Chí của người lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 69 - 70)

9. Nội dung nghiên cứu

3.3.3.chí của người lãnh đạo

Nhƣ đã phân tích ở trên, một yếu tố quan trọng trong sự thành công của một công ty spin-off là mức độ hỗ trợ mà nó nhận đƣợc từ tổ chức mẹ. Smilor và Matthews (2004) đã chỉ ra rằng sự hỗ trợ từ các trƣờng đại học cho các công ty spin-off, bao gồm sự tham gia tài chính của tổ chức mẹ, trình độ của cán bộ Văn phòng Chuyển giao Công nghệ (Technology Transfer Office- TTO), và tính minh bạch và rõ ràng của chính sách hỗ trợ, có thể làm tăng khả năng thành công của spin-off [47]. Trong đó, ngƣời lãnh đạo của tổ chức mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các spin-offs. Ý chí của ngƣời lãnh đạo sẽ là nhân tố quyết định mức độ hỗ trợ từ các viện nghiên cứu/trƣờng đại học, đồng thời đảm bảo nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi" (win- win situation) giữa tổ chức mẹ và công ty spin-off.

Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo của các cơ sở nghiên cứu/đào tạo đã nhận biết đƣợc tầm quan trọng của mối liên kết giữa hoạt động NCKH với đào tạo và sản xuất. Một trƣờng hợp điển hình có thể kể đến sự hình thành và tan rã của các spin-offs ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam vào những thập niên 1990 và 2000. Vào những năm 1988 đến 1990, Viện Hàn lâm KH&CN đã chứng kiến sự bùng nổ của các spin-offs, cho thấy tầm nhìn của lãnh đạo Viện trong việc nhận ra sự cần thiết của các chính sách thúc đẩy liên kết giữa hoạt động nghiên cứu và hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế thị trƣờng vào giai đoạn đó vẫn chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Các spin-offs bị tách rời ra khỏi Viện mẹ theo Quyết định 196-CT ngày 05/06/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng trong khi vẫn chƣa đủ khả năng để đứng độc lập. Vì vậy, sau năm 2004, lãnh đạo Viện đã cổ phần hóa các spin-offs, giao cho tập thể ngƣời lao động và khối Doanh nghiệp spin-offs đã không còn xuất hiện trong cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam [12, tr. 98]. Phỏng vấn một chuyên gia cho biết:

"Các trường đại học, nhất là các trường đã tự chủ kinh phí, thực ra không mấy mặn mà với việc thành lập doanh nghiệp trong trường học, bởi rất khó để quản lý." (PVS số 8, Nam, Chuyên gia KH&CN).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 69 - 70)