Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng của phương án tôi ưu

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 92)

Công lao động (triệu đồng) Tổng giá trị sản xuất (triệu đồng) Tổng chi phí sản xuất (triệu đồng)

Lợi nhuận (triệu đồng) STT Loại cây trồng Diện tích

1 ha Tổng 1 ha Tổng 1 ha Tổng 1 ha Tổng 1 Lúa xuân 5.722,93 11,88 68.005,07 26,21 149.997,89 6,95 39.774,34 19,26 110.223,55 2 Lúa mùa 3.026,87 11,89 36.000,56 26,24 79.425,18 6,61 20.007,64 19,63 59.417,54 3 Khoai lang 1.051,25 9,82 10.322,91 24,36 25.608,45 0,91 956,64 23,45 24.651,81 4 Khoai tây 2.546,34 9,72 24.756,08 26,90 68.496,55 2,73 6.951,51 24,17 61.545,04 5 Rau xanh 1.775,43 15,73 27.922,62 26,23 46.569,53 7,25 12.871,87 18,98 33.697,66 6 Đỗ các loại 460,10 8,35 3.839,54 16,02 7.370,80 2,37 1.090,44 13,65 6.280,37 7 Lạc 1.855,68 8,37 15.531,81 31,35 58.175,50 1,69 3.136,10 29,66 55.039,40 8 Dưa hấu 3.786,20 27,78 105.172,22 83,25 315.201,15 11,93 45.169,37 71,32 270.031,78 9 ớt 3.925,78 17,65 69.284,95 84,10 330.158,10 11,30 44.361,31 72,80 285.796,78 10 Nuôi trồng thuỷ sản 1.393,13 20,00 27.862,56 132,76 184.951,69 58,00 80.801,43 74,75 104.136,33 Tổng 25.543,71 388.698,32 1.265.954,83 255.120,63 1.010.820,27

4.4.1. Hiệu quả kinh tế

Kết quả so sánh diện tích sử dụng đất của phương án tối ưu với thực tế được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 16: So sánh diện tích các loại cây trồng huyện Yên Dũng năm hiện trạng so với mô hình tối ưu

Đơn vị tính: ha

STT Loại cây trồng Hiện trạng

Theo mô

hình tối ưu So sánh

1 Diện tích đất trồng lúa xuân 9.020,00 5.722,93 -3.297,07 2 Diện tích đất trồng lúa mùa 8.562,00 3.026,87 -5.535,13 3 Diện tích khoai lang 624,00 1.051,25 427,25 4 Diện tích khoai tây 460,00 2.546,34 2.086,34

5 Diện tích khoai sọ 52,00 0,00 -52,00

6 Diện tích rau 2.801,50 1.775,43 -1.026,07

7 Diện tích đỗ 277,00 460,10 183,10

8 Diện tích lạc 679,00 1.855,68 1.176,68

9 Diện tích dưa hấu 633,00 3.786,20 3.153,20

10 Diện tích ớt 192,00 3.925,78 3.733,78

11 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 969,93 1.393,13 423,20

Tổng 24.270,43 25.543,71 1.273,28

So sánh hiệu quả kinh tế của phương án sử dụng đất theo mô hình tối ưu với hiện trạng sử dụng đất hiện nay.

Bảng 17: So sánh hiệu quả kinh tế hiện trạng với mô hình tối ưu

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Loại hình Hiện trạng Theo mô

hình tối ưu So sánh 1 Tổng chi phí vật chất 165.362,00 255.120,63 +89.758,63 2 Chi phí lao động 311.551,46 388.698,32 +77.146,86 3 Tổng giá trị sản xuất 755.118,10 1.265.954,83 +510.836,73 4 Tổng thu nhập 589.756,09 1.010.820,27 +421.064,18 5 Thu nhập thuần 278.204,63 622.121,94 +343.917,31 6 Thu nhập trên 1 đồng vốn 3,56 3,96 +0,40

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện, diện tích đất dành cho nông nghiệp giảm song diện tích cây trồng tăng do thâm canh tăng vụ, theo mô hình tối ưu cụ thể như sau:

- Diện tích đất lúa giảm 8.832,20 ha; - Diện tích rau xanh giảm 1.026,07 ha.

