Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phân bố hệ thống cây trồng

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 49 - 61)

4.1.1 .Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường

4.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phân bố hệ thống cây trồng

4.2.2.1. Thực trạng sử dụng đất canh tác

Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của huyện và của khu vực, hệ thống cây trồng của huyện cũng có những thay đổi nhất định để phù hợp với sự phát triển mới này, đất canh tác của huyện đã được sử dụng với hệ số sử dụng đất cao hơn, các loại cây trồng được đưa vào trồng đa dạng hơn với những giống chủ yếu phục vụ cho thị trường, thoát dần tình trạng tự cung, tự cấp.

Nhiều diện tích đất được canh tác 3 vụ, một số diện tích đất có địa hình thấp, trũng hoặc không thuận lợi cho canh tác thì được trồng 2 vụ hoặc chuyển sang mô hình trang trại, nuôi thả cá xen với trồng lúa. Chính quyền và nhân dân các xã trong huyện đã có cái nhìn rộng hơn về canh tác nông nghiệp nên tại một số xã các hộ dân tự làm các thủ tục xin thuê đất xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp như tại xã Đồng Phúc có đến gần một trăm hộ gia đình,

cá nhân xin thuê đất, xây dựng các dự án nuôi thả cá, làm trang trại, xã Đức Giang xây dựng các dự án vườn chuồng,....

Trong các dự án được xây dựng này có tính toán khoa học về xây dựng trang trại, vườn, ao, giống,... hoạch toán chi phí lỗ, lãi, thời gian hoàn vốn với sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền rồi mới đưa vào hoạt động. Như vậy, có thể thấy rằng tư duy của người nông dân đang dần bắt kịp với sự phát triển của khoa học, ngoài những kinh nghiệp của các “lão nông tri điền”, người dân đang dần đưa khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, do vậy sản xuất trở nên ổn định, thu nhập được đảm bảo, giảm thiểu được những rủi ro, ngoài ra còn tránh được tình trạng dư cung như một số loại cây trồng hiện nay.

Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện khá đa dạng, trên diện tích đất trồng lúa 2 vụ chính, vụ đông trồng các loại cây trồng khác như rau các loại (gồm bắp cải, xu hào, cải cay, cải ngồng, rau thơm, rau gia vị, súp lơ,...), khoai tây, khoai lang, khoai sọ, các loại đỗ, lạc, các loại đậu, cà chua, dưa chuột, dưa hấu, ớt xanh, ớt đỏ, ....

Hiện nay, trên địa bàn huyện, đặc biệt là khu vực vùng 1 (vùng 3 tổng) dần hình thành các đầu mối thu mua nông sản cung ứng cho các thị trường thành phố như thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, nên tiềm năng phát triển mở rộng về diện tích và tăng vụ của các loại rau, hoa, quả là rất lớn, đặc biệt là các loại rau, quả sạch.

Như kết quả đánh giá về môi trường, nguồn tài nguyên đất, nước ở trên cho thấy việc gia tăng sản xuất các loại cây trồng rau, hoa, quả là rất lớn.

Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trước đây đã phát triển tương đối khá nhất là với vùng phía Đông Nam của huyện (thuộc vùng 3 tổng) do địa hình vùng này có nhiều nơi thấp trũng là ao, hồ và vùng ven sông Cầu. Khu vực này nằm ngoài đê 4A trong đê bối, hàng năm vào mùa nước lên, nước sông thường tràn qua đê bối, hoặc do mở cống để nước tràn vào thay nước trong các ao, hồ, đầm mang theo các sinh vật phù du rất thích hợp cho

nuôi thả các loại tôm, cá.

Tuy nhiên, với mức độ khai thác đất nuôi trồng thủy sản như hiện nay vẫn chưa hết tiềm năng của đất, một số khu vực đất có địa hình trũng trồng lúa chưa hiệu quả, một số ao hồ ven đê còn bỏ hoang, ... trong thời gian tới có thể đưa vào khai thác cho ngành thủy sản bên cạnh việc quy hoạch các trang trại mô hình vườn ao chuồng. Ngoài tiềm năng đất đai thích hợp, ở vùng này động lực thúc đẩy mạnh mẽ nữa là nhu cầu của thị trường với mặt hàng thủy sản rất lớn trên cả địa bàn huyện cũng như các khu vực, các khu đô thị tiếp giáp.

