Tổng quan thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ và hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 29)

9. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tổng quan thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ và hình thành

hình thành spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam hiện nay

2.1.1. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ

Hiện nay, nƣớc ta đã hình thành đƣợc một hệ thống các tổ chức KH&CN bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động KH&CN. Theo báo cáo của Đoàn giám sát - Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội thì đến năm 2016, cả nƣớc có gần 2.500 tổ chức khoa học và công nghệ, tăng 11,15 lần so với năm 1996 [11]1.

Cụ thể, có 1.111 tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập gồm 594 tổ chức thuộc trung ƣơng, 507 tổ chức thuộc địa phƣơng, 02 viện Hàn lâm (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam), 02 đại học quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), hơn 207 trƣờng đại học.

Trong đó có 642 tổ chức KH&CN công lập thuộc diện phải chuyển sang hoạt động theo hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm (gồm 473 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 169 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng). Đến ngày 31/12/2014, có 488 tổ chức đã đƣợc phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (đạt 76%), trong đó có 380 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 108 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Trong 488 tổ chức đã đƣợc phê duyệt Đề án có 295 tổ chức thuộc loại hình tự trang trải kinh phí hoạt động thƣờng xuyên (223 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 72 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng) và 193 tổ chức thuộc loại hình tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách, nghiên cứu xây

1https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ca-nuoc-co-gan-2500-to-chuc-khoa-hoc-va-cong-nghe- 20161008093639427.htm

dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nƣớc và đƣợc ngân sách nhà nƣớc tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo phƣơng thức khoán (trong đó, 157 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 36 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng).

Số liệu Bộ KH&CN cho thấy đến năm (2016) về cơ bản các tổ chức KH&CN công lập đã đƣợc phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ.

Có 1.389 tổ chức KH&CN ngoài công lập (665 tổ chức thuộc khối trung ƣơng, 724 tổ chức thuộc khối địa phƣơng), chiếm hơn 52% tổng số tổ chức KH&CN.

Có 09 cơ sở ƣơm tạo CNC và ƣơm tạo doanh nghiệp CNC đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động. Mặc dù đã có một số doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo thành công, tuy nhiên nhiều cơ sở ƣơm tạo CNC và doanh nghiệp CNC hoạt động nhƣ một đơn vị cho thuê phân xƣởng và máy móc. Nhiều dịch vụ quan trọng khác nhƣ đào tạo, tƣ vấn, kết nối nhà đầu tƣ, kết nối với các doanh nghiệp lớn vẫn chƣa đƣợc cung cấp. Điều này hạn chế các cơ sở ƣơm tạo CNC và ƣơm tạo doanh nghiệp CNC phát huy vai trò trong việc hỗ trợ việc phát triển CNC và hình thành doanh nghiệp CNC ở Việt Nam.

Năm 2016, cả nƣớc có 164.744 ngƣời tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ (14 ngƣời/10.000 dân), trong đó số cán bộ nghiên cứu có trình độ cao đẳng và đại học trở lên là 128.997 ngƣời. Nếu quy đổi toàn thời gian (FTE), số lƣợng cán bộ nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D) của Việt Nam chỉ đạt 7 ngƣời/10.000 dân. Trong khi đó mục tiêu của chiến lƣợc nhân lực R&D đạt 9-10 ngƣời/10.000 dân vào năm 2015 và 11-12 ngƣời/10.000 dân vào năm 2020.

2.1.2. Thực trạng về doanh nghiệp spin-off

Những năm gần đây, xu hƣớng tự chủ tài chính thông qua việc thành lập doanh nghiệp riêng vẫn còn khá mới trong giáo dục đại học. Thay vào đó, từ trƣớc đến nay, các trƣờng thƣờng chỉ có những trung tâm trực thuộc nội bộ, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự hạch toán nhƣ trung tâm

ngoại ngữ, trung tâm tin học... Tuy vậy, dựa theo nhu cầu của Nhà trƣờng và các chính sách khuyến khích của nhà nƣớc, các trƣờng đại học và viện nghiên cứu ở Viện Nam đã bắt đầu hình thành các doanh nghiệp trong đơn vị để làm cầu nối giữa đào tạo và sản xuất.

