Chính sách hỗ trợ của bản thân cơ sở nghiên cứu và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 71 - 82)

9. Nội dung nghiên cứu

3.4.2.Chính sách hỗ trợ của bản thân cơ sở nghiên cứu và đào tạo

3.4. Giải pháp khắc phục rào cản

3.4.2.Chính sách hỗ trợ của bản thân cơ sở nghiên cứu và đào tạo

Bản thân cơ sở nghiên cứu và đào tạo cần có những chính sách hỗ trợ cho sự hình thành của các doanh nghiệp spin-off.

- Thành lập các Văn phòng Chuyển giao công nghệ (TTO)

Trƣớc hết, mỗi Viện/Nhà trƣờng cần thành lập các Văn phòng Chuyển giao Công nghệ (TTO) để thúc đẩy liên kết nghiên cứu khoa học với sản xuất. Văn phòng chuyển giao công nghệ có chức năng quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ của một tổ chức khoa học (trƣờng đại học và viện nghiên cứu). Các TTO tạo điều kiện cho việc thƣơng mại hóa sở trí tuệ đƣợc tạo ra từ các kết quả nghiên cứu khoa học thông qua việc cấp phép (licensing), bằng sáng chế (patent) hoặc hỗ trợ sự hình thành của các spin-offs.

Hơn nữa, các TTO hoạt động nhƣ một công cụ hỗ trợ các nhà khoa học nhằm tránh các xung đột lợi ích giữa nhiệm vụ chính của họ là nghiên cứu và

giảng dạy và các hoạt động thƣơng mại hóa [31]. Nghiên cứu của Lockett và Wright (2005) [38] cũng kết luận rằng tổng chi tiêu của các trƣờng đại học cho việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và nâng cao năng lực của TTO trong việc hỗ trợ phát triển kinh doanh của các công ty spin-off có mối tƣơng quan tích cực với sự hình thành của các spin-offs.

Có thể kể đến một vài đơn vị hoạt động nhƣ các TTO trong các Viện nghiên cứu và Trƣờng đại học nhƣ:

+ Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

+ Văn phòng tƣ vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng, thuộc Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội

- Nâng cao tinh thần kinh thương và kỹ năng kinh doanh cho các nhà sáng lập trong Viện/Trường đại học

Các nhà khoa học thƣờng đƣợc thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của mình bởi mong muốn thấy các kết quả đó đƣợc phát triển và sử dụng. Mặc dù sở hữu một số đặc điểm và năng lực kinh thƣơng nhất định, các nhà khoa học thƣờng không thích rủi ro trong kinh doanh và không quan tâm đến các thủ tục, quy trình để thƣơng mại hóa công nghệ của họ.

Để khắc phục điều này, việc tiếp xúc với các kỹ năng và mô hình doanh nghiệp cần trở thành một phần thiết yếu trong chƣơng trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, kết hợp với việc xây dựng một mạng lƣới những nhà khởi nguồn thành công để tƣ vấn, hƣớng dẫn cho các nhà sáng lập tiền năng trong Viện/trƣờng, nâng cao hiểu biết về kinh tế thị trƣờng và tiếp thị. Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo cũng cần có những chính sách linh hoạt, tập trung vào các nhà sáng lập tiềm năng nhƣ chính sách "khen thƣởng", khung thời gian làm việc linh hoạt, phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp spin-off,... nhằm nâng cao tinh thần tự chủ của các nhà khoa học, chính sách nhân lực linh hoạt nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển spin-offs.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã phân tích các rào cản đối với sự hình thành của các doanh nghiệp spin-off ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Các chính sách vĩ mô của Chính phủ liên quan đến việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung đã đạt đƣợc những thành công nhất định, tuy nhiên Nhà nƣớc chƣa có một hành lang pháp lý vững chắc cho loại hình doanh nghiệp spin-off. Các chính sách tài chính và ƣu đãi đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế và khuyết thiếu, chƣa tạo đƣợc động lực cho các nhà khoa học sáng lập công ty riêng.

Qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn sâu, rào cản lớn thứ hai đối với sự hình thành của các công ty spin-off này chính là các chính sách của bản thân cơ sở nghiên cứu và đào tạo mẹ còn thiếu sự đồng bộ và thống nhất, chƣa có các chính sách hỗ trợ và khuyến khích riêng cho spin-off, nhất là chính sách về quyền sở hữu trí tuệ và phần chia lợi nhuận giữa nhà khoa học và đơn vị mẹ. Việc đào tạo và nâng cao năng lực cho các nhà sáng lập, để các nhà sáng lập có đầy đủ kiến thức, kỹ năng khi chuyển từ môi trƣờng hàn lâm sang môi trƣờng kinh tế cũng là một trong những điểm cần củng cố thêm trong các Trƣờng đại học và Viện nghiên cứu của Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sự đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của các spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả để khám phá các yếu tố thúc đẩy hay cản trở đến sự phát triển của họ. Luận văn đã tổng hợp, phân tích cơ sở lý luận, thực trạng và cung cấp một khám phá toàn diện về các rào cản quan trọng đến sự thành công của các spin-off. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố cá nhân nhƣ hành vi kinh doanh của ngƣời sáng lập chỉ đóng vai trò nhỏ đối với quá trình mạo hiểm và thành công của spin-off. Thay vào đó, những rào cản lớn hơn nằm trong các chính sách vĩ mô của nhà nƣớc và chính sách vi mô của bản thân cơ sở nghiên cứu và đào tạo.

Luận văn đã đóng góp một số ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn cho các bên liên quan ở các cấp độ khác nhau. Thứ nhất, các chính sách và chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ cần tập trung và tùy chỉnh theo yêu cầu để thích ứng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của loại hình doanh nghiệp spin-off, vốn dĩ rất khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác trong bối cảnh phát triển của đất nƣớc và khu vực.

Đối với các yếu tố con ngƣời, các nhà giáo dục, quản lý trong các trƣờng/viện nên đặc biệt nhắm mục tiêu vào các học giả thể hiện khuynh hƣớng mạnh mẽ tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Các chính sách nội bộ trong trƣờng đại học/viện cần linh hoạt dựa trên các mục tiêu và động cơ cá nhân khác nhau, chẳng hạn nhƣ nghỉ phép để kinh doanh, phân chia lợi nhuận và quyền sở hữu trí tuệ (IP), có thể tuyển dụng và giữ nhân sự chất lƣợng cao một cách hiệu quả hơn. Các chính sách định hƣớng kinh doanh nhƣ vậy cũng có thể kích thích đáng kể xu hƣớng khởi nghiệp của các học giả và tạo điều kiện cho họ bắt đầu kinh doanh riêng. Bên cạnh việc chỉ tập trung vào thiết kế các chính sách và cơ chế hỗ trợ, thiết lập các cơ chế tiếp theo để đánh giá hiệu quả các chính sách và cơ chế hỗ trợ đƣợc thực hiện ở các giai đoạn khác nhau, có thể giúp các nhà hoạch định chính sách và quản trị viên đại học điều chỉnh chính sách của họ.

Nghiên cứu của luận văn cũng khuyến khích các trƣờng đại học/viện có các Trung tâm sở hữu trí tuệ, Trung tâm chuyển giao công nghệ. Các trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá các sáng chế và để mắt đến mối quan hệ cũng nhƣ sự hiểu biết với các đối tác đầu tƣ trên thị trƣờng, chẳng hạn nhƣ đảm bảo đánh giá thị trƣờng của các nhà khoa học phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tƣ, giảm thiểu sự khác biệt trong quan điểm giữa các nhà khoa học và nhà đầu tƣ/nhà quản lý thƣơng mại hóa.

