Chƣơng 2 : QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO TIN LÀN HỞ HÀ NỘI
2.2. Động cơ cải đạo
2.2.1. Động cơ về tinh thần
Tuyệt đại bộ phận những người được khảo sát trong đề tài này đều thừa nhận rằng, họ nhận được sự hỗ trợ rất lớn về mặt tinh thần kể từ khi gia nhập đạo Tin Lành. Trong đó, có đến 80% cho biết, sự hỗ trợ về tinh thần ở đây chính là họ được cứu rỗi, được giải thoát khỏi những tội lỗi của bản thân; 20% cho biết họ vừa nhận được sự cứu rỗi, vừa tìm được nơi dựa dẫm, chia sẻ, tâm sự là Chúa Giêsu .
7
Trong nghiên cứu này, động cơ về tinh thần có thể được hiểu là những người đi theo Đạo Tin Lành được giúp đỡ về vấn đề niềm tin tâm linh, bao gồm: giải thoát khỏi những tội lỗi đã gây ra (cứu rỗi), có đối tượng để tin tưởng tuyệt đối và dự dẫm (Chúa Giêsu).
“Tôi có cửa điện, hàng ngày vẫn thay hoa dâng lộc nước, năm đôi tiệc, tháng đôi tuần rất đầy đủ nhưng cuối cùng vẫn chẳng được ai phò trợ cho, con tôi vẫn chết. Năm 2000, sau khi tin Chúa thì tôi về nhà quyết định đập cửa điện. Cửa điện có 3 tầng, 2 tầng dưới tôi nhờ các con đập hộ, đến tầng cao nhất là 1m75 tôi đích thân bắc ghế lên đập. Cả những bức tượng rất to bên trong có đặt vàng để yểm tôi cũng đập hết, đập vụn ra rồi mang ra sông Nhuệ thả. Con tôi bảo lấy lại vàng ở trong đó, nhưng tôi bảo thôi, chẳng đáng bao nhiêu cả, quan trọng là mình được cứu.
Xong rồi đêm hôm đấy tôi bị 5 bóng đen cầm dao dài, sáng loáng đứng ở quanh giường định giết tôi. Cả 5 thằng đó ập vào bóp cổ tôi, tôi không tài nào thở nổi, giống như kiểu người ta bị bóng đè ấy. Chúng nó giữ chân tay, bóp cổ, và tôi cảm thấy như mình sắp chết đến nơi. Trong lúc đấy tôi mới chợt kêu lên: “Chúa ơi cứu con”, rồi Chúa cứu tôi thật. Ngay sau đấy tôi như có sức mạnh bỗng ngồi bật dậy và Chúa thông qua tôi đã mắng bọn ma quỷ: “Chúng mày khôn hồn thì cút hết đi nếu không ta sẽ nhốt chúng bây xuống 18 tầng địa ngục”, và rồi 5 bóng đen bỗng biến mất, những ngày sau đó cũng không thấy đến tìm tôi nữa. Chúa linh diệu vô cùng…”
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn bà Nguyễn Thị Minh, 72 tuổi, ngày 4/8/2016)
Qua lời kể của bà Minh có thể thấy, khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc, không còn chỗ để bấu víu thì đạo Tin Lành đã cứu rỗi linh hồn họ, khiến họ như tìm được ánh sáng trong hầm sâu tăm tối, giúp họ có thể đứng lên và có niềm tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: phải chăng chỉ có đạo Tin Lành mới có thể giúp đỡ tín đồ về mặt tinh thần,
giúp họ được cứu rỗi, còn các tôn giáo khác như Phật Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo, Công Giáo... không thể cứu rỗi được người theo đạo?
Theo quan điểm của tôi thì không phải là như vậy. Mỗi tôn giáo đều có những điểm mạnh khác nhau, và tôn giáo nào cũng đều hướng thiện, giúp con người tìm được sự bình an và giải thoát khỏi tội lỗi. Điều này cũng đã được đề cập đến trong cuốn Chân, giả luận (1939: 18). Theo đó, cuốn sách này cho rằng Khổng Tử người sáng lập đạo Nho, khi luận về đạo có nói rằng: “Trời mạng gọi là tánh, noi tánh gọi là đạo”. Khi dạy thầy Từ Hạ về Đức Chúa Trời là Đấng Chúa Tể, thì nói rằng: “Chết sống có mạng, giàu sang tại Trời”. Về cương thường, luân lý, Khổng Tử dạy nhiều điều đáng làm mẫu mực cho nhân quyền, xã hội; nhưng khi có kẻ bội thiên nghịch lý thì ông không có quyền đổi họ ra lành để làm trọn những lời dạy dỗ quí báu ấy. Còn Đức Chúa Giê-xu là con một của Đức Chúa Trời, sự dạy dỗ của Ngài vượt qua các bậc thánh hiền. Lời Ngài sống và linh động, có quyền thay đổi lòng người, khiến họ cải tà quy chánh.Lại Ngài đã hy sinh tánh mạng trên cây Thập tự là giá chuộc tội cho mọi người. Cho nên, Khổng Tử là một nhà hiền triết dạy đời, còn Đức Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của nhân loại.Vậy hễ ai học đạo Nho cho biết cách ở đời, thì nay cần phải tín Đức Chúa Giê-xu để làm phương cứu rỗi...
