Số lượng
(đơn vị: người)
Phần trăm
(%)
Tốt hơn trước đây rất nhiều Tốt hơn trước đây khá nhiều Vẫn y như trước đây
Không được như trước đây Tồi tệ hơn trước đây rất nhiều Tổng 83 17 0 0 0 100 83 17 0 0 0 100
Nguồn: Tài liệu thực địa tại Hà Nội, ngày 16/2/2016
3.1.1. Sự thay đổi về mặt tâm linh
Như đã nói ở chương thứ hai của đề tài này, lý do khiến cho rất nhiều người dân sống tại Hà Nội quyết định cải đạo Tin Lành là họ cảm thấy được giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất. Về mặt tinh thần, khi gia nhập đạo Tin Lành, những người cải đạo nhận thấy họ được cứu rỗi khỏi những tội lỗi mà mình gây ra, thấy tâm hồn được bình an, thanh thản nên cuộc sống sau khi cải đạo của họ cũng trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Bởi vậy, có đến 80% người được hỏi cho biết, đời sống của họ đã được Chúa cứu rỗi, được giải thoát ra khỏi những tội lỗi; 20% người được hỏi cho biết, họ vừa nhận được sự cứu rỗi, vừa tìm được nơi dựa dẫm, chia sẻ, tâm sự là Chúa Giê-xu.
Vì ở phần 2 của chương 2 (Lý do cải đạo) tôi đã phân tích khá rõ về giá trị tinh thần mà đạo Tin Lành mang lại cho những người cải đạo, nên trong phần này tôi chỉ viện dẫn những chia sẻ của những người mà tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu, để thấy được đời sống tinh thần của họ đã thay đổi như thế nào từ khi cải đạo Tin Lành.
“…Trước đây chị nóng tính lắm, lúc nào cũng như hổ vồ, lại cộng thêm việc buôn bán suốt ngày ở chợ nên nói tục, chửi bậy thường xuyên. Trong người lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng, bực bội, bất an. Đến mức mà chồng con chị còn thấy sợ, cứ thấy mình có vẻ tức tối, giận dữ là bố con khác tự bảo nhau tránh xa. Nhưng cám ơn Chúa, từ khi tin nhận Chúa thì Chúa đã giúp chị thay đổi rất nhiều. Được học lời Chúa, được đọc Kinh Thánh thường xuyên thì tự nhiên cảm thấy trong người nhẹ nhõm, tươi mới, vui vẻ và bình an lạ thường, giống như mình được thay máu ấy. Rồi tự nhiên không thể buông lời thô tục được. Chồng chị nhiều lúc cũng phải nói cám ơn Chúa vì Chúa đã thay đổi được vợ con, điều mà trước nay con nghĩ là không ai có thể làm được…”
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn chị Nguyễn Thị Phượng, 38 tuổi, ngày 19/8/2015)
“…Tôi được biết đến Chúa lần đầu tiên qua lớp học Phục hồi ở trung tâm cai nghiện. Điều lạ lùng là ngay từ buổi học đầu tiên, tôi bỗng cảm thấy trái tim thổn thức, có cái gì đó khác lạ lắm, tự nhiên cứ dâng trào trong lồng ngực tôi mà càng học, tôi càng cảm thấy có niềm vui mới lạ và lòng biết ơn vô cùng. Trái tim tôi tan chảy và tôi cảm thấy bản thân mình thay đổi rất nhanh, tôi không còn hút thuốc lào nữa, không nói tục chửi bậy nữa, không ương ngạnh nữa. Cuộc sống của tôi cảm thấy bình an, tinh thần tôi vô cùng lạc quan và phấn chấn cho đến tận bây giờ…”
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn anh Quách Việt Hùng, 36 tuổi, ngày 27/8/2015)
3.1.2. Sự thay đổi về vật chất
Có một điều tôi nhận thấy sau khi tiến hành phỏng vấn sâu 20 trường hợp là tất cả đều thừa nhận đời sống vật chất của họ đã khá hơn trước đây rất nhiều sau khi cải đạo Tin Lành. Điều này đã được tôi đề cập khá rõ ở mục 2.1.1 của chương II, động cơ về vật chất của những người cải đạo. Theo đó, khi khảo sát về mức thu nhập của 100 người theo đạo Tin Lành, kết quả cho thấy có 21 người có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng; 27 người có mức thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng; 23 người có mức thu nhập từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/tháng; 21 người có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng và chỉ có 8 người hiện không có thu nhập (gồm 4 sinh viên, 2 mục sư và 2 người thất nghiệp). Như vậy, số lượng người có mức thu nhập khá (từ 5 triệu đồng/tháng trở lên) đạt 48% và mức thu nhập trung bình đạt 23%. Riêng số người có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng và không có thu nhập chỉ chiếm tổng 29%. Tuy nhiên, cũng cần phải nói là mức thu nhập này có thể có trước khi đối tượng nghiên cứu tiến hành cải đạo, và chưa chắc thu nhập cao thì đời sống vật chất đã khấm khá, thu nhập thấp thì đời sống vật chất nghèo nàn. Bởi thực tế, có rất nhiều người có thu nhập cao nhưng họ phải trả nợ, phải chi tiêu nhiều thứ; trong khi những người có thu nhập thấp lại tiêu một khoản tiền rất ít và có thể để dành số tiền còn lại. Vậy đối với những người được khảo sát trong đề tài này thì sao? Thông qua quá trình phỏng vấn sâu 20 trường hợp thì có 15 người cho biết mức thu nhập hiện tại của họ cao hơn sau khi cải đạo, còn 5 trường hợp cho biết mức thu nhập này được duy trì từ trước khi họ cải đạo cho đến nay.
