Mạng lƣới của ngƣời di cƣ lao động, học tập ở nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 61 - 69)

Chƣơng 2 : QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO TIN LÀN HỞ HÀ NỘI

2.1. Những con đƣờng truyền đạo

2.1.1. Mạng lƣới của ngƣời di cƣ lao động, học tập ở nƣớc ngoài

Trước khi đi vào phân tích vai trò truyền bá đạo Tin Lành của những người di cư lao động, học tập ở nước ngoài, chúng ta cần tìm hiểu một chút về quá trình Việt Nam đưa các chuyên gia và lao động ra nước ngoài làm việc, hay còn gọi là tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam từ trước cho đến nay.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia, lao động ra nước ngoài từ năm 1980. Từ thời điểm đó cho đến nay, có thể chia thành 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn thứ nhất là từ năm 1980 đến năm 1990. Trong giai đoạn này, lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước thông qua việc Nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và trực tiếp thực hiện, chủ yếu là đưa lao động sang các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari. Một bộ phận lao động với số lượng không nhỏ được đưa đi làm việc ở Iraq, Libya và đưa chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc ở một số nước châu Phi. Số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, chỉ trong vòng 10 năm (1980-1990), Việt Nam đã đưa được 244.186 lao động, 7.200 lượt chuyên gia đi làm việc và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài (Đặng Đình Đào, 2005)

- Giai đoạn thứ hai là từ năm 1991 đến nay. Trước đó, vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, tại các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Châu Phi, Iraq từng tiếp nhận lao động của Việt Nam đều xảy ra những biến động chính trị và kinh tế. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam. Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu bức xúc là phải đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia cho phù hợp với tình hình

trong nước và quốc tế. Ngày 9 tháng 11 năm 1991, Chính phủ đã ban hành Nghị định 370/HĐBT về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Theo Nghị định này, các tổ chức kinh tế được thành lập và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cung ứng lao động và chuyên gia cho nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp đồng do các tổ chức kinh tế đó ký với bên nước ngoài. Nhờ đổi mới cơ chế hoạt động nên xuất khẩu lao động và sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ xuất khẩu lao động làm cho số lượng lao động và chuyên gia của Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gia tăng nhanh chóng. Năm 1991 là 1.022 người, đến năm 2000 tăng lên 31.500 người, năm 2003 là 75.000 người (Đặng Đình Đào, 2005).

Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có khoảng 320.699 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hiệp định mới, cộng với khoảng 20.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài theo Hiệp định cũ (1980- 1990) (như những người sang Liên Xô cũ và Đông Âu làm việc theo nhiều hình thức khác nhau) thì hiện có khoảng gần 350.000 lao động Việt Nam ở các nước, chưa tính số lượng sinh viên, học viên, chuyên gia ra nước ngoài học tập, làm việc (ibid.).

Tuy nhiên, có phải người nào ra nước ngoài cũng đều cải sang đạo Tin Lành hay không? Câu trả lời tất nhiên là không, nhưng rất nhiều người trong số họ đã biết đến đạo Tin Lành 4

và tiếp nhận đạo ở nước ngoài, hoặc biết đến đạo Tin Lành ở nước ngoài rồi về nước tiến hành cải đạo.

4

Trong nghiên cứu này, khái niệm biết đến Đạo Tin Lành không chỉ là lần đầu tiên nghe đến tên gọi đạo Tin Lành mà còn bao gồm cả sự tác động khiến chủ thể trở nên hào hứng muốn tìm hiểu, khám phá và gia nhập Đạo Tin Lành.

Theo đó, trong số 100 người được hỏi trong nghiên cứu này thì có 37 người đã từng làm việc, học tập ở nước ngoài (chiếm 37%) và 63 người làm việc, học tập ở trong nước (chiếm 63%). Trong 37 người từng ở nước ngoài thì có 15 người tiếp nhận Đạo Tin Lành ở đất nước mà họ đến (chiếm tỷ lệ 40,5%) và 22 người tiếp nhận Đạo Tin Lành sau khi đã về nước (trong đó có 19 người tiếp nhận Đạo Tin Lành tại các Hội thánh thuộc khu vực thành thị, và 3 người tiếp nhận Đạo Tin Lành ở khu vực nông thôn).

Với 15 người tiếp nhận Đạo Tin Lành ở nước ngoài thì có 5 người tiếp nhận Đạo Tin Lành ở Nga hoặc Đông Âu cũ, 10 người tiếp nhận Đạo Tin Lành ở các nước Châu Á (các nước Châu Á ở đây gồm có Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong số 100 người được hỏi thì có 54 người cho biết họ có người thân làm việc, học tập ở nước ngoài. Trong đó có 19 người có người thân đã từng/đang ở Nga và Đông Âu cũ; 9 người có người thân đã từng/đang ở Châu Âu và 26 người có người thân từng/đang ở Châu Á (các nước Châu Á ở đây gồm có Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Xâu chuỗi lại có thể thấy, dù không chiếm đa số nhưng có ít nhất 15% đối tượng nghiên cứu đã tiếp nhận Đạo Tin Lành ở nước ngoài sau đó trở về nước. 22% đối tượng nghiên cứu đã từng đi nước ngoài nhưng sau khi về nước mới tiến hành cải đạo và 54% đối tượng nghiên cứu có người thân đã từng/đang ở nước ngoài. Vậy, những người tiếp nhận Đạo Tin Lành ở nước ngoài đóng vai trò như thế nào trong quá trình truyền bá Đạo Tin Lành ở Hà Nội? Có mối liên hệ nào giữa những người có người thân đã từng/đang ở nước ngoài và quá trình cải đạo của họ?

Những người tiếp nhận Đạo Tin Lành ở nước ngoài là một bộ phận giúp truyền bá Đạo Tin Lành ở Hà Nội.

Mặt khác, để tìm hiểu vai trò của những người di cư lao động ở nước ngoài trong việc truyền bá đạo Tin Lành, tôi đã tìm hiểu mối tương quan giữa những người cải đạo Tin Lành ở nước ngoài và số lượng người theo đạo Tin Lành trong gia đình của họ.

Kết quả cho thấy, 10/15 người cải đạo ở nước ngoài có số lượng thành viên trong gia đình tin theo đạo Tin Lành nhiều hơn 5, và trung bình ở mức 7- 8 người. Chỉ có 5 người là có số lượng thành viên trong gia đình tin theo đạo Tin Lành dưới 5 người.

Dường như, những người di cư lao động, học tập ở nước ngoài đã tiếp nhận Đạo Tin Lành ở đất nước họ đến, rồi quay trở về Việt Nam để truyền bá cho những người thân trong chính gia đình họ. Có thể thấy rõ điều này qua trường hợp của gia đình anh N.A. Đức (43 tuổi), một người đang sinh sống và làm việc tại Nga.

Anh Đức cải sang Đạo Tin Lành đã được 16 năm và sau khi tiếp nhận Chúa, anh Đức đã chia sẻ với vợ của mình. Sau đó, vợ và hai con gái của anh Đức đều tin Chúa. Trong những lần gọi điện về cho gia đình đang ở Việt Nam, anh Đức đều nói đến Chúa và đạo Tin Lành, nhưng mọi người đều không hiểu.

“…Trong một lần sang thăm con gái, tôi và vợ tôi đã nói về Chúa cho mẹ vợ tôi nghe. Mẹ vợ tôi đã từng làm nghề hầu đồng nổi tiếng ở Hà Nội vào thời điểm những năm 90. Nhưng sau khi nghe chúng tôi nói chuyện, mẹ vợ tôi đã thử bày tỏ với Chúa và Chúa đã hiển linh. Sau đó mẹ tôi trở về Việt Nam và đập bỏ hết các điện thờ, chính thức là con của Chúa…”.

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn anh N.A. Đức, 43 tuổi ngày 4/8/2015)

Sau khi mẹ vợ anh Đức là bà Minh tin nhận Chúa, thì chồng bà, rồi hai cô con gái và các cháu chắt đều cải sang Đạo Tin Lành. Đến nay, số lượng người trong gia đình bà Minh, anh Đức tin nhận Chúa đã lên đến con số 22. Điều đặc biệt là chồng bà Minh vốn là một Đảng viên và đang làm trưởng khu phố cũng đã cải sang Đạo Tin Lành.

Có thể thấy sự lan truyền của đạo Tin Lành thông qua mạng lưới gia đình của anh Đức như sau:

Sơ đồ 2.1: Mạng lưới theo đạo Tin Lành của gia đình anh N.A. Đức

(Nguồn: Tài liệu thực địa tại Hà Nội, ngày 18/2/2016)

Từ sơ đồ trên có thể thấy, chỉ từ một cá nhân là anh Đức cải sang đạo Tin Lành đã thông qua mạng lưới gia đình mà kéo theo 24 người khác cải đạo theo.

Ngoài trường hợp của anh Đức, trường hợp của ông N.V.Thanh (Hội thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo) cũng là ví dụ cho thấy vai trò truyền bá Đạo Tin Lành của những người di cư nước ngoài. Ông Thanh là một trong những

Bố mẹ anh Đức Vợ chồng em trai Vợ chồng em gái Em gái thứ ba Bố mẹ vợ anh Đức Vợ chồng chị cả Vợ chồng chị hai Vợ anh Đức Anh Đức

người di cư sang Hồng Kông để làm việc từ những năm 90. Ông Thanh đã biết đến Chúa tại đây và quyết định cải sang đạo Tin Lành. Vốn là con trai trưởng trong một gia đình có đông anh chị em nên ông Thanh đã nhận được rất nhiều sự phản đối từ phía gia đình. Tuy nhiên sau một thời gian dài thuyết phục, cho đến nay các anh em của ông Thanh không chỉ chấp nhận mà còn tin theo Đạo Tin Lành. Hiện, đã có 12 người trong gia đình ông Thanh tin nhận Chúa. Không những vậy, ông Thanh còn góp phần truyền bá đạo Tin Lành tại Hà Nội thông qua việc lập lên Hội Thánh Tin Lành Anh Quốc Giáo, với số lượng tín đồ hiện nay là hơn 100 người, trong đó có hơn 70 người sinh hoạt thường xuyên.

Có thể thấy, những người di cư lao động ở nước ngoài và tiếp nhận Đạo Tin Lành ở đất nước họ đến đã thông qua mạng lưới thân tộc, mạng lưới xã hội của họ để truyền bá Đạo Tin Lành bằng nhiều cách khác nhau.

45% đối tượng nghiên cứu biết đến Đạo Tin Lành thông qua người thân, bạn bè đã từng/đang ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, có 54% đối tượng nghiên cứu trong đề tài này có người thân hoặc bạn bè đã từng/đang ở nước ngoài. Trong đó, có đến 45% biết đến Đạo Tin Lành thông qua những người thân, bạn bè của họ đã từng/đang ở nước ngoài. Như vậy, mặc dù số lượng người trực tiếp cải đạo Tin Lành ở nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ (15%) nhưng số lượng người biết đến Đạo Tin Lành thông qua những người di cư lao động nước ngoài thì lại khá lớn, lên đến 45%. Những số liệu này đã cho thấy vai trò không nhỏ của những người di cư lao động nước ngoài đối với quá trình lan truyền đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay.

“…Tôi hỏi Hiền: “Gia đình em biết đến Đạo Tin Lành lần đầu tiên từ đâu?”, “Từ một người chú của em đã từng ở Đức chị ạ”, Hiền trả lời. Sau đó Hiền nói tiếp: “Chú em

có một thời gian dài làm việc ở Đức, rồi chú tin nhận Chúa ở bên đấy. Sau khi trở về Việt Nam thì chú đã nói chuyện với bố em và một số người khác trong gia đình, nhưng chỉ có bố em là đi theo Chúa…”

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn Nguyễn Thị Hiền, 26 tuổi, ngày 18/3/2016)

“Tôi có một người em trai đi lao động tại Đức. Năm 1991, gia đình tôi nhận được một lá thư dài của em tôi, nhưng nội dung chỉ nói về một chủ đề: Đức Chúa Trời – Đấng có thật và tốt lành. Đến cuối năm 1997, em tôi trở về nước và hành trang mang về là hàng trăm cuốn Kinh Thánh, khiến tôi càng đọc, càng tiếp xúc với em tôi thì càng thấy yêu mến. Đến tháng 3.1998, căn bệnh quái ác rối loạn tiền đình lại hành hạ tôi dữ dội, làm các đồng nghiệp phải đưa tôi từ công ty về nhà. Cũng chính hôm đó, em trai tôi đã khuyên tôi hãy tiếp nhận Chúa vì Chúa Giê-xu yêu tôi và Ngài là Đấng có quyền tha tội, chữa lành cho tôi. Tôi đã bằng lòng quỳ xuống cầu nguyện. Lạ lùng thay sự bình an mà tôi chưa bao giờ có được đã xuất hiện trong toi. Một hai ngày sau đó tôi gượng dậy được và có một sức sống mới rất lạ ở trong tôi”,

(Trích Nhật ký điền dã, phỏng vấn anh Đoàn Viết Lượng, 46 tuổi, ngày 28/3/2016)

Nếu áp dụng học thuyết xuyên quốc gia của Basch và cộng sự mà tôi đã đề cập đến trong phần mở đầu vào vấn đề này, có thể giải thích quá trình sinh sống và làm việc ở đất nước xa lạ khiến những người di cư ở vào thế yếu nên

họ mong muốn tìm một nơi bảo vệ, che chở, an ủi họ không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, đó chính là tôn giáo 5

. Tuy nhiên, mặc dù tiếp nhận đạo Tin Lành ở nước ngoài nhưng những người này vẫn duy trì các mối quan hệ xã hội ở quê nhà. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập giữa các quốc gia, sự di chuyển của những người di cư từ Việt Nam sang nước ngoài, rồi lại từ nước ngoài về Việt Nam một cách dễ dàng đã góp phần truyền bá đạo Tin Lành ở Hà Nội. Để từ một vài cá nhân trong một gia đình theo đạo đã lan tỏa ra các thành viên khác, các gia đình khác, các cá nhân khác trong mối quan hệ xã hội của họ, tạo thành một cộng đồng đông đảo.

Như vậy, quá trình lan truyền Đạo Tin Lành ở Hà Nội hiện nay có sự đóng góp không hề nhỏ của những người di cư lao động, học tập ở nước ngoài. Họ chính là sợi dây kết nối Đạo Tin Lành với những cá nhân ở quê nhà để tạo ra một mạng lưới người theo đạo rộng khắp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành ở Hà Nội (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)