Chính sách về quyền sở hữu cổ phần và quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 64 - 66)

9. Nội dung nghiên cứu

3.2. Rào cản về năng lực và chính sách vi mô của các cơ sở nghiên cứu và đào

3.2.4. Chính sách về quyền sở hữu cổ phần và quản trị doanh nghiệp

Ở các doanh nghiệp spin-off của Việt Nam, khái niệm và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp còn khá mơ hồ, quan hệ lợi ích và cơ cấu quản trị trong doanh nghiệp không rõ ràng, cũng nhƣ thiếu các chiến lƣợc định hƣớng thị trƣờng. Trong quá trình hình thành và tăng trƣởng, các doanh nghiệp spin-off sẽ nhận đƣợc tài sản trí tuệ và đầu tƣ trực tiếp từ các viện nghiên cứu/trƣờng đại học mẹ. Tuy nhiên, do chƣa đƣợc đào tạo bài bản về quản lý doanh nghiệp, hầu hết cơ cấu cổ phần của các công ty đều không đƣợc phân chia một cách rõ ràng và phù hợp. Quyền sở hữu cổ phần trở thành một trong những mối quan tâm chính và có thể kích thích một số xung đột lợi ích giữa nhà khoa học, nhà đầu tƣ và lãnh đạo đơn vị mẹ. Lãnh đạo các trƣờng đại học/viện nghiên cứu luôn cho rằng "danh tiếng" của đơn vị mình đóng vai trò lớn trong sự thành công của doanh nghiệp spin-off, vì vậy họ mong muốn có tỷ lệ sở hữu lớn trong doanh nghiệp spin-off, nhƣ hiện tại con số này có thể lên tới hàng chục phần trăm [22].

Một ví dụ nhƣ Công ty cổ phần đầu tƣ phát triển Điện lực và Hạ tầng Việt Nam – PIDI, tiền thân là một doanh nghiệp spin-off của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam, đƣợc cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nƣớc trong đó nhà nƣớc nắm giữ cổ phần 30%.

Trƣờng ĐH Bách khoa TP.HCM cũng đƣợc Sở KH-ĐT TPHCM cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần Khoa học và công

nghệ Bách khoa TPHCM. Công ty này Trƣờng ĐH Bách khoa TPHCM sẽ sở hữu 28% cổ phần, vốn điều lệ hơn 4 tỉ đồng8.

Sự mơ hồ trong mối quan hệ lợi ích này có thể dẫn đến sự không phù hợp về quyền và trách nhiệm, và thậm chí sự mơ hồ trong cấu trúc quản trị doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp spin-off thƣờng đƣợc coi là các cơ quan trực thuộc hoặc các bộ phận trực thuộc của trƣờng đại học và viện nghiên cứu, thay vì một đơn vị độc lập mới.

Nhiều doanh nghiệp spin-off bị mắc kẹt trong vấn đề sở hữu tài sản và quyền sở hữu trí tuệ (IPR), mang lại những rắc rối dài hạn về kinh tế và pháp lý. Sự mơ hồ của quản trị doanh nghiệp cũng có thể làm suy yếu việc xây dựng môi trƣờng quản lý theo định hƣớng kinh doanh cho các spin-off, từ đó gây cản trở một cách đáng kể đến quá trình tăng trƣởng của công ty.

Thêm vào đó, lãnh đạo của các spin-off đôi khi đƣợc bổ nhiệm từ các phòng ban của trƣờng đại học/viện nghiên cứu, thay vì tuyển dụng trong thị trƣờng lao động. Do đó, họ có thể thiếu những tố chất và khả năng cần có để quản lý và thúc đẩy tăng trƣởng cho doanh nghiệp.

Hộp 4: Trƣờng hợp bổ nhiệm lãnh đạo tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học và Du lịch Văn khoa

Trƣờng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM vừa ra quyết định thành lập doanh nghiệp do trƣờng này là chủ sở hữu. Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở KH-ĐT TPHCM đã cấp công ty này tên là Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học và Du lịch Văn khoa.

Công ty Dịch vụ Khoa học và Du lịch Văn khoa ra đời sẽ đảm nhiệm các hoạt động du lịch tƣơng tự nhƣ vậy cho trƣờng.

Theo đó, công ty này sẽ kinh doanh bảy nhóm ngành, nghề bao gồm: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chƣa đƣợc phân vào đâu nhƣ: hoạt động phiên dịch, hoạt động của các tác giả sách khoa

8 https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/them-mot-truong-dai-hoc-co-doanh-nghiep-rieng-

học và công nghệ, hoạt động môi giới bản quyền, hoạt động khảo sát, đánh giá về khoa học xã hội và nhân văn; Cho thuê xe có động cơ; Đại lý du lịch; Điều hành tour du lịch; Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch và Dịch vụ hỗ trợ du lịch.

Đƣợc biết đây là lần đầu tiên trƣờng ĐH này thành lập công ty thành viên do nhu cầu cần có một đơn vị trực thuộc để giải quyết các hoạt động liên quan cho nhà trƣờng. Vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng.

Ngay sau khi công ty đƣợc thành lập, PGS. TS. Ngô Thị Phƣơng Lan, hiệu trƣởng nhà trƣờng đã bổ nhiệm ông Trần Anh Tiến làm giám đốc và là đại diện theo ủy quyền toàn bộ phần vốn mà trƣờng đã góp vào. Ông Tiến sẽ có quyền quyết định toàn bộ mọi nội dung trong quá trình hoạt động của công ty liên quan đến phần vốn này9

.

Theo Tạ Hải Tùng (2018), để hoạt động spinoff đƣợc phát triển và bền vững, các trƣờng ĐH đƣợc khuyến cáo nên giữ tỷ lệ sở hữu thấp, ví dụ: tại CMU với gói thỏa thuận cơ bản, nếu spinoff muốn đƣợc độc quyền tiếp cận sáng chế, trƣờng ĐH sẽ sở hữu 6% cổ phần, xác nhận tại thời điểm tổng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp huy động đƣợc đạt tới 2 triệu USD; còn nếu không độc quyền thì tỷ lệ giảm xuống còn 5%. Tại ĐH Los Angeles tại California (UCLA) con số này là 2% [22].

3.3. Rào cản về năng lực của nhà sáng lập spin-off và ý chí của lãnh đạo cơ sở nghiên cứu và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)