“Em tin Chúa từ năm 2013, khi vừa mới tốt nghiệp đại học xong và vẫn đang thất nghiệp. Không có việc làm, trong khi hàng tháng vẫn phải trả tiền ăn, tiền thuê nhà nên cuộc sống vô cùng khó khăn, em phải xin làm thêm ở quán cà phê. Thời điểm đó em tình cờ quen với một bạn sinh viên làm việc cùng và được nghe chia sẻ về Chúa. Thấy em khó khăn, chán nản, bạn đó khuyên và hướng dẫn em cầu nguyện để được Chúa ban phước nên em thử làm theo. Thực ra khi đó em cũng chưa tin mấy, nhưng điều kỳ diệu là sau đó khoảng 1 tuần Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của em. Có một công ty đã gọi em đến phỏng vấn và nhận em vào vị trí nhân viên thiết kế với mức lương khá cao. Sau lần đó em thực sự tin là Chúa có thật và tháng lương đầu tiên của em, em đã thành tâm dành ra một số tiền để dâng lên Chúa. Em cũng cầu xin Chúa tiếp tục ban phước để công việc của em thật thuận lợi. Cám ơn Chúa là Chúa luôn đáp lại lời cầu nguyện của em, vì chỉ 3 tháng sau là em tiếp tục được tăng lương, và từ đó cho đến nay cuộc sống của em rất thoải mái, em còn có tiền để gửi về cho gia đình…”, Quang hồ hởi kể lại.
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn Nguyễn Văn Duy, 25 tuổi, ngày 9/9/2015).
“Năm 2011, sau 3 tháng học ở Lớp học Phục hồi tôi được trở về với gia đình sau thời gian cai nghiện ở trung tâm. Nhờ có Chúa dẫn dắt mà tôi đã rời bỏ được ma túy và thay đổi hoàn toàn, khiến hàng xóm cũng phải thắc mắc rằng có phải tôi đi cai nghiện được uống thuốc gì đó không mà thay đổi đến như vậy? Bố mẹ tôi cảm thấy tôi như được sinh ra lần thứ hai, tươi mới và tốt lành đến lạ kỳ. Tôi tiếp tục đi học Lời của Đức Chúa Trời và học nghề lái xe, tự kiếm sống nuôi mình và chăm sóc cha mẹ. Năm 2014 tôi kết hôn, vợ tôi là một cô giáo dạy Tiếng Anh xinh đẹp, ngoan hiền. Hai vợ chồng tôi cùng chí thú làm ăn
nên đến cuối năm 2014, chúng tôi mua được chiếc xe ô tô 7 chỗ để tôi làm nghề. Từ một kẻ nghiện ngập, gây ra biết bao nỗi đau cho gia đình, giờ đây tôi đã có công ăn việc làm, cuộc sống của gia đình tôi cũng khấm khá hơn trước..” .
