Thực trạng hoạt động KH&CN ở Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 41 - 46)

9. Nội dung nghiên cứu

2.3. Thực trạng hoạt động KH&CN ở Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hà Nội

Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đƣợc thành lập năm 1956, là trƣờng đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Trƣờng luôn giữ vững vị trí tiên phong trong đào tạo chất lƣợng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.

a/ Cơ cấu tổ chức và nhân lực

Trƣờng hiện có gần 2.000 cán bộ, giảng viên với 20 khoa, viện đào tạo, 14 trung tâm và viện nghiên cứu, 33 ngành trình độ cử nhân, kỹ sƣ, thạc sĩ và tiến sĩ. Hàng năm, Trƣờng tuyển sinh với số lƣợng khoảng 6.000 sinh viên. Quy mô đào tạo hiện nay bao gồm 27.000 sinh viên đại học chính quy, gần 3.000 học viên cao học và hơn 600 nghiên cứu sinh.

Theo Báo cáo thƣờng niên năm 2017 của Trƣờng ĐHBKHN [23], Nhà trƣờng có nguồn nhân lực chất lƣợng cao khá dồi dào, với số lƣợng cán bộ có trình độ từ tiến sĩ trở lên chiếm đến 61% trên tổng số cán bộ, viện chức.

Hình 2.5. Trình độ cán bộ, viên chức tại Trường ĐHBKHN giai đoạn 2017-2018

Nguồn: [23, tr.20]

b/ Về nguồn tài chính

Đại học Bách Khoa Hà Nội có kinh phí hoạt động khoa học chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc (NSNN) (Bảng 2.1). Bên cạnh đó, trƣờng có nguồn kinh phí từ các hoạt động hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp.

Bảng 2.1. Kinh phí thực hiện hoạt động KH&CN giai đoạn 2011 - 2015 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Đơn vị: triệu VNĐ

Đề tài cấp Tổng kinh phí Tổng kinh phí hỗ trợ từ NSNN

Nhà nƣớc 311.980 311.980

Nghị định thƣ 4.032.316 26.316

Bộ 104.380 104.380

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KH&CN Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2006-2015 2% 19% 40% 36% 3% Giáo sƣ Phó Giáo sƣ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

c/ Hoạt động KH&CN và Hệ thống doanh nghiệp

Tháng 9/2019, Times Higher Education (THE) đã công bố bảng xếp hạng các trƣờng Đại học tốt nhất thế giới THE WUR (Times Higher Education World University Ranking), theo đó ĐH Bách Khoa Hà Nội cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội lọt vào top 801-1000, Đại học Quốc gia TP HCM vào top 1000+ [13]2

.

THE WUR đƣợc coi là một trong những bảng xếp hạng độc lập và có uy tín nhất, đánh giá các trƣờng đại học dựa trên 13 chỉ số chia làm 5 nhóm:

- Đào tạo (chất lƣợng môi trƣờng học tập và giảng dạy): 30%; - Nghiên cứu (năng suất, thu nhập và danh tiếng): 30%

- Trích dẫn (ảnh hƣởng nghiên cứu): 30%

- Hiện diện quốc tế (thu hút giảng viên, sinh viên và hợp tác nghiên cứu quốc tế) 7,5%

- Nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (Hiệu quả chuyển giao tri thức): 2,5%

Trƣớc đó, trong bảng xếp hạng các trƣờng đại học Châu Á (QS Asia) 2018 – 2019, Trƣờng ĐHBK Hà Nội đã xếp ở vị trí 261 – 270, vƣơn lên 30 bậc so với năm 2018. Đầu năm 2019, 03 nhóm ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ là Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo; Kỹ thuật Điện - Điện tử; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin đứng đầu Việt Nam đƣợc lọt vào tốp 400 - 550 thế giới theo bảng xếp hạng QS World University Rankings by Subject.

Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong số các trƣờng đại học đầu tiên ở Việt Nam có mô hình doanh nghiệp spin-offvườn ươm doanh nghiệp. Để triển khai một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra trong Đề án “Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trƣờng Đại học Bách khoa giai đoạn 2006 – 2030”, nhằm tăng cƣờng gắn kết giữa Nhà trƣờng và môi trƣờng kinh tế - xã hội, giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) với sản xuất kinh

2https://www.hust.edu.vn/tin-tuc/-/asset_publisher/AKFI5qRls1e8/content/-hbkhn-lot-vao-top-801-1000- trong-bang-xep-hang-times-higher-education-2020

doanh, đồng thời nhằm thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu đào tạo và nghiên cứu theo nhu cầu của xã hội mà Đảng và Nhà nƣớc đặt ra cho hệ thống đại học Việt Nam, trƣờng ĐHBK Hà nội chủ trƣơng xây dựng hệ thống doanh nghiệp trong trƣờng Đại học. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống doanh nghiệp Nhà trƣờng là đầu tƣ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tƣ nghiên cứu sáng tạo và thử nghiệm, “ƣơm tạo” công nghệ mới; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học; triển khai sản xuất các sản phẩm công nghệ cao; bồi dƣỡng, truyền bá áp dụng công nghệ tiên tiến; đào tạo thích nghi và đào tạo kỹ năng nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp; dịch vụ khoa học và công nghệ.

Với định hƣớng chiến lƣợc thành lập Hệ thống Doanh nghiệp, Nhà trƣờng nhắm đến mục tiêu huy động các nguồn lực của nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tham gia vào quá trình nghiên cứu, ƣơm tạo và thƣơng mại hoá các sản phẩm Khoa học - Công nghệ của nhà trƣờng (Xem Hộp 2. Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK-Holdings). Các nhà khoa học trở thành chủ thể góp vốn, trí tuệ và công sức xây dựng doanh nghiệp.

Việc tổ chức mạng lƣới các doanh nghiệp Đại học Bách khoa theo mô hình mới trên cơ sở đảm bảo lợi ích của nhà trƣờng và các tập thể, cá nhân các nhà khoa học đƣợc coi là giải pháp duy nhất tạo động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Hộp 2: CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI (BK-Holdings)

Chủ tịch Hội đồng quản trị: PGS Nguyễn Văn Khang - Phó Hiệu trƣởng Tổng Giám đốc: TS. Nguyễn Trung Dũng

Triển khai đề án: “Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2006 – 2030”, với mục tiêu phấn đấu “xây dựng ĐHBK Hà Nội thành Trƣờng đại học nghiên cứu trọng điểm quốc gia về khoa học & công nghệ, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đạt trình độ và chất

lƣợng khu vực và thế giới; là địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với xã hội và các nhà đầu tƣ phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp, tài chính trong và ngoài nƣớc”, đƣợc sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 24/03/2008 trƣờng ĐHBK Hà Nội đã công bố thành lập công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings). Đây là mô hình doanh nghiệp lần đầu tiên đƣợc phép thành lập tại một trƣờng Đại học ở Việt Nam.

• Đầu tƣ góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp

• Huy động và quản lý vốn phục vụ cho quá trình ƣơm tạo và thƣơng mại hoá các sản phẩm khoa học và công nghệ từ Trƣờng ĐHBK Hà Nội

• Cung cấp các dịch vụ đào tạo thích nghi kỹ năng nghề và cập nhật kiến thức theo yêu cầu xã hội

• Cung cấp các dịch vụ: Tƣ vấn và CGCN, Tƣ vấn đầu tƣ, Tƣ vấn về quản lý, Tƣ vấn về tài chính, nhận uỷ thác các nguồn vốn đầu tƣ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, triển khai các hoạt động SXKD.

Theo Nghị quyết số 77/NQ/TƢ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017, đến nay chỉ có 23 trƣờng ĐH đƣợc Chính phủ cho thí điểm tự chủ. Đó đều là những trƣờng có thể tự lo 100% kinh phí, từ chi thƣờng xuyên đến đầu tƣ phát triển, trong đó có trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Tiểu kết chƣơng 2

Hoạt động KH&CN tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam đã có những bƣớc chuyển biến rõ rệt và đạt đƣợc nhiều thành tích trong những năm gần đây. Không những vậy, các tổ chức KH&CN ngày càng củng cố và phát huy đƣợc các tiềm lực của đơn vị. Qua thực trạng cho thấy có các nguồn lực nền tảng về con ngƣời, về hoạt động KH&CN và bƣớc đầu về cơ sở hạ tầng và chính sách cho sự ra đời và phát triển của spin-off trong trƣờng đại học/viện nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu trƣờng hợp của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.

CHƢƠNG 3. CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TRONG CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO

TẠI VIỆT NAM

Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng I, sự hình thành doanh nghiệp spin-off trong trƣờng đại học/viện nghiên cứu bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung phân tích các rào cản về môi trƣờng thể chế, năng lực của cơ sở nghiên cứu/đào tạo và tinh thần kinh thƣơng của ngƣời sáng lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)