2 Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 94 - 97)

4.1.1 .Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường

4.4. 2 Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là một phạm trù rất khó có thể hoạch toán cụ thể, ngoài các chỉ tiêu về đảm bảo đời sống vật chất còn có vấn đề tâm lý, mức sống, môi trường sống,... để đánh giá được chúng tôi đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: sản lượng lương thực bình quân/người/năm, thu nhập bình quân /nhân khẩu nông nghiệp/năm, thu nhập cho 1 lao động sản xuất nông nghiệp/năm.

Bảng 18: Một số chỉ tiêu hiệu quả xã hội theo phương án tối ưu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

Sản lượng lương thực bình quân Kg/người 500

Thu nhập bình quân của 1 nhân khẩu

nông nghiệp Triệu đồng/người/năm 7,61

Thu nhập bình quân 1 lao động NN Triệu đồng/ LĐ/năm 14,64 Do quá trình chuyển đổi đất từ đất lúa sang các loại hình sản xuât khác đã làm cho lượng lương thực trên đầu người dân giảm tuy nhiên nó vẫn đảm bảo mức an toàn lương thực là 500kg/người/năm.

Bình quân thu nhập trên 1 nhân khẩu nông nghiệp là 7,61 triệu đồng/người/năm (tăng lên 3,88 triệu so với hiện trạng (là 3,73 triệu/người/năm))

Bình quân thu nhập của người lao động nông nghiệp đã tăng đáng kể từ 8,02 triệu/người/năm (năm hiện trạng) lên 14,64 triệu/người/năm (mô hình tối ưu), điều đó đã cải thiện đáng kể đời sống cho người nông dân.

4.4.3. Hiệu quả về môi trường.

Việc chuyển đổi từ loại hình sản xuất này sang loại hình sản xuất khác trên quan điểm sự phù hợp với các yếu tố khí hậu, thời tiết, địa hình, thuỷ văn... một mặt nó làm giảm thiểu chi phí cải tạo ban đầu đồng thời nó tạo điều kiện cho sự phát triển một cách hài hoà với thiên nhiên, không làm hư hại các nguồn tài nguyên đất, nước, thực vật,..đồng thời bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

Môi trường không khí

Môi trường không khí chủ yếu bị ảnh hưởng do các hoạt động công nghiệp, ít bị ảnh hưởng do hoạt động nông nghiệp, thời gian chịu ảnh hưởng lớn nhất của môi trường không khí là trong thời điểm phun thuốc trừ sâu cho cây trồng.

trong 1 mùa vụ rất đa dạng như vụ xuân gồm các loại cây trồng lúa xuân, khoai lang, đỗ các loại, rau xanh, lạc và ớt ngọt như vậy với thời gian sinh trưởng khác nhau, diện tích gieo trồng được trải đều khắp toàn huyện nên thời điểm phun thuốc bảo vệ thực vật khác nhau và xa nhau nên khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí được giảm thiểu rõ rệt hơn so với hiện nay trồng đồng loạt một vài loại cây trồng với thời gian sinh trưởng tương đương.

Nếu áp dụng kết quả mô hình toán tối ưu trong xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Dũng thì môi trường không khí tại khu vực sản xuất nông nghiệp với các chỉ tiêu về nồng độ các chất khí độc hại CO, CO2, NO2, SO2, NH3 đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Môi trường nước

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là lượng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Cũng do canh tác xen canh, đa dạng hóa loại cây trồng nên thời điểm, địa điểm bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật khác nhau nên lượng chất hóa học trong đất có thời gian để đồng hóa, làm giảm độc tính do đó hầu hết môi trường nước không bị ô nhiễm.

Chất lượng nguồn nước vẫn đảm bảo tái sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Môi trường đất

Việc thoái hóa đất dường như sẽ không xẩy ra nếu áp dụng kết quả của mô hình toán tối ưu trong xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý do việc trồng xen canh các loại cây trồng trong đó rất nhiều các loại cây có lợi cho đất như lạc, đỗ là các loại cây cố định đạm trong đất.

Trong quá trình canh tác đất bón phân hữu cơ bên cạnh các sản phẩm dư thừa nông nghiệp được sử dụng để làm phân xanh bón cho đất đã phần nào làm hạn chế đất trở nên nghèo, chua, khô; gia tăng lượng mùn trong đất nên tránh được đất bị phá hủy bởi các tác động của thiên nhiên như mưa, gió.

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 94 - 97)