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn Quách Việt Hùng, 36 tuổi, ngày 27/8/2015)
Cùng với đó, qua quá trình phỏng vấn 5 trường hợp có mức thu nhập được duy trì trước khi họ cải đạo cho đến nay, tôi nhận thấy, mặc dù thu nhập vẫn giữ nguyên, song đời sống vật chất của họ lại khá hơn trước do họ được giúp đỡ về trang thiết bị đến từ những người cùng theo đạo Tin Lành và mức chi tiêu của họ cũng hợp lý hơn. Mặt khác, tôi cũng tiến hành khảo sát nhanh đối với một số người có thu nhập thấp (dưới 3 triệu/tháng) và họ cho biết, họ hài lòng với đời sống vật chất của mình. Thậm chí, 2 người không có thu nhập do đang thất nghiệp vẫn tỏ ra lạc quan khi cho biết tình hình sẽ được cải thiện khi họ có việc làm.
Có thể thấy rõ hơn điều này qua chia sẻ của một số đối tượng nghiên cứu:
“… Trước đây cuộc sống gia đình cô khó khăn lắm. Cũng với mức thu nhập như bây giờ nhưng cô phải chi tiêu rất nhiều thứ, trong đó tiền cho em học ở trường quốc tế cũng mất gần 10 triệu/tháng rồi, vì nghĩ đến tương lai của con nên cô chú phải cố gắng thôi. Sau khi em nhà cô vào đại học thì may nhờ có một chú trong Hội thánh đang làm việc ở Nga giúp đỡ cho em đi du học, rồi còn giới thiệu cho em đi làm thêm nên đỡ hơn. Bây giờ em vừa đi học vừa đi làm, tự lo được cho bản thân nên cô chú không phải gửi tiền cho em nữa. Lương của cô chú bây giờ chỉ để ăn uống và tiết kiệm sau này lo nốt cho em thứ hai nữa thôi. Cám ơn Chúa, cũng nhờ Chúa mà gia đình cô mới quen biết
được chú Hải ở bên Nga và con cô mới thuận lợi đi du học như thế. Bây giờ thì không phải quá dư dả nhưng cũng thoải mái rồi…”, cô Nga trả lời...
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn cô Nguyễn Hồng Nguyệt, 49 tuổi, ngày 2/4/2016)
Thông qua chia sẻ của đối tượng nghiên cứu có thể thấy được phần nào cuộc sống vật chất của họ giai đoạn trước và sau khi cải đạo Tin Lành. Với những người theo đạo, Chúa đã cứu rỗi cuộc đời họ, mang đến cho họ đời sống vật chất khá giả, thoải mái hơn, công việc của họ cũng trở nên thuận lợi hơn trước, khiến họ trút bỏ được gánh nặng cơm áo gạo tiền. Không những vậy, Chúa còn là chỗ dựa tinh thần cho họ, giải thoát họ khỏi khổ đau, tội lỗi, mang đến cho họ cuộc sống bình an. Có thể nói trong tư tưởng của những người theo đạo Tin Lành, cuộc sống của họ gắn liền với Chúa, con người họ dần hoàn thiện hơn khi nghe theo lời Chúa và họ tin rằng chỉ cần họ cầu nguyện và vâng lời, Chúa sẽ mang đến cho họ thật nhiều phước hạnh.
Những mặt tích cực mà đạo Tin Lành mang lại cho tín đồ đã phần nào được thể hiện rõ trong đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên, song song với sự tích cực đó còn có những khó khăn, thách thức đè nặng lên những người cải đạo. Đó chính là áp lực mà họ phải chịu khi quyết định đi theo đạo Tin Lành.
3.2. Những xung đột trong quá trình cải đạo
Đứng trước bất kỳ sự lựa chọn nào, con người luôn phải chịu những áp lực nhất định, đặc biệt là đối với một vấn đề hệ trọng như cải sang đạo Tin Lành – một tôn giáo còn khá mới mẻ và đã từng có thời gian bị quy chụp là “Đạo Huê Kỳ”, là đạo Bỏ ông bỏ bà. Trong một bài viết của Nguyễn Xuân Hùng (2011) cũng đã từng đề cập đến vấn đề này. Theo đó, tác giả này cho biết, đạo Tin Lành với đặc trưng truyền đạo theo cá nhân, giảng đạo trực tiếp, thuyết giải, tranh luận, hạ uy tín các thần… đã làm nảy sinh sự xung đột sâu sắc hơn,
trực diện hơn. Hơn thế nữa, truyền giáo Tin Lành đã tuyên chiến, xung đột với tập tục gia đình, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo bản địa tại Việt Nam. Người Việt vốn có tinh thần bao dung tôn giáo nhưng đã phản ứng lại quyết liệt. Theo tài liệu từ giới Tin Lành, hầu như tất cả mọi tân tín đồ đều bị gia đình, dòng họ, làng xóm từ bỏ, truất quyền thừa kế, thậm chí bị trói, đánh, chặt đốt quần áo… vì những người này đã dám đập bát hương, mang ban thờ, bài vị tổ tiên ra chẻ, đốt… Cũng vì thế mà trong dân gian, đạo Tin Lành được gọi là đạo bỏ ông bà (ibid., p.156). Tuy nhiên, đó là giai đoạn trước, còn với đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay thì sao? Có đến 91% đối tượng nghiên cứu trong đề tài này thừa nhận họ đã từng chịu rất nhiều áp lực khi quyết định cải đạo. Áp lực ở đây không gì khác chính là sự phản đối từ bố mẹ, anh chị em ruột, họ hàng, làng xóm, bạn bè (thậm chí cả chính quyền), và áp lực đến từ những phong tục, tín ngưỡng truyền thống.
