Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên dũng tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 33 - 41)

4. KếT QUả NGHIÊN CứU và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên dũng tỉnh Bắc Giang

Giang

4.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên , môi trường

4.1.1.1.Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km.

Địa giới hành chính bao gồm:

- Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. - Phía Đông Bắc giáp với huyện Lục Nam.

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương. - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh qua sông Cầu. - Phía Tây giáp huyện Việt Yên.

Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Yên Dũng có thể chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Theo kết quả phân cấp độ dốc:

- Đất có độ dốc từ 0 - 3o có diện tích 18.658,53 ha, chiếm tỷ lệ 87,01%. - Đất có độ dốc từ 3o - 8o có diện tích 692,65 ha, chiếm tỷ lệ 3,23%. - Đất có độ dốc từ 8o - 15o có diện tích 1.033,60 ha, chiếm tỷ lệ 4,82%. - Đất có độ dốc trên 15o có diện tích 1.059,30 ha, chiếm tỷ lệ 4,94%. Phần lãnh thổ có địa hình phức tạp nhất là dãy núi Nham Biền chạy cắt ngang địa bàn huyện. Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biền có độ cao là 254 m so với mặt nước biển. [41]

Theo kết quả phân cấp theo địa hình tương đối, tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện là 10.119,24 ha, được phân cấp như sau:[43]

- Địa hình cao là 1.916,58 ha chiếm tỷ lệ 18,94%. - Địa hình vàn là 5.120,34 ha, chiếm tỷ lệ 50,60%.

- Địa hình thấp là 3.082,32 ha, chiếm tỷ lệ 30,46%.

Như vậy, phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở mức địa hình vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu điều tra theo dõi trong vòng 20 năm (từ 1975-2005) của trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang cho thấy: [41,43]

Bức xạ: Nằm sát vĩ tuyến 21 bắc trong miền nhiệt đới nên hàng năm Yên Dũng nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn, đạt trên dưới 120 Kcal/cm2/năm.

Số giờ nắng: So với vùng Đông Bắc, huyện có khá nhiều nắng. Tổng số giờ nắng dao động trong khoảng 1.700-1.730 giờ/năm.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện là 23,7oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4oC (tháng 1). Biên độ dao động nhiệt trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,4oC.

Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 - 1.600 mm, nhưng năm cao nhất đạt tới 2.358 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập lụt. Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới 270 mm, tháng 1 có lượng mưa thấp nhất 13 mm. Cá biệt có những năm vào tháng 11, 12 hoàn toàn không mưa.

Thuỷ văn

Mạng lưới sông ngòi trong huyện Yên Dũng nằm trong lưu vực sông Cầu (thượng nguồn sông Thái Bình) bao gồm dòng chính chảy với chiều dài trên địa bàn huyện là 25 km, sông Thương (phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Cầu) có chiều dài trong huyện là 34 km và lưu vực sông Lục Nam (phụ lưu cấp II lớn nhất của sông Cầu) có chiều dài trong huyện là 6,7 km.

không đều giữa các khu vực do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, mưa của các vùng. [43]

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Yên Dũng có tổng diện tích tự nhiên là 21.444,12 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 1.303,97m2/ người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Dũng thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 13.426,09 ha chiếm 62,61%. Diện tích đất chưa sử dụng còn 359,44 ha, chiếm 1,68%, đây là một tiềm năng cần được khai thác triệt để vào các mục đích sử dụng nông nghiệp và phi nông nghiệp trong tương lai gần. [32]

Theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp, đất đai của huyện Yên Dũng được chia thành 5 nhóm đất với 12 loại đất chính sau: [41]

a. Nhóm đất phù sa: diện tích 13.996,87 ha, chiếm tỷ lệ 65,27% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích này phân bố ở ven các sông (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam). Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày.

b. Nhóm đất bạc màu: diện tích 1.083,47 ha, chiếm 5,05% tổng diện tích tự nhiên.

c. Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 3.497,49 ha, chiếm 16,31% tổng diện tích tự nhiên. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ.

d. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích 100,68 ha, chiếm 0,47% tổng diên tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm xói mòn, rửa trôi và lắng đọng của các loại đất nên thường có độ phì khá, thích hợp với trồng lạc, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày.

diện tích tự nhiên.

Nhìn chung, đất đai của huyện Yên Dũng chủ yếu có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, khoai lang, các loại rau, đậu đỗ, lạc, dưa hấu, ớt ngọt...

Tài nguyên nước

Huyện Yên Dũng có lượng dòng chảy năm không lớn, trung bình hàng năm trên địa bàn huyện nhận được 1,65 tỷ m3 nước và sinh ra tổng lượng dòng chảy 0,82 tỷ m3 đổ vào mạng lưới sông ngòi với moduyn trung bình dòng chảy 19,2 l/s.km2 và hệ số dòng chảy đạt 0,42. Lưu vực sông Thương có lượng dòng chảy nhỏ nhất (557 mm tương ứng 17,7 l/s.km2) và hệ số sinh dòng chảy thấp, = 0,39. Lưu vực sông Lục Nam có lượng dòng chảy lớn nhất (652 mm tương ứng 20,7 l/s.km2) và hệ số  = 0,43.