Tóm lại, bằng cách khám phá những yếu tố này từ nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau, nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc đáng chú ý về các rào cản đến sự hình thành và phát triển doanh nghiệp spin-off trong bối cảnh các tổ chức học thuật. Để thúc đẩy hinh thành và phát triển loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới góp phần thực hiện hóa mục tiêu trong chiến lƣợc phát triển KH&CN của đất nƣớc, Chính phủ và các tổ chức nghiên cứu và đào tạo cần sử dụng các biện pháp chính sách mang tính định hƣớng và khuyến khích tinh thần kinh thƣơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lan Anh và Trọng Quỳnh (2019), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật trước yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, Tin hoạt động Quốc hội, http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc- hoi.aspx?ItemID=41704

2. Thạch Anh (2006), Doanh nghiệp từ phòng thí nghiệm, Tạp chí Tia sáng, số 10, 20/05/2006.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2016, NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Chính phủ (2013), Nghị định số 186/2013/NĐ-CP về Đại học Quốc gia

ngày 17 tháng 11 năm 2013, Hà Nội, Việt Nam.

5. Chính phủ (2019), Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ ngày 01 tháng 02 năm 2019, Hà Nội, Việt Nam.

6. Phùng Danh Cƣờng và Hoàng Thị Kim Oanh (2018), Tính đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính,http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-

tra/tinh-dac-thu-cua-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o- viet-nam-143654.html, cập nhật ngày 10/09/2018.

7. Trần Văn Dũng (2008), Điều kiện hình thành doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2006), Lại bàn về doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ,

Tạp chí Hoạt động khoa học, Số 10/2006.

9. Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên và Đào Thanh Trƣờng (2015), Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Từ lý luận đến thực tiễn, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10.Vƣơng Đình Huệ (2015), Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Tài chính,

http://tapchitaichinh.vn/chao-mung-dai-hoi-dang-bo-bo-tai-chinh-lan-thu- 24-va-dai-hoi-dang-lan-xii/tiep-tuc-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong- dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-102578.html, cập nhật ngày 17/12/2015. 11.Nguyễn Hùng (2016), Cả nước có gần 2.500 tổ chức khoa học và công

nghệ, Dân trí, https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ca-nuoc-co-gan- 2500-to-chuc-khoa-hoc-va-cong-nghe-20161008093639427.htm.

12.Phạm Tuấn Huy (2018), Xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

13.Phạm Thanh Huyền (2019), ĐHBKHN lọt vào top 801-1000 trong bảng xếp hạng TIMES HIGHER EDUCATION 2020, Đại học Bách khoa Hà Nội,https://www.hust.edu.vn/tin-tuc/-

/asset_publisher/AKFI5qRls1e8/content/-hbkhn-lot-vao-top-801-1000- trong-bang-xep-hang-times-higher-education-2020

14.Thùy Linh (2019), Những đại học tiên phong lập doanh nghiệp, Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM https://voh.com.vn/giao-duc/bai-1-nhung-dai-hoc- tien-phong-lap-doanh-nghiep-328820.html

15.Đỗ Thị Thanh Nga (2014), Hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Spin-off trong các trường đại học của Việt Nam, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

16.Phan Quốc Nguyên (2011), Đăng kí sở hữu trí tuệ trong các đại học, Bản tin ĐHQGHN, https://www.vnu.edu.vn/home/?C2114/N9995/dang-ki-so- huu-tri-tue-trong-cac-dai-hoc.htm

17.Quốc hội (2012), Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2012, Hà Nội, Việt Nam.

18.Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2013, Hà Nội, Việt Nam.

19.Phạm Huy Tiến (2006), Giáo trình Tổ chức Khoa học và Công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

20.Phạm Huy Tiến (2016), Sự hình thành các spin – off tại Viện Khoa học Việt Nam thập niên 90, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

21.Phạm Quang Tuấn (2016), Điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trong các viện nghiên cứu và triển khai (Nghiên cứu trường hợp Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

22.Tạ Hải Tùng (2018), Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong trường đại học: Bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức, Tia Sáng, http://tiasang.com.vn/- doi-moi-sang-tao/Doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao-trong-truong-dai- hoc-Bat-dau-tu-su-thay-doi-nhan-thuc-11292.

23.Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội (2017), Báo cáo thường niên năm 2017, Hà Nội.

24.Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2018), Báo cáo hoạt động năm 2018, Hà Nội.

25.Hiếu Tri (2019), Những điểm mới của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019, Trƣờng Đại học Đồng Tháp https://www.dthu.edu.vn/News.aspx?id=846

Tiếng Anh

26.Baark, E., Mai Hà, Phạm Tuấn Huy and Phạm Thị Bích Ngọc (2018), Commercialization of Research through Spin-off Enterprises in Vietnam during the 1990s, Asian Research Policy, 9 (1) August 2018, p-ISSN: 2093-3509, e-ISSN: 2234-1889, p. 14-29.