3.2.1. Sự phản đối của ngƣời thân
Trong số 91/100 người thừa nhận họ đã từng bị phản đối khi quyết định cải sang đạo Tin Lành thì có 53 người cho biết họ bị bố mẹ phản đối; 10 người bị vợ/chồng phản đối; 5 người bị anh em ruột phản đối; 20 người bị anh em họ hàng phản đối và 3 người đưa ra phương án khác (chính quyền địa phương phản đối) 8
. Tôi cho rằng kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp bởi qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa truyền thống Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ từ văn hóa phương Bắc, đặc biệt là Nho giáo, vốn rất coi trọng chữ hiếu và lễ nghĩa trong gia đình.
Theo đó, quan điểm của Nho giáo về quan hệ trong gia đình bao gồm quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vợ chồng, anh chị em. Theo đó, quan hệ cha
8 Một đối tượng nghiên cứu có thể nhận được sự phản đối từ nhiều người khác nhau cùng một lúc, ví dụ cả bố mẹ, vợ/chồng, anh chị em họ hàng đều phản đối. Tuy nhiên, để thuận tiện trong quá trình xử lý và phân tích số liệu, trong đề tài này chỉ chấp nhận 1 phương án trả lời, là sự phản đối nhiều nhất đến từ người có tác
con, anh em được thể hiện bằng chữ hiếu và được coi là gốc của các đức khác:
Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh Hiếu đễ giả kỳ vi nhân chi bản dư
Giữa hiếu và đễ thì hiếu làm đầu vì hành vi của con người không gì lớn bằng chữ hiếu, trong các tội của con người thì không có tội nào lớn hơn tội bất hiếu: “Ngũ hình chi thuộc tam thiên, nhi tội mạc đại ư bất hiếu”. Người con có hiếu phải là người có ý thức đầy đủ về tình cảm và bổn phận của mình đối với cha mẹ. Đó là sự biết ơn sâu sắc công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, suốt đời phải biết làm cho cha mẹ vui sướng dù mình có phải chịu khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh tính mạng cũng thỏa lòng. Đạo hiếu phải được biểu hiện bằng hành vi cụ thể như phải biết giữ gìn thân thể, sức khỏe của mình để cho cha mẹ yên lòng, không làm điều xấu gây phiền lụy cho cha mẹ; đặc biệt không làm điều bạo ngược để cha mẹ nguy khốn. Người con phải theo đuổi nghề nghiệp của cha, làm nên danh phận cho cha mẹ vui, phải sinh con. Khi cha mẹ còn sống không đi xa để có điều kiện phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ mất phải cúng giỗ, để tang trong ba năm (Lê Thị Quý, 2013).
Chính quan niệm đó đã khiến cho những người cải sang đạo Tin Lành phải chịu một sức ép vô cùng lớn trước quyết định cải đạo, thậm chí họ còn bị dồn ép phải lựa chọn gia đình hay là Chúa Giê-xu.
“…Tôi vẫn còn nhớ thời điểm sau khi tôi chính thức tiếp nhận Chúa Giê-xu là vào năm 1998 và khi gia đình tôi biết chuyện, họ đã vô cùng sốc, đặc biệt là ba tôi. Ba tôi là sĩ quan quân đội cao cấp đã về hưu, các chị em tôi đều là cán bộ, công nhân viên quốc phòng. Chính vì vậy, khi biết em trai kế tôi theo Chúa, rồi đến lượt tôi cũng tin Chúa,