- Diện tích trồng khoai tây, dưa hấu, ớt, lạc tăng mạnh. - Đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 423,20 ha.

Nếu áp dụng mô hình toán tối ưu để chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thì giá trị sản xuất, thu nhập tăng so với trước đây.

- Chi phí sản xuất tăng 89.758,63 triệu đồng; - Giá trị sản xuất tăng 510.836,73 triệu đồng; - Tổng thu nhập tăng 421.064,18 triệu đồng;

Ngoài ra, sự chuyển đổi diện tích theo hướng tăng các loại cây trồng nông nghiệp hàng hoá, thoát dần tình trạng tự cung, tự cấp của một huyện trung du bên cạnh công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển sẽ là bước phát triển toàn diện của huyện.

Mức thu nhập đạt được (1.010.820,27 triệu đồng) cao hơn nhiều so với hiện trạng (589.756,09 triệu đồng). Điều đó sẽ cải thiện đáng kể đời sống vật chất của người dân nông thôn.

4.4. 2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là một phạm trù rất khó có thể hoạch toán cụ thể, ngoài các chỉ tiêu về đảm bảo đời sống vật chất còn có vấn đề tâm lý, mức sống, môi trường sống,... để đánh giá được chúng tôi đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: sản lượng lương thực bình quân/người/năm, thu nhập bình quân /nhân khẩu nông nghiệp/năm, thu nhập cho 1 lao động sản xuất nông nghiệp/năm.

Bảng 18: Một số chỉ tiêu hiệu quả xã hội theo phương án tối ưu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

Sản lượng lương thực bình quân Kg/người 500

Thu nhập bình quân của 1 nhân khẩu

nông nghiệp Triệu đồng/người/năm 7,61

Thu nhập bình quân 1 lao động NN Triệu đồng/ LĐ/năm 14,64 Do quá trình chuyển đổi đất từ đất lúa sang các loại hình sản xuât khác đã làm cho lượng lương thực trên đầu người dân giảm tuy nhiên nó vẫn đảm bảo mức an toàn lương thực là 500kg/người/năm.

Bình quân thu nhập trên 1 nhân khẩu nông nghiệp là 7,61 triệu đồng/người/năm (tăng lên 3,88 triệu so với hiện trạng (là 3,73 triệu/người/năm))

Bình quân thu nhập của người lao động nông nghiệp đã tăng đáng kể từ 8,02 triệu/người/năm (năm hiện trạng) lên 14,64 triệu/người/năm (mô hình tối ưu), điều đó đã cải thiện đáng kể đời sống cho người nông dân.

4.4.3. Hiệu quả về môi trường.

Việc chuyển đổi từ loại hình sản xuất này sang loại hình sản xuất khác trên quan điểm sự phù hợp với các yếu tố khí hậu, thời tiết, địa hình, thuỷ văn... một mặt nó làm giảm thiểu chi phí cải tạo ban đầu đồng thời nó tạo điều kiện cho sự phát triển một cách hài hoà với thiên nhiên, không làm hư hại các nguồn tài nguyên đất, nước, thực vật,..đồng thời bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

Môi trường không khí

Môi trường không khí chủ yếu bị ảnh hưởng do các hoạt động công nghiệp, ít bị ảnh hưởng do hoạt động nông nghiệp, thời gian chịu ảnh hưởng lớn nhất của môi trường không khí là trong thời điểm phun thuốc trừ sâu cho cây trồng.

trong 1 mùa vụ rất đa dạng như vụ xuân gồm các loại cây trồng lúa xuân, khoai lang, đỗ các loại, rau xanh, lạc và ớt ngọt như vậy với thời gian sinh trưởng khác nhau, diện tích gieo trồng được trải đều khắp toàn huyện nên thời điểm phun thuốc bảo vệ thực vật khác nhau và xa nhau nên khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí được giảm thiểu rõ rệt hơn so với hiện nay trồng đồng loạt một vài loại cây trồng với thời gian sinh trưởng tương đương.

