Đơn vị tính: ha Thứ tự Loại đất Mã đất Diện tích năm 2005 Diện tích năm 2008 Tăng(+) giảm(-) Đất nông nghiệp nnp 13.297,57 13.426,09 128,52
1 Đất sản xuất nông nghiệp sxn 10.499,85 10.450,12 -49,73 1.1 Đất trồng cây hàng năm chn 10.171,27 10.119,24 -52,03 1.1.1 Đất trồng lúa lua 9.942,43 9.888,61 -53,82 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi coc 43,16 23,41 -19,75 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác hnk 185,68 207,22 21,54 1.2 Đất trồng cây lâu năm cln 328,58 330,88 2,3
2 Đất lâm nghiệp lnp 2.060,02 2.132,95 72,93 2.1 Đất rừng sản xuất rsx 1.519,37 1610,7 91,33 2.2 Đất rừng phòng hộ rph 540,65 522,25 -18,4 2.3 Đất rừng đặc dụng rdd 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản nts 737,70 827,43 89,73 4 Đất nông nghiệp khác nkh 15,59 15,59
Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai năm 2008 huyện Yên Dũng
Giai đoạn 2003 - 2008, diện tích đất nông nghiệp tăng 128,52 ha, nhưng đất sản xuất nông nghiệp giảm 49,73 ha do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.
sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh), đất có mục đích công cộng (chủ yếu là cho các nhu cầu xây dựng cơ bản, giao thông, thuỷ lợi) và một số diện tích chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thuỷ sản.
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi giảm 19,75 ha chủ yếu là do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác và đất 1 lúa.
Đất trồng cây hàng năm khác tăng 21,54 ha, chủ yếu là do chuyển từ đất trồng lúa, đất cỏ cho chăn nuôi.
Đất trồng cây lâu năm chỉ tăng 2,3 ha, trong giai đoạn 2000-2005 diện tích đất cây lâu năm tăng khá mạnh song đến nay do đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá trị kinh tế giảm mạnh nên diện tích cây lâu năm đang có xu hướng giảm, đặc biệt là diện tích trồng vải.
Đất lâm nghiệp tăng 72,93 ha chủ yếu từ diện tích đất đồi núi chưa sử dụng.
4.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phân bố hệ thống cây trồng
4.2.2.1. Thực trạng sử dụng đất canh tác
Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của huyện và của khu vực, hệ thống cây trồng của huyện cũng có những thay đổi nhất định để phù hợp với sự phát triển mới này, đất canh tác của huyện đã được sử dụng với hệ số sử dụng đất cao hơn, các loại cây trồng được đưa vào trồng đa dạng hơn với những giống chủ yếu phục vụ cho thị trường, thoát dần tình trạng tự cung, tự cấp.
Nhiều diện tích đất được canh tác 3 vụ, một số diện tích đất có địa hình thấp, trũng hoặc không thuận lợi cho canh tác thì được trồng 2 vụ hoặc chuyển sang mô hình trang trại, nuôi thả cá xen với trồng lúa. Chính quyền và nhân dân các xã trong huyện đã có cái nhìn rộng hơn về canh tác nông nghiệp nên tại một số xã các hộ dân tự làm các thủ tục xin thuê đất xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp như tại xã Đồng Phúc có đến gần một trăm hộ gia đình,
cá nhân xin thuê đất, xây dựng các dự án nuôi thả cá, làm trang trại, xã Đức Giang xây dựng các dự án vườn chuồng,....
Trong các dự án được xây dựng này có tính toán khoa học về xây dựng trang trại, vườn, ao, giống,... hoạch toán chi phí lỗ, lãi, thời gian hoàn vốn với sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền rồi mới đưa vào hoạt động. Như vậy, có thể thấy rằng tư duy của người nông dân đang dần bắt kịp với sự phát triển của khoa học, ngoài những kinh nghiệp của các “lão nông tri điền”, người dân đang dần đưa khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, do vậy sản xuất trở nên ổn định, thu nhập được đảm bảo, giảm thiểu được những rủi ro, ngoài ra còn tránh được tình trạng dư cung như một số loại cây trồng hiện nay.
Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện khá đa dạng, trên diện tích đất trồng lúa 2 vụ chính, vụ đông trồng các loại cây trồng khác như rau các loại (gồm bắp cải, xu hào, cải cay, cải ngồng, rau thơm, rau gia vị, súp lơ,...), khoai tây, khoai lang, khoai sọ, các loại đỗ, lạc, các loại đậu, cà chua, dưa chuột, dưa hấu, ớt xanh, ớt đỏ, ....
Hiện nay, trên địa bàn huyện, đặc biệt là khu vực vùng 1 (vùng 3 tổng) dần hình thành các đầu mối thu mua nông sản cung ứng cho các thị trường thành phố như thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, nên tiềm năng phát triển mở rộng về diện tích và tăng vụ của các loại rau, hoa, quả là rất lớn, đặc biệt là các loại rau, quả sạch.
Như kết quả đánh giá về môi trường, nguồn tài nguyên đất, nước ở trên cho thấy việc gia tăng sản xuất các loại cây trồng rau, hoa, quả là rất lớn.
Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trước đây đã phát triển tương đối khá nhất là với vùng phía Đông Nam của huyện (thuộc vùng 3 tổng) do địa hình vùng này có nhiều nơi thấp trũng là ao, hồ và vùng ven sông Cầu. Khu vực này nằm ngoài đê 4A trong đê bối, hàng năm vào mùa nước lên, nước sông thường tràn qua đê bối, hoặc do mở cống để nước tràn vào thay nước trong các ao, hồ, đầm mang theo các sinh vật phù du rất thích hợp cho
nuôi thả các loại tôm, cá.
Tuy nhiên, với mức độ khai thác đất nuôi trồng thủy sản như hiện nay vẫn chưa hết tiềm năng của đất, một số khu vực đất có địa hình trũng trồng lúa chưa hiệu quả, một số ao hồ ven đê còn bỏ hoang, ... trong thời gian tới có thể đưa vào khai thác cho ngành thủy sản bên cạnh việc quy hoạch các trang trại mô hình vườn ao chuồng. Ngoài tiềm năng đất đai thích hợp, ở vùng này động lực thúc đẩy mạnh mẽ nữa là nhu cầu của thị trường với mặt hàng thủy sản rất lớn trên cả địa bàn huyện cũng như các khu vực, các khu đô thị tiếp giáp.