Nguồn nước sông ngòi gồm hai thành phần cơ bản, đó là dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm. Dòng chảy mặt là lượng dòng chảy do mưa rơi xuống chảy tràn trên bề mặt lưu vực tập trung vào sông suối. Dòng chảy ngầm là lượng dòng chảy do nước ngầm cung cấp cho sông khi mực nước trong sông hạ thấp hơn mực nước ngầm, thường là vào mùa kiệt và có độ lớn tương đối ổn định. Trong vùng có nhiều dòng chảy ngầm vì vậy tỷ lệ dòng chảy ngầm vào sông khá lớn, chiếm 16,6% dòng chảy toàn phần. Hàng năm lượng dòng chảy ngầm vào sông trung bình là 1,90 l/s.km2. [43]

Nhìn chung, trữ lượng nước mặt của huyện tương đối dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt và trong sản xuất của người dân.

Tài nguyên rừng

Sau nhiều năm khai thác, tài nguyên rừng của huyện Yên Dũng đã bị cạn kiệt. Huyện không còn rừng tự nhiên mà chỉ có 2.132,95 ha rừng trồng và rừng khoanh nuôi phục hồi với mục đích là rừng sản xuất và rừng phòng hộ bảo vệ đất. Rừng được trồng chủ yếu là trong vài năm trở lại đây theo Chương trình 327, chưa có trữ lượng khai thác.

Huyện Yên Dũng là huyện nghèo về khoảng sản. Trên địa bàn huyện chỉ có mỏ Cao Lanh với trữ lượng 3 triệu tấn. Ngoài ra, dọc theo sông Cầu và sông Thương có khoáng sét có chất lượng khá tốt là nguyên liệu sản xuất gạch ngói.

Tài nguyên nhân văn

Yên Dũng nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước, tập quán sản

xuất nông nghiệp có từ lâu đời. Nhân dân trong huyện có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

Môi trường không khí

Nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện gồm:

Khí thải và bụi từ các khu công nghiệp: Địa bàn đang bắt đầu phát triển công nghiệp nên lượng bụi và khí thải không nhiều chưa gây ra ô nhiễm.

Khí thải và bụi từ các hoạt động giao thông: Do nằm trên trục đường QL1A và nhiều tuyến đường tỉnh lộ khác nên mật độ và lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, thêm vào đó là việc vận chuyển liên tục đất cát san nền cho các khu công nghiệp cũng rất đáng kể nên nguồn thải ra môi trường không khí khá lớn nhưng chỉ gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ tại các khu vực ven đường.

Khí thải từ hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là loại chất thải khó kiểm soát và cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường không khí.

Ngoài các nguồn gây ô nhiễm tại chỗ, môi trường không khí huyện Yên Dũng còn bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm do gió mang đến từ các tỉnh lân cận. Trong mùa hè hướng gió thịnh hành là Đông Nam nên các khu vực nằm ở phía Đông Nam và Nam của huyện sẽ bị ảnh hưởng bởi các nguồn phát thải từ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh và Hà Nội. Điều này có thể thấy rõ ở khu vực xã Đồng Việt nằm cách nhà máy nhiệt điện Phả Lại khoảng 6 km về phía Tây Bắc.

Môi trường nước

* Nước dùng cho nông nghiệp [43]

Độ pH của nước có ảnh hưởng lớn đến điều kiện tưới. Nước để sử dụng cho tưới phải có độ khoáng hóa thấp, nước mềm và không chứa các ion gây hại cho cây trồng và tỷ lệ hàm lượng các ion phải nằm trong giới hạn cho phép như sau:

Loại I K = Na+ > 75% - Nước tưới rất xấu Cation

Loại II K = Na+ = (66 75)% - Nước dùng được nhưng nghi ngờ

Cation

Loại III K = Na+ < 66% - Nước tưới tốt Cation

Nước các sông suối trong huyện có hệ số K dao động từ 4 đến 31%, thuộc loại nước tưới tốt. Nước các hồ có hệ số K lớn hơn 20% nhưng vẫn nhỏ hơn 66%, thỏa mãn yêu cầu đối với nước dùng cho nông nghiệp.

* Nước dùng cho nuôi trồng thủy sản

Nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật thủy sinh. Nhiệt độ cao sẽ làm cho nồng độ oxy trong nước giảm sút nghiêm trọng và có thể sẽ gây nên tình trạng yếm khí tạo điều kiện cho việc sản sinh các sản phẩm phân hủy độc hại. Mặt khác một số loài cá cũng rất nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ tăng làm cho trứng cá khó nở và tác hại của những hợp chất gây độc cũng tăng đối với cá.

Hàm lượng BOD5trong nước sông đều lớn hơn 10mg/l và phát hiện thấy dầu mỡ. Một số chất hữu cơ độc hại như phenol, xyanua ... có mặt trong nước sẽ làm chết các loài vi khuẩn, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước, gây chết các loài thủy sinh. Hàm lượng phenol xác định được trong các sông ngòi không cao nhưng trong nước hồ lại lớn. Như vậy nếu muốn sử dụng nguồn nước mặt trong huyện để phục vụ nuôi trồng thủy sản cần phải có những biện

pháp quản lý, xử lý chất lượng nước, đặc biệt là xử lý chất độc hại trong các hồ chứa.

