CHƢƠNG 1 : VỀ CÁC HỘI THÁNH TIN LÀN HỞ HÀ NỘI
1.3. Các Hội thánh đƣợc chọn nghiên cứu
1.3.5. Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo (England)
Cơ Đốc Giáo được truyền bá vào nước Anh từ thế kỷ thứ II, đến thứ kỷ thứ IV thì bắt đầu phát triển. Đến năm 1534, vua của nước Anh là Henry VIII đã quyết định tách Cơ Đốc Giáo ở Anh ra khỏi Công Giáo La Mã và thành lập lên Anh Quốc Giáo. Mặc dù vậy, Anh Quốc Giáo vẫn giữ đa số truyền thống của Công giáo La Mã. Điểm khác biệt là Anh Quốc Giáo cởi mở hơn khi đón nhận tinh thần cải cách của Martin Luther như cho người dân được đọc Kinh thánh, cho dịch Kinh thánh ra Anh ngữ, cho in Kinh thánh để phục vụ giáo dân, tin Kinh thánh là quyền tối thượng của đức tin và việc hành đạo của tín hữu (Diệp Dung, 2009: 47-48).
Ở Việt Nam, Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo được thành lập từ năm 2009 tại Hà Nội, do Mục sư Vũ Hồng Thái khởi xướng. Tuy nhiên, Hội thánh này chỉ đơn thuần là có tên là Anh Quốc Giáo và là nơi tập hợp của các tín đồ mang tình yêu đối với nước Anh, có khả năng nói tiếng Anh, chứ
không phải là sợi dây gắn liền với Tin Lành Anh Quốc Giáo ở nước Anh. Mặc dù vậy, đây lại là một trong những Hội thánh tư gia đang phát triển ở Hà Nội, với các đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm đầu tiên ở Hội thánh Anh Quốc Giáo là quá trình Thờ Phượng, giao tiếp với Chúa hoàn toàn bằng tiếng Anh mà không phải là tiếng Việt, tiếng Việt chỉ được sử dụng khi các tín đồ trong Hội thánh trò chuyện với nhau. Điểm đặc biệt thứ hai là dù không trực thuộc Tin Lành Anh Quốc Giáo ở Anh, nhưng Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo tại Hà Nội lại mang tư tưởng, phong cách, bản sắc của người Anh. Cụ thể, đó là các tín đồ luôn đề cao sự tôn nghiêm, kỷ luật nhưng lại tôn trọng sự riêng tư, cởi mở trong tư tưởng; tin Kinh thánh là quyền tối thượng của đức tin.
Vào thời điểm khi mới thành lập, Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo chỉ gồm một nhóm nhỏ dưới 10 người, nhưng sau 7 năm hoạt động, hiện Hội thánh có khoảng trên 100 tín đồ, trong đó có khoảng 70 tín đồ thường xuyên tham dự lễ Thờ Phượng vào sáng Chúa Nhật hàng tuần.
Cũng giống đại đa số các Hội thánh Tin Lành khác, Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo rất chú trọng đến giáo dục và truyền giáo. Tuy nhiên, mục tiêu giáo dục chủ yếu ở Hội thánh này là trau dồi khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) cho các tín đồ. Điều này xuất phát từ quan điểm của Mục sư quản nhiệm Vũ Hồng Thái, khi ông cho rằng, các thế hệ người Việt hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải giỏi ngoại ngữ nếu muốn hội nhập và phát triển; đồng thời ông cũng muốn xây dựng một Hội thánh có sự khác biệt so với các Hội thánh tư gia thông thường. Chính vì lý do đó mà địa điểm Thờ Phượng của Hội thánh cũng chính là một trung tâm tiếng Anh dành cho nhiều độ tuổi khác nhau, do Mục sư Vũ Hồng Thái đứng ra thành lập.
Đối với công tác truyền giáo, do đặc điểm sinh hoạt tôn giáo chủ yếu bằng tiếng Anh nên theo Mục sư Thái, quá trình truyền đạo gặp khá nhiều khó khăn, tuy nhiên Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo quan niệm “chất lượng
hơn là số lượng”. Điều này cũng không có nghĩa là Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo không truyền đạo cho người không biết tiếng Anh, họ vẫn tăng cường truyền đạo đến mọi đối tượng, song với những người không biết tiếng Anh sau khi tin nhận Chúa sẽ được giới thiệu để sinh hoạt tại các Hội thánh khác. Vì mới thành lập được 7 năm và số lượng tín đồ còn hạn chế nên hiện nay Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo chỉ mới đăng ký hoạt động tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, chứ chưa được Ban Tôn Giáo Chính phủ cấp phép hoạt động.
Tiểu kết chƣơng 1:
Như vậy, dựa trên những phân tích về đạo Tin Lành ở Việt Nam và Hà Nội, cũng như sơ lược về các Hội thánh tại Hà Nội và lịch sử phát triển của 5 Hội thánh được nghiên cứu trong đề tài này, có thể khái quát những điểm chung nhất của các Hội thánh được nghiên cứu như sau:
Về Giáo lý:
Đạo Tin Lành nói chung và các Hội thánh nói riêng đều đề cao vị trí của Kinh Thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Theo đó, đạo Tin Lành đề cao Kinh Thánh một cách tuyệt đối, tất cả tín đồ và chức vụ mục sư, truyền đạo đều sử dụng Kinh Thánh, nói và làm theo Kinh Thánh. Đối với đạo Tin Lành, Kinh thánh có vị trí cực kỳ quan trọng. Trong các trường hợp, Kinh Thánh giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo.
