật. Nếu các gia đình có

nhu cầu sinh hoạt đạo Tin Lành tại nhà thì có thể nộp đơn, chúng tôi sẽ giải quyết”.

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn cán bộ công an phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Có thể thấy, chính quyền địa phương nơi có người theo đạo Tin Lành sinh sống đều khẳng định đã, đang và sẽ giúp đỡ các tín đồ theo đạo sinh hoạt đạo một cách thuận lợi, trên quan điểm “tôn trọng pháp luật”. Mặc dù quan điểm này đã là khá cởi mở so với trước, tuy nhiên, bản thân các cán bộ công an vẫn thừa nhận rằng “tôn giáo là vấn đề nhạy cảm”, và “luôn theo dõi sát sao những hoạt động của những người theo đạo Tin Lành trên địa bàn”, đã cho thấy sự cởi mở này chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định.

3.3.3. Quan điểm của những ngƣời làm chính sách - Quan điểm của các nhà nghiên cứu - Quan điểm của các nhà nghiên cứu

Nhận xét về đạo Tin Lành và những tín đồ theo đạo Tin Lành, trong bài viết đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế: Văn hóa tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hùng (2010) đã nhận xét:

“…Những người Tin Lành là một cộng đồng có các tính cách tương phản. Một mặt, đa số họ là những người siêng năng, có lòng đạo đức, có lối sống giản dị, chân thực, ít mắc vào các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, hút xách. Họ cũng rất có ý thức tiết kiệm, phấn đấu cho cuộc sống của mình và xã hội tốt đẹp, bình an, nhanh nhạy trong kinh doanh, sản xuất.

Mặt khác, nhiều khi lại thấy họ dường như “hơi quá khích”, đề cao sự thiêng liêng, đạo đức của tôn giáo mình là trên hết, bang quan, thờ ơ với những vấn đề xã hội hiện tại trong khi lại bỏ thì giờ, tiền bạc, sức lực phụ vụ giáo phái, nhóm tôn giáo của mình một cách thái quá.

Những điều đó đã khiến họ trở nên xa lạ, lạc lõng ngay trong con mắt cư dân, đồng bào mình…”

- Quan điểm của cơ quan quản lý:

Quan điểm của Nhà nước về vấn đề tôn giáo nói chung

Quan điểm của Nhà nước về vấn đề tôn giáo nói chung trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập và chuẩn bị gia nhập thêm các hiệp định thương mại tự do, trong đó có những yêu cầu khá khắt khe về nhân quyền và tự do tôn giáo. Chính vì vậy, dù muốn hay không, những nhà hoạch định chính sách đã phải tiến hành nghiên cứu và đưa ra nhiều chính sách phù hợp với bối cảnh chung, phù hợp với nguyên tắc của thế giới.

Một trong những chuyển biến tích cực về chính sách đối với tôn giáo đã được thể hiện khá rõ tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và sửa đổi, bổ sung quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)