Đến đầu tháng 12 năm 2018, ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP. HCM) đã tiên phong công bố quyết định đƣa vào hoạt động Công ty Cổ phần Khoa học và công nghệ Bách khoa TP. HCM với vốn điều lệ hơn 4 tỷ đồng.

Ngay sau đó, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP. HCM) cũng ra mắt Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học và Du lịch Văn Khoa với vốn điều lệ gần 2 tỷ đồng. Công ty định hƣớng kinh doanh 7 nhóm ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực khoa học nhân văn, điều hành tour và các dịch vụ hỗ trợ du lịch.

Ngoài ra, còn có nhiều trƣờng nhƣ ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM đã thành lập trung tâm Ngoại ngữ, Tin học, Viện Chiến lƣợc và Quản trị doanh nghiệp, Công ty tƣ vấn kế toán – kiểm toán, Trung tâm dịch vụ du lịch và lữ hành.

2.2 Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Academy of Science and Technology, viết tắt là VAST)

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

a/ Cơ cấu tổ chức:

Viện Hàn lâm KH&CN VN có 52 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tƣớng Chính phủ thành lập; 34 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học (28 đơn vị do Thủ tƣớng Chính phủ thành lập và

06 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 07 đơn vị sự nghiệp khác; 04 đơn vị tự trang trải kinh phí và 01 doanh nghiệp Nhà nƣớc (Xem Phụ lục 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức)

Các đơn vị của Viện đóng tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Một số đơn vị đóng tại Phú Thọ, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt. Ngoài ra, Viện còn có hệ thống trên 100 đài trạm trại thuộc 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trƣng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trƣờng, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu. Viện Vật lý địa cầu hiện đang quản lý 53 đài, trạm trở thành đơn vị có số đài trạm lớn nhất trong Hệ thống.

Trong nhiều năm qua, Viện Hàn lâm KH&CN VN có 4 phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia (PTNTĐ) về Công nghệ Gen; Công nghệ mạng; Vật liệu và linh kiện điện tử; Công nghệ tế bào thực vật, cùng nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu cấp Viện khác. Viện có các khu sản xuất thử nghiệm nhằm trực tiếp phục vụ công tác phát triển công nghệ, đƣa kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế.

b/ Nhân lực khoa học:

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao luôn là một trong những thế mạnh của Viện Hàn lâm KH&CN VN. Lực lƣợng cán bộ có trình độ cao của Viện khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.

Theo Báo cáo thƣờng niên năm 2018 của Viện, tính đến cuối năm 2018, Viện có hơn 3,500 cán bộ nhân viên, trong đó số cán bộ có học hàm Giáo sƣ và Phó Giáo sƣ là 237 ngƣời (chiếm 6,73%), học vị Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học (TSKH) là 953 ngƣời (chiếm 20,32%), và Thạc sĩ là 1.186 ngƣời (chiếm 33, 65%).

Hình 2.1. Số lượng nhân lực khoa học đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ/TSKH và PGS/GS từ năm 2014 đến năm 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo của Viện Hàn lâm KH&CN VN giai đoạn 2014-2018 Hình 2.1 cho thấy Viện Hàn lâm KH&CN VN có nguồn nhân lực khá ổn định, đồng đều và có xu hƣớng tăng dần về trình độ. Trong những năm gần đây, lãnh đạo Viện luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ có trình độ cao cho các đơn vị của mình nhằm phục vụ chung cho sự phát triển của đất nƣớc. Hàng năm có hàng chục tiến sỹ mới bảo vệ và đào tạo hàng trăm thạc sỹ thuộc các chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Các đơn vị trong Viện còn cử nhiều cán bộ trẻ của mình đi đào tạo tại nƣớc ngoài nhằm bổ sung lực lƣợng cán bộ trình độ cao. Nguồn nhân lực KH&CN của Viện Hàn lâm có mặt tại cả 3 vùng lãnh thổ: miền Bắc, Trung, Nam, song phân bố về nhân lực KH&CN của Viện chƣa thật hợp lý giữa các viện chuyên ngành cả về hƣớng nghiên cứu và theo khu vực, lãnh thổ. Trong khi khu vực phía Nam là địa bàn có nền kinh tế phát triển sôi động thì lực lƣợng cán bộ KH&CN có trình độ cao của Viện Hàn lâm ở đây lại rất mỏng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển.