Bảng 3. Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp qua một số năm

Đơn vị tính : ha

Loại hình Năm 2000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Cây lương thực 19.446,44 19.834,00 19.125,00 19.110,00 Lúa 17,236.00 17,841.00 17,552.00 17,582.00 Ngô 443.80 800.00 743.00 650.00 Khoai lang 1,586.54 1,043.00 680.00 724.00 Sắn 62.40 85.00 90.00 102.00 Cây chất bột khác 117.70 65.00 60.00 52.00 2. Cây thực phẩm 1790,40 2395,00 3013,00 2971,50 Rau các loại 1,592.20 2,235.00 2,848.00 2.801,50 Đậu, đỗ các loại 198.20 160.00 165.00 170.00

3. Cây công nghiệp hàng năm 481,24 637,00 616,00 786,00 Đỗ tương 111.10 79.00 95.00 107.00

Lạc 370.14 558.00 521.00 679.00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng qua các năm

4.2.2.2. Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Yên Dũng, được tổng hợp như sau:

Bảng 4. Hiện trạng sử dụng đất canh tác và hệ thống cây trồng

STT Loại hình sử dụng đất

Diện tích (ha)

Công thức luân canh

1 Chuyên lúa 3.808,92

2.531,14 Lúa xuân - Lúa mùa

1.277,78 Lúa xuân

2 Lúa màu 6.046,06

410,6 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông

650,0 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông

1.752,1 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông

107,0 Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông

170,0 Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ

587,2 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

15,2 Lúa xuân - Khoai sọ

872,48 Rau xuân - Lúa mùa

633,0 Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa hấu đông

551,48 Lúa xuân - Lúa mùa - lạc đông

105,0 Lạc xuân - Lúa mùa - Rau đông

192,0 Lúa xuân - Lúa mùa - ớt ngọt

3 Lúa - Cá 142,5 Lúa xuân - Cá

4 Chuyên cá 827,43 Cả năm

5 Chuyên rau màu 108,72

49,4 Rau xuân - Khoai tây

22,52 Lạc xuân - Rau đông

36,8 Khoai lang - Khoai sọ

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 và phòng nông nghiệp huyện Yên Dũng

Đất chuyên trồng lúa nước của huyện là 3.808,92 ha, trong đó có đất trồng 2 vụ lúa và đất trồng 1 vụ lúa. Diện tích đất trồng 1 lúa chủ yếu là diện tích đất ngoài đê 4A vào mùa mưa mực nước sông dâng cao nên không thể trồng cấy được và còn lại là diện tích đất thuộc vùng trũng, lầy chỉ có thể

trồng được 1 vụ thời gian còn lại trong năm thì bỏ hóa.

Đất lúa màu của huyện có diện tích 6.046,06 ha, trong đó đất 2 lúa 1 màu là 5.053,38 ha; đất 1 lúa - 1 màu là 887,68 ha và đất 2 màu - 1 lúa là 105,00 ha.

Đất lúa cá là 142,50 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 827,43 ha. Đất chuyên màu là 108,72 ha.

Đặc điểm chính các vùng sản xuất nông nghiệp

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện, có thể chia thành 3 vùng sản xuất nông nghiệp khá rõ rệt bao gồm: Vùng I là các xã ở phía Đông Nam của huyện (còn gọi là vùng 3 tổng), phần lớn có địa hình vàn một số là thấp gồm các xã: Đồng Việt, Đồng Phúc, Đức Giang, Tiến Dũng, Cảnh Thuỵ, Tư Mại, Thắng Cương, thị trấn Neo; Vùng II có địa hình cao hơn trong đó có dãy núi Nham Biền, gồm các xã ở phía Tây của huyện như: Tân Mỹ, Song Khê, Nội Hoàng, Tiền Phong, Đồng Sơn, Tân Liễu, Nham Sơn, Yên Lư; Vùng III là vùng phía bên kia sông Thương (phía Bắc huyện) với địa hình tương đối bằng phẳng có trung tâm là thị trấn Tân Dân gồm các xã như: Tân Tiến, Hương Gián, Tân An, thị trấn Tân Dân, Lão Hộ, Quỳnh Sơn, Trí Yên, Lãng Sơn, Xuân Phú. Để nghiên cứu đề tài tiến hành điều tra thí điểm trên 3 vùng:

Chọn điều tra xã Đồng Phúc, Đức Giang đại diện cho vùng I Chọn điều tra xã Tiền Phong, Nham Sơn đại diện cho vùng II Chọn điều tra xã Tân Tiến đại diện cho vùng III

Tổng hợp cơ cấu và diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp, đất trồng lúa của các xã, thị trấn phân theo các vùng thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5: Diện tích cơ cấu đất nông nghiệp phân theo vùng