Đạo Tin lành không thờ lạy các hình tượng và họ cho rằng Kinh thánh đã dạy: "Hình tượng là công việc do tay người làm ra, hình tượng có miệng mà không nói, có tai mà không nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ rẫm, có chân nào biết bước đi... phàm kẻ nào làm hình tượng mà nhờ cậy nơi đó, đều giống nó" (Thi thiên 115: 4-8).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các Hội thánh có dùng các tranh ảnh, hình tượng trong sinh hoạt tôn giáo nhưng mang ý nghĩa tài liệu để giảng giải, truyền thụ.
Về Luật lệ, lễ nghi:
Trong đời sống tín ngưỡng, đạo Tin Lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những "hình thức ngoại tại" (tức là không phải vì các luật lệ, lễ nghi). Do đó luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của các Hội thánh Tin Lành đều đơn giản không cầu kỳ, rườm rà.
Trong bảy phép Bí tích, các Hội thánh Tin Lành chỉ thừa nhận và thực hiện phép Rửa tội (Bắptem), phép Thánh thể. Vì họ cho rằng Kinh Thánh chỉ nói đến những phép đó mà thôi.
Ngoài hai phép Bắptem và Mình thánh, đạo Tin Lành duy trì các lễ như lễ Nôel, lễ Phục sinh, lễ Dâng con trẻ cho Chúa, lễ Hôn phối và các nghi lễ khác cho người quá cố...
Về chức sắc và tổ chức Hội thánh:
+ Chức sắc của đạo Tin Lành: gồm các chức vụ: mục sư (tên gọi theo Kinh thánh) và dưới mục sư là truyền đạo (còn gọi là giảng sư). Chức sắc đạo Tin Lành chủ yếu là nam, nhưng riêng Hội thánh Bắp-tít có tuyển chọn cả phụ nữ và họ không giữ chế độ độc thân. Chức sắc đạo Tin lành tuy được coi là "người chăn bày" nhưng không có thần quyền, tức là không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phúc, tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian trong mối quan hệ giữa tín đồ đạo Tin Lành với đấng thiêng liêng. Quan hệ giữa giáo sĩ với tín đồ bình đẳng, cởi mở. Chức sắc đạo Tin lành hoạt động dưới sự kiểm soát của tín đồ, hàng năm tín đồ bỏ phiếu tín nhiệm mục sư (hoặc truyền đạo) quản nhiệm Hội thánh.
+ Cơ cấu Hội thánh: vì đạo Tin lành chủ trương xây dựng các giáo hội độc lập với những hình thức cơ cấu khác nhau, tuỳ thuộc vào từng hệ phái và hoàn
cảnh điều kiện cho phép cho nên một giáo hội có thể có rất nhiều Hội thánh. Cơ cấu tổ chức của 5 Hội thánh được nghiên cứu trong đề tài này là tương đối giống nhau. Cụ thể, thông thường mỗi Hội thánh đều có các ban ngành như: Ban Thiếu nhi, Ban Thiếu niến, Ban Thanh niên, Ban Thanh tráng, Ban Tráng niên, Ban Trung niên và Ban Lão niên. Mỗi ban đều tương ứng với những độ tuổi khác nhau, và ở Hội thánh có quy mô lớn như Hội thánh Hà Nội thì ví dụ như Ban thiếu nhi lại phân chia thành các nhóm nhỏ như Ấu nhi, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Thiếu nhi 1, Thiếu nhi 2. Hoặc ở Hội thánh Yêu Thương thì lại không Ban Lão niên, do không có tín đồ lớn tuổi, hoặc có rất ít nên được ghép vào sinh hoạt cùng với Ban Trung niên.
Bên cạnh các ban ngành, mỗi Hội thánh cũng thành lập nhiều mục vụ với các chức năng khác nhau. Chẳng hạn như Hội thánh Hà Nội có 5 mục vụ là Cầu Nguyện, Thờ Phượng, Truyền thông, Công tác xã hội, Dịch sách Cơ đốc. Còn tại Hội thánh Lời Sự Sống lại bao gồm 8 mục vụ như: Ca đoàn, Giới trẻ, Thiếu nhi, Nữ giới, Gia đình, Lãnh đạo, Công tác xã hội, Doanh nhân A&B. Như vậy, tùy vào tính chất và mục tiêu hoạt động mà mỗi Hội thánh có các mục vụ để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Ngoài ban ngành và mục vụ, một số Hội thánh lớn còn có các điểm nhóm, phân chia theo địa bàn để thuận lợi cho các tín đồ sinh hoạt đạo. Trong đề tài nghiên cứu này, có 2 Hội thánh có quy mô lớn là Hội thánh Tin Lành Hà Nội và Hội thánh Lời Sự Sống có nhiều điểm nhóm khác nhau, còn 3 Hội thánh còn lại chỉ có một địa điểm sinh hoạt duy nhất.
Trên cơ sở tìm hiểu về đạo Tin Lành ở Việt Nam và ở Hà Nội, cùng những phân tích về lịch sử hình thành, phát triển, mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức của 5 Hội thánh được nghiên cứu là tiền đề để tôi làm rõ quá trình truyền bá đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay.