Hiện trạng sử dụng đất canh tác và hệ thống cây trồng

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 52 - 54)

STT Loại hình sử dụng đất

Diện tích (ha)

Công thức luân canh

1 Chuyên lúa 3.808,92

2.531,14 Lúa xuân - Lúa mùa

1.277,78 Lúa xuân

2 Lúa màu 6.046,06

410,6 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông

650,0 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông

1.752,1 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông

107,0 Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông

170,0 Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ

587,2 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

15,2 Lúa xuân - Khoai sọ

872,48 Rau xuân - Lúa mùa

633,0 Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu đông

551,48 Lúa xuân - Lúa mùa - lạc đông

105,0 Lạc xuân - Lúa mùa - Rau đông

192,0 Lúa xuân - Lúa mùa - ớt ngọt

3 Lúa - Cá 142,5 Lúa xuân - Cá

4 Chuyên cá 827,43 Cả năm

5 Chuyên rau màu 108,72

49,4 Rau xuân - Khoai tây

22,52 Lạc xuân - Rau đông

36,8 Khoai lang - Khoai sọ

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 và phòng nông nghiệp huyện Yên Dũng

Đất chuyên trồng lúa nước của huyện là 3.808,92 ha, trong đó có đất trồng 2 vụ lúa và đất trồng 1 vụ lúa. Diện tích đất trồng 1 lúa chủ yếu là diện tích đất ngoài đê 4A vào mùa mưa mực nước sông dâng cao nên không thể trồng cấy được và còn lại là diện tích đất thuộc vùng trũng, lầy chỉ có thể

trồng được 1 vụ thời gian còn lại trong năm thì bỏ hóa.

Đất lúa màu của huyện có diện tích 6.046,06 ha, trong đó đất 2 lúa 1 màu là 5.053,38 ha; đất 1 lúa - 1 màu là 887,68 ha và đất 2 màu - 1 lúa là 105,00 ha.

Đất lúa cá là 142,50 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 827,43 ha. Đất chuyên màu là 108,72 ha.

Đặc điểm chính các vùng sản xuất nông nghiệp

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện, có thể chia thành 3 vùng sản xuất nông nghiệp khá rõ rệt bao gồm: Vùng I là các xã ở phía Đông Nam của huyện (còn gọi là vùng 3 tổng), phần lớn có địa hình vàn một số là thấp gồm các xã: Đồng Việt, Đồng Phúc, Đức Giang, Tiến Dũng, Cảnh Thuỵ, Tư Mại, Thắng Cương, thị trấn Neo; Vùng II có địa hình cao hơn trong đó có dãy núi Nham Biền, gồm các xã ở phía Tây của huyện như: Tân Mỹ, Song Khê, Nội Hoàng, Tiền Phong, Đồng Sơn, Tân Liễu, Nham Sơn, Yên Lư; Vùng III là vùng phía bên kia sông Thương (phía Bắc huyện) với địa hình tương đối bằng phẳng có trung tâm là thị trấn Tân Dân gồm các xã như: Tân Tiến, Hương Gián, Tân An, thị trấn Tân Dân, Lão Hộ, Quỳnh Sơn, Trí Yên, Lãng Sơn, Xuân Phú. Để nghiên cứu đề tài tiến hành điều tra thí điểm trên 3 vùng:

Chọn điều tra xã Đồng Phúc, Đức Giang đại diện cho vùng I Chọn điều tra xã Tiền Phong, Nham Sơn đại diện cho vùng II Chọn điều tra xã Tân Tiến đại diện cho vùng III

Tổng hợp cơ cấu và diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp, đất trồng lúa của các xã, thị trấn phân theo các vùng thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 52 - 54)