27.Bianchi, P. and Labory, S. (2006), International handbook on industrial policy, Edward Elgar, Cheltenham, U.K..

28.Caldera A. and Debande O. (2010), Performance of Spanish universities in technology transfer: An empirical analysis, Research Policy, Vol. 39

(9), p. 1160-1173.

29.Cernescu L. and Dungan L. (2015), Spin-off - Theoretical Approach Overview, Procedia of Economics and Business Administration, ICESBA, Romania.

30.Clarysse, B., Wright, M., Lockett, A., de Velde, E. V., & Vohora, A. (2005), Spinning out new ventures: a typology of incubation strategies from European research institutions. Journal of Business Venturing, 20 (2), p.183-216.

31.Debackere, K. and Veugelers, R. (2005), The role of academic technology transfer organizations in improving industry science links, Research Policy, 34(3), p.321-342.

32.Di Gregorio, Dante and Shane, S. (2003), Why Do Some Universities Generate More Start-Ups Than Others?, Research Policy 32, p. 209-227. 33.Feller, I. (1990), Universities as engines of R&D-based economic growth:

They think they can, Research Policy, 19(4), p. 335-348.

34.Fini, R., Fu, K., Mathisen, M., Rasmussen, E. and Wright, M. (2016), Institutional determinants of university spin-off quantity and quality: a longitudinal, multilevel, cross-country study, Small Business Economics, 48 (2), p.361-391.

35.Hunady, j., Orviska, M., Pisar, P. (2019), What matters: The Formation of University Spin-offs in Europe, Business Systems Research, Vol. 10 No. 1, p.138-152. DOI: 10.2478/bsrj-2019-0010.

36.Lacetera, N. (2009), Academic entrepreneurship, Managerial and Decision Economics 30, p. 443- 464.

37.Lerner, J. ed. (2009), Boulevard of broken dreams: Why public efforts to boost entrepreneurship and venture capital have failed and what to do about it, Princeton University Press, Princeton, NJ.

38.Lockett, A. and Wright, M. (2005), Resources, capabilities, risk capital and the creation of university spin-out companies, Research Policy, 34(7), p.1043-1057.

39.Maes J, Leroy H, Sels L (2014), Gender differences in entrepreneurial intentions: a TPB multi-group analysis at factor and indicator level, Eur Manag J , 32(5), p.784-794.

40.McQueen D.H. and Wallmark J. T. (1991). “University technical innovation: spin offs and patents in Goteborg Sweden” in University Spin Off Companies: Economic Development, Faculty Entrepreneurs, Technology Transfers, (ed. by Brett, Gibson, Smilor), Savage, Rowman and Littlefield.

41.Ndonzuau, F., Pirnay, F., Surlemont, B. (2002), A stage model of academic spin-off creation, Technovation, Volume 22, Issue 5, p. 281– 289.

42.Pattnaik, P. N., & Pandey, S. C. (2014), University Spinoffs: What, Why, and How?, Technology Innovation Management Review, 4(12), p.44-50.

http://doi.org/10.22215/timreview/857.

43.Rasmussen E. and Sorheim R. (2012), How governments seek to bridge the financing gap for university spin-offs: Proof-of-concept, pre-seed, and seed funding, August 2012, Technology Analysis and Strategic Management, 24(7), p.663-678. DOI: 10.1080/09537325.2012.705119. 44.Roberts, E.B. and Malone, D.E. (1996), Policies and structures for

spinning off new companies from research and development organizations, R&D Management, 26(1), p.17-48.

45.Shane, S. (2004a), Academic Entrepreneurship: University Spinoffs and Wealth Creation, Edward Elgar Publishing, Cheltenham.

46.Singh Sandhu M, Fahmi Sidique S, Riaz S (2011), Entrepreneurship barriers and entrepreneurial inclination among Malaysian postgraduate students, Int J Entrep Behav Res, 17(4), p. 428-449 .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 71 - 82)