Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khi sử dụng kết quả của mô hình toán

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 91 - 94)

4.1.1 .Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường

4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khi sử dụng kết quả của mô hình toán

hình toán tối ưu xác định quy mô, cơ cấu sử dụng hợp lý đất

nông nghiệp huyện Yên Dũng

Kết quả của mô hình toán tối ưu đưa ra mang tính kinh tế, thực tế nó là xác định cơ cấu sử dụng đất sao cho hiệu quả về thu nhập trên tổng số diện tích đất là lớn nhất trong điều kiện hạn chế về các yếu tố đầu vào của sản xuất như giống, phân chuồng, đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu với trồng trọt và thức ăn, nguồn nước với nuôi trồng thuỷ sản, yếu tố về vốn, lao động, thị trường tiêu thụ, an ninh lương thực,... từ đó nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cho người dân qua đó nâng cao mức sống. Đồng thời nó giúp cho huyện có được cơ hội lựa chọn trong quá trình sản xuất cũng như quản lý các nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên đất, lao động... có hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng đất được xác định theo phương pháp toán tối ưu được cụ thể hóa trong bảng 15.

Bảng 15: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng của phương án tôi ưu của huyện Yên Dũng Công lao động Công lao động (triệu đồng) Tổng giá trị sản xuất (triệu đồng) Tổng chi phí sản xuất (triệu đồng)

Lợi nhuận (triệu đồng) STT Loại cây trồng Diện tích

1 ha Tổng 1 ha Tổng 1 ha Tổng 1 ha Tổng 1 Lúa xuân 5.722,93 11,88 68.005,07 26,21 149.997,89 6,95 39.774,34 19,26 110.223,55 2 Lúa mùa 3.026,87 11,89 36.000,56 26,24 79.425,18 6,61 20.007,64 19,63 59.417,54 3 Khoai lang 1.051,25 9,82 10.322,91 24,36 25.608,45 0,91 956,64 23,45 24.651,81 4 Khoai tây 2.546,34 9,72 24.756,08 26,90 68.496,55 2,73 6.951,51 24,17 61.545,04 5 Rau xanh 1.775,43 15,73 27.922,62 26,23 46.569,53 7,25 12.871,87 18,98 33.697,66 6 Đỗ các loại 460,10 8,35 3.839,54 16,02 7.370,80 2,37 1.090,44 13,65 6.280,37 7 Lạc 1.855,68 8,37 15.531,81 31,35 58.175,50 1,69 3.136,10 29,66 55.039,40 8 Dưa hấu 3.786,20 27,78 105.172,22 83,25 315.201,15 11,93 45.169,37 71,32 270.031,78 9 ớt 3.925,78 17,65 69.284,95 84,10 330.158,10 11,30 44.361,31 72,80 285.796,78 10 Nuôi trồng thuỷ sản 1.393,13 20,00 27.862,56 132,76 184.951,69 58,00 80.801,43 74,75 104.136,33 Tổng 25.543,71 388.698,32 1.265.954,83 255.120,63 1.010.820,27

4.4.1. Hiệu quả kinh tế

Kết quả so sánh diện tích sử dụng đất của phương án tối ưu với thực tế được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 16: So sánh diện tích các loại cây trồng huyện Yên Dũng năm hiện trạng so với mô hình tối ưu

Đơn vị tính: ha

STT Loại cây trồng Hiện trạng

Theo mô

hình tối ưu So sánh

1 Diện tích đất trồng lúa xuân 9.020,00 5.722,93 -3.297,07 2 Diện tích đất trồng lúa mùa 8.562,00 3.026,87 -5.535,13 3 Diện tích khoai lang 624,00 1.051,25 427,25 4 Diện tích khoai tây 460,00 2.546,34 2.086,34

5 Diện tích khoai sọ 52,00 0,00 -52,00

6 Diện tích rau 2.801,50 1.775,43 -1.026,07

7 Diện tích đỗ 277,00 460,10 183,10

8 Diện tích lạc 679,00 1.855,68 1.176,68

9 Diện tích dưa hấu 633,00 3.786,20 3.153,20

10 Diện tích ớt 192,00 3.925,78 3.733,78

11 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 969,93 1.393,13 423,20

Tổng 24.270,43 25.543,71 1.273,28

So sánh hiệu quả kinh tế của phương án sử dụng đất theo mô hình tối ưu với hiện trạng sử dụng đất hiện nay.

Bảng 17: So sánh hiệu quả kinh tế hiện trạng với mô hình tối ưu

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Loại hình Hiện trạng Theo mô

hình tối ưu So sánh 1 Tổng chi phí vật chất 165.362,00 255.120,63 +89.758,63 2 Chi phí lao động 311.551,46 388.698,32 +77.146,86 3 Tổng giá trị sản xuất 755.118,10 1.265.954,83 +510.836,73 4 Tổng thu nhập 589.756,09 1.010.820,27 +421.064,18 5 Thu nhập thuần 278.204,63 622.121,94 +343.917,31 6 Thu nhập trên 1 đồng vốn 3,56 3,96 +0,40

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện, diện tích đất dành cho nông nghiệp giảm song diện tích cây trồng tăng do thâm canh tăng vụ, theo mô hình tối ưu cụ thể như sau:

- Diện tích đất lúa giảm 8.832,20 ha; - Diện tích rau xanh giảm 1.026,07 ha.

- Diện tích trồng khoai tây, dưa hấu, ớt, lạc tăng mạnh. - Đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 423,20 ha.

Nếu áp dụng mô hình toán tối ưu để chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thì giá trị sản xuất, thu nhập tăng so với trước đây.

- Chi phí sản xuất tăng 89.758,63 triệu đồng; - Giá trị sản xuất tăng 510.836,73 triệu đồng; - Tổng thu nhập tăng 421.064,18 triệu đồng;

Ngoài ra, sự chuyển đổi diện tích theo hướng tăng các loại cây trồng nông nghiệp hàng hoá, thoát dần tình trạng tự cung, tự cấp của một huyện trung du bên cạnh công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển sẽ là bước phát triển toàn diện của huyện.

Mức thu nhập đạt được (1.010.820,27 triệu đồng) cao hơn nhiều so với hiện trạng (589.756,09 triệu đồng). Điều đó sẽ cải thiện đáng kể đời sống vật chất của người dân nông thôn.

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 91 - 94)