Tổng đất tự

nhiên Đất nông nghiệp Đất lúa Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Toàn huyện 21.444,12 100,00 13.426,09 100,00 9.888,61 100,00 Vùng I 6.975,21 32,53 4.222,86 31,45 3.520,89 35,61 Thị trấn Neo 585,40 2,73 425,85 3,17 131,35 1,33 Xã Tiến Dũng 905,11 4,22 605,16 4,51 528,82 5,35 Xã Đức Giang 976,29 4,55 665,59 4,96 614,39 6,21 Xã Cảnh Thụy 660,95 3,08 501,16 3,73 450,16 4,55 Xã Tư Mại 1.156,40 5,39 716,03 5,33 630,03 6,37 Xã Thắng Cương 517,20 2,41 193,85 1,44 178,41 1,80 Xã Đồng Việt 925,64 4,32 437,92 3,26 363,73 3,68 Xã Đồng Phúc 1.248,22 5,82 677,30 5,04 624,00 6,31 Vùng II 7.826,69 36,50 5.156,55 38,41 2.902,01 29,35 Xã Song Khê 448,82 2,09 258,06 1,92 237,26 2,40 Xã Nội Hoàng 766,88 3,58 477,35 3,56 275,09 2,78 Xã Tiền Phong 967,39 4,51 661,91 4,93 319,40 3,23 Xã Đồng Sơn 816,77 3,81 506,81 3,77 349,42 3,53 Xã Tân Mỹ 743,30 3,47 513,47 3,82 465,22 4,70 Xã Tân Liễu 1.027,76 4,79 734,28 5,47 226,05 2,29 Xã Yên Lư 1.999,25 9,32 1.264,44 9,42 657,15 6,65 Xã Nham Sơn 1.056,52 4,93 740,23 5,51 372,42 3,77 Vùng III 6.642,22 30,97 4.046,68 30,14 3.465,71 35,05 Thị trấn Tân Dân 465,17 2,17 327,74 2,44 291,84 2,95 Xã Lão Hộ 354,85 1,65 198,50 1,48 146,19 1,48 Xã Hương Gián 863,67 4,03 515,92 3,84 497,01 5,03 Xã Tân An 457,18 2,13 322,19 2,40 294,26 2,98 Xã Tân Tiến 794,38 3,70 512,37 3,82 400,87 4,05 Xã Quỳnh Sơn 810,38 3,78 473,33 3,53 350,13 3,54 Xã Xuân Phú 942,83 4,40 587,33 4,37 533,69 5,40 Xã Trí Yên 1.084,22 5,06 615,70 4,59 522,74 5,29 Xã Lãng Sơn 869,54 4,05 493,60 3,68 428,98 4,34

*Đặc điểm của vùng I:

Tổng diện tích tự nhiên của vùng I là 6.975,21 ha, chiếm 32,53% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.222,86 ha, chiếm 31,45% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Hiện tại diện tích trồng lúa vẫn là chủ yếu, diện tích trồng lúa vùng I là 3.520,89 ha, chiếm 35,61% diện tích trồng lúa của toàn huyện và chiếm tới 83,38% đất nông nghiệp toàn vùng. Đất của vùng chủ yếu là diện tích bằng phẳng, một số khu vực và chân ruộng là thấp; thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nhẹ, đến thịt trung bình; đây là vùng đất phù sa được bồi tụ từ lâu đời và hàng năm vẫn được bồi đắp ở một số khu vực. Nhìn chung đất đai của vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây hàng năm có giá trị hàng hoá, kinh tế cao như các loại cây trồng lúa, khoai, dưa hấu, ớt, rau, đậu, đỗ, đặc biệt phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên hiện tại vùng còn số diện tích khá lớn đất chỉ trồng được một vụ do nằm ngoài đê 4A hoặc các khu vực thấp trũng, và một số diện tích đất bồi ven sông còn chưa được khai thác sử dụng, hướng sử dụng trong tương lai là đầu tư cơ sở vật chất để chuyển sang canh tác các loại hình sử dụng đất cho hiệu quả cao hơn.

*Đặc điểm của vùng II:

Vùng này có tổng diện tích tự nhiên là 7.826,69 ha, chiếm 36,50% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất nông nghiệp của vùng là 5.156,55 ha, chiếm 38,41% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện, trong đó đất trồng lúa của vùng là 2.902,01 ha, chiếm 29,35% đất trồng lúa toàn huyện và chiếm 56,28% đất nông nghiệp của vùng. Đất đai của vùng một nửa là đất phù sa của sông Thương (các xã Tân Liễu, Đồng Sơn) và sông Cầu (Yên Lư, Nham Sơn) với chất lượng đất giầu dinh dưỡng, địa hình bằng phẳng phù hợp cho sản xuất các loại cây hàng năm có chất lượng, giá trị hàng hoá cao; còn lại là đất thuộc dãy núi Nham Biền với chất lượng đất nghèo dinh dưỡng, phù hợp cho

trồng cây ăn quả và trồng rừng. Nhìn chung vùng II là vùng rất thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng, có thể thâm canh lúa nước và các loại cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao, có thể khai thác và phát triển nuôi trồng thủy sản và các loại cây ăn quả, cây đặc sản.