Tuy nhiên, sự giúp đỡ về mặt tinh thần ở đây không chỉ đến từ Chúa, sau khi tiến hành phỏng vấn sâu 20 trường hợp, tôi nhận thấy những người theo đạo Tin Lành ở Hà Nội còn nhận được sự giúp đỡ về mặt tinh thần từ những người cùng theo đạo, từ các nhóm, đoàn thể, thể hiện ở sự động viên, sự cầu nguyện cho những người gặp khó khăn.
“... Năm 2008, mẹ tôi bị bệnh tim. Khi biết mình không qua khỏi, mẹ tôi nói tôi lấy tờ giấy ghi lại những lời dặn dò cuối cùng: “Nếu mẹ chết, con đến nhà thờ Tin lành Sài Gòn, phố Trần Hưng Đạo, Quận 1,
nói với Mục sư Phan Văn Thiệu và Hội Thánh Sài Gòn làm tang lễ cho mẹ, sau đó mẹ tôi qua đời.
Sáng hôm sau tôi đến nhà thờ, tìm Mục sư Phan Văn Thiệu và nói với ông tâm nguyện của mẹ… Tang lễ lúc 8h sáng nhưng 19h tối hôm trước người Hội thánh đến cầu nguyện và hát thánh ca 1 tiếng.
Tuy nhiên, bên quan tài mẹ, tôi thấy cô đơn và nghĩ nếu như lúc này ở Hà Nội, mẹ con tôi đã có bao nhiêu bạn bè, nhưng ở đây chẳng có ai. Nhưng thật cảm động Lúc 7h15 bắt đầu có người đến bên tôi, họ cầm tay an ủi, 7h30 bỗng nhiên nhiều người từ đâu ùa đến, xe máy, ô tô trật cả nhà tang lễ bệnh viện Thống nhất. Mọi người làm việc nhanh và khẽ. Mỗi người một việc, cứ như việc của chính gia đình mình. Đúng 8h tất cả tề tựu lại. Mục sư bắt đầu làm lễ. Hội thánh đi tham dự 1 ô tô to và đến tận nơi hỏa táng làm lễ cho mẹ. Xong việc tôi thay mặt gia đình cảm ơn Hội thánh thì đã không còn một ai, họ lặng lẽ rút lui rất trật tự và im lặng, nhanh chóng như lúc họ xuất hiện. Hôm sau, tôi đến nhà thờ để cảm ơn Hội thánh và xin được trang trải mọi phần phí tổn. Mục sư bảo: “Chị khỏi lo, lúc sống ai cũng thương mến bà. Bà rất hiền lành, phúc hậu, hay giúp đỡ mọi người và hay đi lễ. Còn việc giúp gia đình là việc của Hội thánh phải làm, gia đình không phải trả một khoản phí nào cả...”
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn cô Vũ Bích Hường, 58 tuổi, ngày 10/10/2015)
“…Chúa đã dậy chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau nên những người theo đạo Tin Lành lúc nào cũng tràn đầy tình yêu thương. Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với mọi người ở trong Hội thánh tôi đã cảm nhận được điều đó. Tôi còn nhớ khi bố tôi lâm bệnh nặng, bị bệnh viện trả về và gần như chỉ chờ chết, cả gia đình tôi vô cùng đau buồn, bản thân tôi thì suy sụp. Khi đấy, một người bạn ở trong Hội thành đã
động viên tôi rất nhiều, làm chỗ dựa tinh thần cho tôi. Không chỉ có vậy, anh ấy còn chia sẻ hoàn cảnh của tôi với mọi người trong Hội thánh, cùng mọi người đến nhà và cầu nguyện cho bố tôi. Cầu nguyện suốt mấy ngày trời, cả mục sư, cả các anh chị em cùng nhau cầu nguyện, cuối cùng thì điều kỳ diệu đã xảy ra, bố tôi dần dần khỏe. Đó chính là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, đã thông qua các anh chị em trong Hội thánh mà chữa lành bệnh cho bố tôi…”
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn anh Nguyễn Văn Thanh, 42 tuổi, ngày 27/3/2016)
Chính sự cứu rỗi từ Chúa Giê-xu, sự động viên, an ủi, giúp đỡ của những tín đồ trong Hội thánh và trong các nhóm, ban ngành đã khiến không ít người cảm động mà quyết định cải sang đạo Tin Lành. Tôi cho rằng, quyết định đó không phải là sự nhất thời, cũng không phải là quyết định của những người có trình độ học vấn còn hạn chế như ông Đào Duy Anh từng nói “Tin Lành thì tốt nhưng chỉ người dốt mới tiếp nhận đạo ấy” (theo lời thuật lại của ông Đào Duy Tiên, một tín hữu và là em ruột ông Đào Duy Anh). Sau khi nghe một truyền đạo Tin Lành ở Huế, một học giả khác, Phạm Quỳnh, hỏi một giáo sĩ: "Tại sao ông không tuyển lựa người học thức hơn để giảng đạo của ông?" (Nguyễn Quang Hưng, không năm xuất bản). Thậm chí, trong cuốn Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam, mục sư Lê Hoàng Phu (1972: 377) cũng thừa nhận rằng: “Ấy là sự thật không chối cãi được. Trước đệ nhị thế chiến, người Tin Lành không làm điểm chạm mạnh trên tầng lớp học thức hoặc thượng lưu của xã hội”. Có lẽ điều đó chỉ đúng trong giai đoạn trước, khi đạo Tin Lành mới bước những bước đi đầu tiên tại Việt Nam; hoặc đúng đối với những khu vực khác, còn tại Hà Nội hiện nay, sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy tín đồ Tin Lành có trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ rất đông.