846 911 905 869 1186 751 792 840 864 953 198 204 218 195 237 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2014 2015 2016 2017 2018 Ng ƣời Thạc sĩ Tiến sĩ/TSKH PGS/GS

c/ Hoạt động ứng dụng và triển khai công nghệ

Là đơn vị đứng đầu cả nƣớc trong nghiên cứu cơ bản, thực hiện theo Chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hoá học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025, Viện Hàn lâm KH&CN VN tiếp tục tập trung vào các hƣớng nghiên cứu ƣu tiên gồm:

-Nghiên cứu cơ bản;

-Hƣớng công nghệ thông tin - điện tử - tự động hóa công nghệ vũ trụ;

-Hƣớng công nghệ sinh học; -Hƣớng khoa học vật liệu;

-Hƣớng đa dạng sinh học và Các chất có hoạt chất thiên nhiên; -Hƣớng khoa học Trái đất;

-Hƣớng khoa học và Công nghệ biển;

-Hƣớng Công nghệ môi trƣờng và Năng lƣợng.

Năm 2018, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm đã triển khai thực hiện 813 nhiệm vụ, đề tài, dự án nghiên cứu các cấp, đẩy mạnh công bố quốc tế với tổng số là 2.096 công trình (tăng 14,5% so với 2017), trong đó có 984 công trình trên các tạp chí quốc tế (tăng 10,8% so với 2017).

Tính đến 30/11/2018, Viện Hàn lâm đƣợc Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp 50 bằng Sở hữu trí tuệ gồm: 15 bằng độc quyền Sáng chế, 35 bằng Giải pháp hữu ích (GPHI). Số văn bằng theo các năm tăng dần thể hiện: năm 2011 đƣợc cấp tổng số 08 văn bằng; năm 2012 đƣợc cấp 15; năm 2013 đƣợc cấp 17; năm 2014 đƣợc cấp 15; năm 2015 đƣợc cấp 18; năm 2016 đƣợc cấp 29 bằng (12 sáng chế và 17 GPHI); Năm 2017 đƣợc cấp 40 bằng (20 sáng chế, 20 GPHI).

d/ Tài chính cho hoạt động KH&CN

Viện Hàn lâm luôn đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức đánh giá nghiệm thu để phát huy tốt và góp phần đáng kể trong việc thực hiện Luật Ngân sách và

Luật KH&CN, là công cụ hữu hiệu đáp ứng kịp thời công tác quản lý khoa học, nâng cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài khi thực hiện nhiệm vụ. Các đề tài khi kết thúc thời gian thực hiện đều đƣợc nghiệm thu và đánh giá. Sản phẩm của đề tài sau khi nghiệm thu có thể chuyển giao phục vụ thực tiễn hoặc có những định hƣớng cho những bƣớc phát triển tiếp theo.

Từ năm 2013 đến năm 2018, tổng kinh phí đƣợc giao của Viện có xu hƣớng tăng từ 784 tỷ đồng năm 2013 đến 2.535 tỷ đồng năm 2018 (tăng 3,2 lần).

Hình 2.2 Tổng kinh phí hoạt động hàng năm của Viện Hàn lâm giai đoạn 2013-2018

Nguồn: [24, tr.94]

Hình 2.3 Cơ cấu kinh phí hoạt động hàng năm của Viện Hàn lâm giai đoạn 2013-2018 (kinh phí giao đầu năm)

Nguồn: [24, tr.94] 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 7 8 4 ,0 8 7 7 ,0 1 .1 5 9 ,7 1 .3 4 3 ,3 1 .6 6 1 ,0 2 .5 3 5 ,0 853,1 919,3 1.439,0 1.218,3 1.735,9

Số giao đầu năm Số giao tính đến cuối năm

tỷ đồng 0 400 800 1.200 1.600 2.000 2.400 2.800 2013 2014 2015 2016 2017 2018 205,6 251,0 339,5 511,0 660,7 1.356,8 578,4 626,0 820,2 832,3 1.000,3 1.178,2

Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên

Trong cơ cấu kinh phí hoạt động hàng năm của Viện, nguồn kinh phí chi cho hoạt động đầu tƣ phát triển có xu hƣớng tăng từ 205,6 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 1.356,8 tỷ đồng năm 2018.