*Đặc điểm của vùng III:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 6.642,22 ha, chiếm 30,97% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, diện tích đất nông nghiệp là 4.046,68 ha, chiếm 30,14% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, diện tích đất trồng lúa là 3.465,71 ha, chiếm 35,05% đất trồng lúa toàn huyện và chiếm 85,64% diện tích đất nông nghiệp toàn vùng. Với địa hình ven đê sông Thương, phần lớn đất đai được bồi đắp phù sa hàng năm, nên đất đai vùng này màu mỡ, thành phần cơ giới chủ yếu là nhẹ, thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất đai vùng này thuận lợi cho trồng cây hàng năm, đặc biệt rất thuận lợi cho việc thâm canh các loại cây rau màu cho hiệu quả kinh tế cao.

Vùng III có diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tới 85,64% đất nông nghiệp toàn vùng), vùng II do địa hình phức tạp, đa dạng hoá cây trồng nên diện tích đất trồng lúa thấp hơn (chiếm 56,28% đất nông nghiệp của vùng). Vùng I với đặc điểm là vùng ven đê (nằm kẹp giữa 2 con sông lớn là sông Cầu và sông Thương), đất chủ yếu là phù sa màu mỡ thuận tiện cho việc trồng rau màu, các loại cây hàng năm, sản xuất hàng hoá cho giá trị kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt nên việc phát triển nông nghiệp ở vùng này mạnh nhất trong toàn huyện.

Thực trạng các loại hình sử dụng đất theo vùng * Vùng I

Đất đai của vùng chủ yếu có địa hình bằng phẳng, là đất phù sa đã được bồi đắp hàng năm. Vùng có diện tích ngoài đê khá lớn thường vào mùa nước lên từ khoảng tháng 8 - tháng 11 những diện tích này thường không canh tác được. Đây là vùng thích hợp với các loại cây trồng như: lúa, rau, màu, hoa cây

cảnh, khoai, đỗ, dưa hấu, ớt ngọt và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Hiện tại trong nông nghiệp thì diện tích trồng lúa vẫn là chủ yếu, chiếm 83,38% diện tích toàn vùng.

Trong đó diện tích đất chuyên lúa là 1.056,27 ha.

Diện tích đất lúa màu là 2.464,62 ha, chiếm 69,98%, trong đó chủ yếu là diện tích 3 vụ (lúa xuân - lúa mùa - rau, khoai, dưa hấu, ớt, đỗ vụ đông); diện tích đất chuyên màu, diện tích hoa cây cảnh và diện tích cây lâu năm của vùng không đáng kể có 37,67 ha, chiếm 0,54%; diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 271,8 ha, chiếm 6,44% so với tổng diện tích canh tác.

* Vùng II

Đất đai của vùng có địa hình phức tạp nhưng được chia thành 2 khu vực rõ rệt là tiểu vùng đồi núi thuộc dãy Nham Biền và tiểu vùng đồng bằng. Tiểu vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa đã được bồi đắp từ lâu, thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có hàm lượng đạm trung bình, giàu lân tổng số. Nhìn chung tiểu vùng thích hợp với các loại cây trồng như: lúa, rau, dưa hấu, lạc và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Khu vực đồi núi, một phần diện tích được đưa sang khai thác vật liệu xây dựng, số diện tích còn lại chủ yếu là đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét, cát kết, đất nghèo dinh dưỡng, các thành phần khoáng chất phù hợp cho phát triển các loại cây ăn quả như vải, nhãn, na, hồng và phát triển rừng.

Hiện tại trong canh tác nông nghiệp đã có sự chuyển dịch lớn từ diện tích đất chuyên lúa sang đất lúa - màu, hiện diện tích chuyên lúa 1.973,37 ha, chiếm 68,02%; diện tích đất lúa màu là 928,64 ha, chiếm 31,98%, trong đó chủ yếu là các loại cây trồng (Lúa xuân, lúa mùa, rau, lạc, dưa hấu, đỗ vụ đông), diện tích đất chuyên màu là 39,64 ha, diện tích cây lâu năm của vùng là 260,18 ha, chiếm 5,05% diện tích đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu 26534 (Trang 49 - 61)