Nếu áp dụng kết quả mô hình toán tối ưu trong xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Dũng thì môi trường không khí tại khu vực sản xuất nông nghiệp với các chỉ tiêu về nồng độ các chất khí độc hại CO, CO2, NO2, SO2, NH3 đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Môi trường nước

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là lượng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Cũng do canh tác xen canh, đa dạng hóa loại cây trồng nên thời điểm, địa điểm bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật khác nhau nên lượng chất hóa học trong đất có thời gian để đồng hóa, làm giảm độc tính do đó hầu hết môi trường nước không bị ô nhiễm.

Chất lượng nguồn nước vẫn đảm bảo tái sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Môi trường đất

Việc thoái hóa đất dường như sẽ không xẩy ra nếu áp dụng kết quả của mô hình toán tối ưu trong xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý do việc trồng xen canh các loại cây trồng trong đó rất nhiều các loại cây có lợi cho đất như lạc, đỗ là các loại cây cố định đạm trong đất.

Trong quá trình canh tác đất bón phân hữu cơ bên cạnh các sản phẩm dư thừa nông nghiệp được sử dụng để làm phân xanh bón cho đất đã phần nào làm hạn chế đất trở nên nghèo, chua, khô; gia tăng lượng mùn trong đất nên tránh được đất bị phá hủy bởi các tác động của thiên nhiên như mưa, gió.

5. KếT LUậN Và Đề NGHị

5.1. Kết luận

1. Huyện Yên Dũng là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang,có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Các điều kiện về đất đai, nhân lực, cơ sở hạ tầng... của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, gia tăng các loại cây trồng hàng hóa.

2. Đề tài đã đưa ra những lý luận về hiệu quả, về phát triển kinh tế nông nghiệp và về mô hình bài toán quy hoạch; đồng thời, từ nghiên cứu thực trạng và phân tích số liệu điều tra nông hộ, đề tài đã ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch là cơ sở đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đặt ra.

3. Việc ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính ngẫu nhiên trên các loại hình sử dụng đất canh tác chính đã cho ta được lời giải tối ưu, từ đó là cơ sở đề xuất phương án sử dụng đất theo hướng hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng cho yêu cầu phát triển chung của cả huyện. Đây là một phương pháp giúp cho việc xây dựng phương án sử dụng đất nông nghiệp một cách khá chính xác, đầy đủ và có cơ sở khoa học chắc chắn, làm cơ sở cho các phương án quy hoạch đất đai và phát triển sản xuất nông nghiệp sau này.

4. Việc xây dựng mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính ngẫu nhiên cho các xã là cơ sở bố trí cây trồng.

5.2. Đề nghị

- Kết quả nghiên cứu cần được thử nghiệm ở các huyện, vùng khác có điều kiện tương tự để đảm bảo tính thực tiễn.

- Đề tài cần được mở rộng nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá về môi trường và xã hội.

Tài liệu tham khảo

I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Tuấn Anh (2004), “ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

2. Đặng Văn Bảng (1998), Bài giảng Mô hình toán thuỷ văn, Trường Đại học Thuỷ lợi, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bỉ (2004), "Về việc giải bài toán tối ưu trong công nghiệp rừng", Tạp chí NN & PTNT số tháng 2/2004, Hà Nội.

4. Quyền Đình Hà, Bài giảng Kinh tế sử dụng đất dùng cho học viên cao học QLĐĐ, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

5. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. ‘‘Chương trình Nghị sự 21” về phát triển bền vững (1998), Rio de Janero -

Brazin.

7. Nguyễn Văn Cường (2003), “Tối ưu hoá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá của hộ nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn

Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Nguyễn Dương Đán, Ngô Đức Cát (1995), “Nguyên lý cơ bản về chính sách nông nghiệp nông thôn”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), “Kinh tế nông nghiệp”, Nxb.

Nông nghiệp, Hà Nội.

10. ‘‘Định hướng phát triển nông nghiệp, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn trong giai đoạn 10 năm (2001- 2010)”, www.agroviet.gov.vn (Bộ Nông

nghiệp và phát triển Nông thôn).

11. Trần Khải và nnk (2000) - Hội Khoa học đất Việt Nam ‘‘Đất Việt Nam”, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Khang (2005), “ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành hệ thống thông tin hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” - Đề tài khoa học cấp nhà nước.