sư). Chỉ có 21% đối tượng nghiên cứu học hết cấp 3; 18% đối tượng nghiên cứu học hết cấp 2 và chỉ có 3 người mới học hết cấp 1.
Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của người cải đạo
Nguồn: Tài liệu thực địa tại Hà Nội, ngày 19/2/2016
Còn nếu xét đến nghề nghiệp, 40% đối tượng nghiên cứu trong đề tài này làm nghề tự do (nhân viên văn phòng, kinh doanh nhỏ), 18% là sinh viên, 15% là viên chức nhà nước, 10% là nông dân, 8% là doanh nhân, 3% là công nhân; 2% là cán bộ đã nghỉ hưu, 2% là nội trợ, và chỉ có 2% hiện đang thất nghiệp.
Như vậy có thể thấy, những người cải đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay phần lớn đều là những người có học thức, có trình độ học vấn cao. Họ đến từ rất nhiều ngành nghề, nhiều vị trí trong xã hội, từ những người lao động nghèo khó, thu nhập ít ỏi như nông dân, công nhân, người buôn bán nhỏ; cho đến tầng lớp trí thức như sinh viên, giảng viên, kỹ sư, bác sỹ; những người có địa vị trong xã hội như tiến sỹ, giáo sư, doanh nhân thành đạt; và thậm chí là cả Đảng viên… Điều đó đã cho thấy sức lan tỏa của đạo Tin Lành không phải
là nhỏ mà đạo Tin Lành đang phát triển một cách sôi động, rộng khắp tại thủ đô, mang đến cho người dân một chỗ dựa tinh thần lớn lao, giúp họ được tìm được sự giải thoát và cứu rỗi. Trường hợp của Giáo sư Toán học Nguyễn Văn Thành, một Đảng viên Cộng sản sinh ra trong gia đình cách mạng hay trường hợp của một phát thanh viên nổi tiếng Kim Thanh là những ví dụ cho thấy điều đó.
“…Tôi sinh ra trong gia đình có bề dày truyền thống cách mạng. Bố tôi là Đảng viên, đến lượt tôi cũng công tác ở nhiều ngành khác nhau và cũng là một Đảng viên. Tôi đã có một thời gian dài được cử sang Đức để học tập và làm việc, tôi cũng tin nhận Chúa ở bên đó. Sau khi tôi tin Chúa và về nước thì vợ, con tôi cũng cải đạo theo. Vợ tôi cũng là một Đảng viên, giờ thường xuyên đi làm chứng cho chi bộ Đảng. Các chị em ở tổ Đảng của vợ tôi mỗi khi ốm đau hay bệnh tật gì là toàn đến nhà tôi cùng cầu nguyện. Tôi thấy không có vấn đề gì cả, Chúa đã giải cứu rất nhiều người. Tôi còn nhớ Giáng sinh năm 2008, cả tổ Đảng vào nhà thờ để cầu nguyện. Cho nên đối với đạo Tin Lành, người ta tin không phải là một niềm tin tôn giáo mà là tin theo lẽ thật, tin từ sự biến đổi trong tâm trí và đời sống của bản thân mình…”
(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn GS Nguyễn Văn Thành, 76 tuổi, ngày 21/3/2016)
“…Tôi bình an khi tôi đến với Chúa. Và bây giờ tôi cũng bình an khi có Chúa và những người cùng cộng đồng đức tin với mình đang đứng đằng sau mình. Đấy là sự khác biệt. Ngày xưa, khi tôi lên một chương trình, tôi rất là run và sợ. Còn bây giờ, với cá nhân tôi, tôi không cảm thấy điều ấy nữa vì tôi biết có một Đấng đang ở bên mình và mình không cảm thấy lo sợ nữa. Chả có gì phải sợ nữa cả bởi mình đã có lòng tin rất vững chắc vào đức tin của mình rồi…”
“…Tôi được Chúa cứu, không còn buồn khổ, không còn bơ vơ giữa dòng đời hay đổi thay. Tôi được bình an vì sự che chở và ban cho của Ngài, tôi chẳng còn lo lắng nữa. Thêm nữa, đó là sự biết ơn về những phước hạnh mà tôi đã và đang được hưởng…”
(Vũ Tiên, 2016)