Môi trường đất

Những thay đổi liên quan đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con người đều gây ra ô nhiễm, thoái hoá môi trường đất. Đất bị thoái hoá là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị rửa trôi, xói mòn, hoang hoá, úng ngập, thoái hoá hữu cơ, đất bị trượt lở. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng xói mòn, rửa trôi, thoái hoá hoá học và thoái hoá vật lý đất; khô hạn, ô nhiễm đất do phát triển đô thị và công nghiệp; sử dụng các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diện cỏ. Các quá trình chính gây ra thoái hoá tài nguyên đất ở Yên Dũng gồm: [43]

* Xói mòn, rửa trôi đất

Mặc dù huyện có ít diện tích đất đồi núi song tại khu vực này địa hình chia cắt, diện tích đất chưa sử dụng khá lớn 359,44 ha, đây là những điều kiện thuận lợi cho xói mòn hoạt động mạnh. Hậu quả là làm cho đất bị xói mòn giảm tầng dầy, mất chất dinh dưỡng và trơ sỏi đá. Khu vực xảy ra xói mòn mạnh nhất là vùng triền núi thuộc dãy núi Nham Biền.

* Thoái hoá hoá học

Điều kiện nhiệt đới ẩm cùng với địa hình dốc, chia cắt, thảm phủ thực vật thưa thớt (chủ yếu là thực vật nhân tác) và quá trình sử dụng đất không hợp lý là những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy quá trình thoái hoá hoá học đất.

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta nói chung và ở Yên Dũng - Bắc Giang nói riêng, cường độ phong hoá đá mẹ rất mạnh, tác động rửa trôi và bốc hơi đã xúc tiến quá trình feralit, mức độ không bão hoà bazơ của đất cao, tích luỹ tương đối và tuyệt đối sesquioxyte. Nhiều nơi trong huyện đã hình thành kết von, đá ong chặt (tập trung ở vùng đất giáp dãy núi Nham Biền).

không đủ để bảo vệ keo đất nên đất rất dễ bị phá huỷ bởi năng lượng hạt mưa, đất bị phá huỷ về cấu trúc sẽ tiếp tục giải phóng nhôm di động làm cho đất ngày càng chua. Lân dễ tiêu đã ít lại bị giữ chặt. Kali dễ tiêu nghèo. Trên nhóm đất đỏ vàng sau một thời gian canh tác, lượng Al3+ đạt tới 50 - 60 mg/100g đất, đất bị thoái hóa giảm khả năng canh tác.

* Lầy hoá, ngập lụt và ngập úng

Hiện tượng ngập lụt, ngập úng cũng xảy ra phổ biến và thường xuyên ở trên địa bàn huyện vào mùa mưa bão, trong đó chủ yếu là các khu vực thấp trũng ở vùng ven sông Cầu, sông Thương.

Lượng mưa tập trung vào mùa hè với cường độ cao (chiếm 85 - 88% tổng lượng mưa cả năm), khu vực đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ nghèo tạo điều kiện hình thành dòng chảy ào ạt xuống các sông từ đó làm ngập một số diện tích đất ngoài đê 4A. ở các khu vực trong đê nước mưa cũng chảy tràn từ những nơi có địa hình cao xuống địa hình thấp, tràn vào đồng ruộng, do không tiêu thoát kịp đã làm ngập úng nhiều diện tích đất.

* Ô nhiễm

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất ở Yên Dũng chủ yếu là các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó đáng chú ý là các nguồn ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp (dư lượng thuốc trừ sâu, diện cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón hoá học,...).

- Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hoá học (lượng tồn dư)

Việc sử dụng phân bón và hoá chất trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phổ biến, hầu hết các loại phân bón và hoá chất có tác dụng có lợi tới cây trồng nhưng lại gây tác hại đối với con người, môi trường đất, nước mặt và nước ngầm.

- Ô nhiễm đất do sử dụng hoá chất BVTV (lượng tồn dư)

Hiện nay có hàng trăm loại hoá chất bảo vệ thực vật (diệt sâu bọ, chuột, nấm mốc, phát quang cỏ dại) được sử dụng trong nông nghiệp. Lượng thuốc

BVTV sử dụng trên địa bàn huyện ngày càng nhiều và đa dạng về chủng loại. Hầu hết các loại hoá chất này có độc tính cao đối với người và động vật, nhất là clo hữu cơ và photpho hữu cơ. Nhiều hoá chất, đặc biệt là clo hữu cơ có độ bền vững cao trong môi trường đất và khi thâm nhập vào trong cơ thể nó có khả năng tích luỹ trong cơ thể và gây tác hại lâu dài đối với cơ thể, trong khi đó khả năng đồng hóa thuốc của môi trường rất chậm do vậy lượng thuốc này ngấm vào đất hoặc rửa trôi theo dòng nước và với bất kể hình thức nào thì cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 33 - 41)