14. Nguyễn Đình Nam và các tác giả (1995), “Kinh tế phát triển nông thôn”,

Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Niên giám thống kê huyện Yên Dũng qua các năm.

16. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 1992, Hà Nội.

17. Nxb. Chính trị quốc gia (1994), Mác - Ăngghen toàn tập, tập 25, Hà Nội. 18. Nxb. Chính trị Quốc gia (2003), Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội.

19. Trần An Phong (1994), “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

20. ‘‘Quy hoạch tổng thể vùng đông bằng Sông Hồng”, www.mpi.gov.vn (của Bộ Kế hoạch - Đầu tư).

21. Đoàn Công Quỳ (2008), Bài giảng Phương pháp toán tối ưu trong quy hoạch sử dụng đất, bản dành cho cao học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

22. Đoàn Công Quỳ (2007), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

23. Hoàng Minh Sơn (2004), "Mô hình hoá thế giới với đối tượng", Đặc san Tự động hoá, đo lường, điều khiển - Tạp chí Tự động hoá ngày nay, Hà Nội. 24. Bùi Thế Tâm, Bùi Minh Trí (1996), Giáo trình Tối ưu hoá, Nxb. Giao

thông vận tải, Hà Nội.

25. Nguyễn Hải Thanh (1997), "Một số mô hình tối ưu dùng trong nông nghiệp", Kết quả nghiên cứu khoa học trường Đại học Nông nghiệp I - Quyển 3, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Nguyễn Hải Thanh (1998), "Một phương pháp tương tác người - máy tính giải bài toán vận tải cân bằng thu phát nhiều mục tiêu trong môi trường mờ", Hệ mờ và ứng dụng, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

27. Nguyễn Hải Thanh (2000), "Một số phương pháp giải bài toán tối ưu đa mục tiêu", Kết quả nghiên cứu khoa học trường Đại học Nông nghiệp I - Quyển 4, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Hải Thanh (2008), “Nghiên cứu thiết kế hệ hỗ trợ ra quyết định quy hoạch sử dụng đất” - Đề tài khoa học cấp Bộ.

29. Nguyễn Hải Thanh, “Mô hình toán tối ưu xây dựng cơ cấu cây trồng” - Đề tài khoa học cấp Bộ.

30. Phạm Chí Thành (1998), ‘‘Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam” - tạp chí hoạt động khoa học, số 3/1998.

31. Trần Vũ Thiệu (2004) , ‘‘Giáo trình Tối ưu tuyến tính”, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội.

32. Thống kê đất đai năm 2008 huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang

33. Đào Châu Thu (2002), Bài giảng cao học Hệ thống nông nghiệp cho học viên cao học ngành QLĐĐ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

34. Tô Dũng Tiến (2004), "Sử dụng linh hoạt đất đai nông nghiệp", Báo cáo tại Hội thảo thuộc Dự án ACIAR ANRE 1/1997/092 ngày 25-26 tháng 2 năm 2004, Hà Nội.

35. Nguyễn Duy Tính, Nguyễn Thị Hồng Loan (1997), "Xu thế chuyển đổi hệ thống cây trồng của hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng sau khoán 10", Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995 - 1996 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

36. Bùi Huy Trí (2005), Giáo trình ‘‘Hệ thống nông nghiệp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

37. Tô Cẩm Tú (1997), Một số phương pháp tối ưu hoá trong kinh tế, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

38. Hoàng Đình Tuấn, Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ (1998), Mô hình toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

39. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng (2006), “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Dũng”, Yên Dũng, Bắc Giang.

40. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng (2006), “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và hướng tới 2020” , Yên Dũng, Bắc Giang.

41. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng (2008) ‘‘Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang đến năm 2010” - huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.

42. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2004), ‘‘Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Đồng bằng Sông Hồng” - Đề tài khoa học cấp bộ, - Viện Địa Lý, Viện Khoa học Việt Nam.

43. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2004) ‘‘Điều tra, đánh giá, xây dựng quy hoạch tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang đến 2010 phục vụ mục tiêu quản lý, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.” - Viện Địa lý, Viện Khoa học Việt Nam.

44. Nguyễn Thị Vòng (2001), "Nghiên cứu quy trình công nghệ đánh giá hiệu

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 92)