Về xu hƣớng tổ chức trong Viện, bên cạnh các đơn vị thành viên, hiện Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ các Bộ ngành để triển khai thực hiện các chƣơng trình nhằm tăng cƣờng năng lực nghiên cứu cũng nhƣ hình thành các tổ chức nghiên cứu mạnh, các nhóm nghiên cứu cơ bản mạnh hơn theo đúng mục tiêu của Quyết định số 2133/QĐ-TTg ngày 01/12/2011 KH&CN Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030” gồm 35 Viện nghiên cứu chuyên ngành, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc; 01 Học Viện KH&CN; phát triển 15 doanh nghiệp KH&CN (doanh nghiệp spin- off). Xây dựng đƣợc đội ngũ 3500 biên chế, 1700 lao động hợp đồng, trong đó 50% là cán bộ khoa học có học vị tiến sỹ, thạc sỹ. Phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ nghiên cứu/cán bộ hỗ trợ nghiên cứu nhỏ hơn 1 để tạo ra cơ cấu vận hành hợp lý của các viện chuyên ngành. Số lƣợng công trình khoa học đƣợc công bố quốc tế, số lƣợng sáng chế đăng ký bảo hộ tăng gấp hai lần so với giai đoạn 2011 – 2020.

e/ Hoạt động Thông tin KHCN

Công tác thông tin truyền thông khoa học đƣợc Viện Hàn lâm KHCNVN tích cực triển khai thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau với mục đích nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KHCN, giới thiệu và quảng bá về hoạt động và những thành tựu KHCN nổi bật của Viện Hàn lâm.

Ngoài 3 đơn vị có trách nhiệm là đầu mối của những kênh thông tin truyền thông chính của Viện Hàn lâm là Văn phòng, Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu và Trung tâm Tin học và Tính toán, các đơn vị trực thuộc khác cũng có bộ phận chuyên trách về công tác thông tin truyền thông, góp phần vào hoạt động quảng bá, truyền thông chung của Viện Hàn lâm.

Kênh thông tin truyền thông chính thức của Viện Hàn lâm KHCNVN là Trang thông tin điện tử (website http://vast.ac.vn), cập nhật thƣờng xuyên và

toàn diện về các mặt hoạt động của Viện. Trong năm 2018, lƣợng độc giả quan tâm truy cập vào website của Viện Hàn lâm càng ngày càng tăng, số lƣợng truy cập lên tới 5.542.887 lƣợt với trang tiếng Việt và 1.436.460 lƣợt với trang tiếng Anh. Song hành và bổ sung cho trang thông tin điện tử là các kênh thông tin truyền thông khoa học thông qua các bản tin định kỳ do các đơn vị trực thuộc xuất bản, nhƣ Bản tin KHCN điện tử hàng tháng do Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu xuất bản, nhằm cung cấp thông tin chuyên sâu hơn về các hoạt động KHCN nổi bật của Viện Hàn lâm, cập nhật đa chiều về thông tin khoa học trong nƣớc và trên thế giới. Nhiều bản tin điện tử chuyên ngành khác nhƣ Bản tin Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Viện Vật lý địa cầu, Bản tin VNREDSat-1 hàng tháng của Viện Công nghệ vũ trụ; Bản tin IOC Việt Nam của Viện Hải dƣơng học Nha Trang và Ủy ban Hải dƣơng học liên Chính phủ Việt Nam, Bản tin VATLY Newsletter của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam…

Các hoạt động truyền thông khoa học đã đƣợc triển khai rầm rộ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 29)