9. Nội dung nghiên cứu
3.1. Rào cản về môi trƣờng thể chế
3.1.1. Môi trường kinh tế thị trường
Theo Phùng Doanh Cƣờng và Phùng Thị Kim Oanh (2018), kinh tế thị trƣờng là mô hình kinh tế mở trong đó coi trọng và tuân thủ các quy luật vận động, điều tiết của thị trƣờng, tôn trọng tự do cạnh tranh, tự do hợp tác, mở rộng giao lƣu thƣơng mại, tạo cơ hội cho mọi chủ thể kinh tế tham gia thị trƣờng, tìm kiếm lợi nhuận, v.v. [6]
Ở Việt Nam, tính đặc thù của kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN đƣợc thể hiện ở những điểm sau [6]:
- Thứ nhất, đó là mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước: Nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam không phải là cái khác biệt mà đó vẫn là “nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trƣờng” nhƣ quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị; thực hiện tự do hoá thƣơng mại. Các nguyên tắc, thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế đƣợc tuân thủ và vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trƣờng đó không phải là kinh tế thị trƣờng tự do mà có sự điều tiết, quản lý của nhà nƣớc XHCN Việt Nam, bảo đảm định hƣớng XHCN nền kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc trên nguyên tắc tuân thủ và tôn trọng các nguyên tắc của thị trƣờng.
- Thứ hai, là mô hình kinh tế thị trường với đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế; đất đai thuộc sở hữu toàn dân: Kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam “có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, “cùng bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển”, trong đó “kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tƣ nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam dựa trên chế độ công hữu về những tƣ liệu sản xuất cơ bản, “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc làm đại diện chủ sở hữu”, thực hiện “công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cƣờng giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh nghiệp”.
- Thứ ba, việc phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được thực hiện trên nguyên tắc chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội;
- Thứ tư, là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”: Kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nƣớc XHCN Việt Nam, đƣợc định hƣớng cao về mặt xã hội, có mục đích đảm bảo tối đa lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nƣớc; tôn trọng và tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế tự do phát triển đồng thời thực hiện các biện pháp hữu hiệu để hạn chế những khuyết tật của tính tự phát thị trƣờng.
- Thứ năm, là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế: Đặc trƣng này thể hiện nền kinh tế thị trƣờng mà nƣớc ta xây dựng không phải là cái khác lạ so với kinh tế thị trƣờng ở các nƣớc, mà cũng là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thị trƣờng thế giới, kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trƣờng của nhân loại, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trƣờng, các loại thị trƣờng đầy đủ, đồng bộ, vận hành
thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới, tuân thủ các nguyên tắc, quy ƣớc, hiệp định, điều lệ, chuẩn mực chung của thế giới để phát triển, thực hiện tự do hóa trên phạm vi quốc tế trong các lĩnh vực hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính, dịch vụ, lao động, việc làm, tham gia vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu; thực hiện chuyển giao các thành tựu, sáng chế khoa học và công nghệ hiện đại với các quốc gia…
Tuy vậy, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc hiện nay chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lƣợc. Quyền tự do kinh doanh chƣa đƣợc tôn trọng đầy đủ; môi trƣờng kinh doanh chƣa thực sự bảo đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh; việc gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trƣờng còn nhiều rào cản. Việc quản lý và điều hành giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu còn lúng túng, chƣa thật sự tuân thủ theo nguyên tắc thị trƣờng.
Doanh nghiệp nhà nƣớc còn chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ vai trò nòng cốt trên thực tế. Theo PGS.TS. Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ƣơng, đến năm 2019, thành phần kinh tế nhà nƣớc tuy chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhƣng hiệu quả thấp, thậm chí một số tập đoàn kinh tế nhà nƣớc lớn lâm vào tình trạng mất vốn, phá sản, nợ nần. Hầu hết doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc quy mô còn nhỏ, thiếu liên kết. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên và còn hạn chế trong chuyển giao công nghệ.
Trình độ phát triển của các loại thị trƣờng còn thấp; Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc chƣa cao, kỷ luật, kỷ cƣơng chƣa nghiêm; Hội nhập kinh tế quốc tế còn chƣa phát huy tốt nhất các nguồn lực bên ngoài để phát triển. Các nỗ lực đổi mới kinh tế trong nƣớc chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu các cam kết hội nhập. Nhiều bộ, ngành, địa phƣơng, hiệp hội, doanh nghiệp chƣa chủ động tận dụng cơ hội và khắc phục khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập.
Nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức về nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa còn có một số vấn đề chƣa rõ. Chƣa thực sự phát huy đầy đủ quyền tự do kinh doanh của ngƣời dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Cơ chế thực thi và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng trong tổ chức quán triệt, thực hiện các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật còn kém hiệu lực, hiệu quả. Cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, rút kinh nghiệm, năng lực phân tích, dự báo và điều chỉnh chính sách vẫn còn nhiều hạn chế [10].
3.1.2. Hành lang pháp lý cho doanh nghiệp spin-off
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, hàng loạt văn bản của Nhà nƣớc đƣợc ban hành, tạo cơ sở cho việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KHCN, có thể kể đến một vài chính sách quan trọng sau đây:
- Nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992, mở ra con đƣờng cho phép các tổ chức KH&CN có quyền thành lập cơ sở SX-KD, chính vì vậy đã xuất hiện đa dạng nhiều hình thức đơn vị SX-KD bên trong khác nhau, điển hình là các doanh nghiệp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nƣớc trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học;
- Nghị định 115/2005/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về DN KH&CN (đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 96/2010/NĐ- CP ngày 20/09/2010) và các văn bản hƣớng dẫn thi hành;
- Chƣơng trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ) và các văn bản hƣớng dẫn thi hành;
- Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 và các văn bản hƣớng dẫn cũng đã đƣa ra những quy định khuyến khích hình thành và phát triển DN KH&CN;
- Nghị định số 13/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 20/3/2019, thay thế Nghị định số 80/2007/NĐ-CP và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Nghị định đã thể chế hóa đƣợc định hƣớng của Quốc hội và Chính phủ coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với hàng loạt các giải pháp quan trọng nhƣ đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký công nhận doanh nghiệp KH&CN, chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm trong việc đánh giá hồ sơ đăng ký, cụ thể hóa quy trình thủ tục tiếp cận chính sách ƣu đãi, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đăng ký công nhận doanh nghiệp KH&CN (xem Hộp 3);
- Luật Giáo dục đại học cũng cho phép các cơ sở giáo dục đại học đƣợc liên doanh, liên kết, thành lập doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, phát triển dịch vụ đào tạo.
[9, tr.97, có bổ sung]
Hộp 3. NGHỊ ĐỊNH 13/2019/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Trong Nghị định 13/2019/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định nhiều chính sách ƣu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhƣ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc; ƣu đãi tín dụng;
Cụ thể, về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của doanh nghiệp KH&CN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tƣ mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể: đƣợc miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Doanh thu, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ. Doanh thu, thu nhập đƣợc tạo
ra từ dịch vụ có ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải là doanh thu, thu nhập từ dịch vụ mới.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ không đƣợc ƣu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với năm tài chính không đáp ứng đƣợc điều kiện về doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Điều kiện, thủ tục thực hiện ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế.
Nghị định cũng quy định: Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc theo quy định của pháp luật về đất đai. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiếp nhận hồ sơ của ngƣời sử dụng đất theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ khi xác định diện tích đất đƣợc miễn, giảm cho mục đích khoa học và công nghệ. Thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc thực hiện theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất và quản lý thuế.
Ưu đãi tín dụng
Về ƣu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh, Nghị định nêu rõ: Các dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đƣợc vay vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đƣợc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tài trợ, cho vay với lãi suất ƣu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn.
Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có tài sản dùng để thế chấp theo quy định của pháp luật đƣợc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng cho vay với lãi suất ƣu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại thực hiện cho vay.
Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có dự án khoa học và công nghệ khả thi đƣợc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng cho vay với lãi suất ƣu đãi hoặc bảo lãnh để vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại.
Các Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có trách nhiệm quy định quy chế cho vay, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, bảo đảm thuận lợi cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận; doanh nghiệp khoa học và công nghệ đáp ứng tiêu chí hỗ trợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc Quỹ xem xét, cấp bảo lãnh tín dụng để vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ
Nghị định cũng quy định cụ thể về hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thƣơng mại hóa kết quả khoa học và công nghệ. Theo đó, doanh nghiệp khoa học và công nghệ đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đƣợc ƣu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ƣơm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ƣơm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong trƣờng
hợp phát sinh chi phí mua nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đƣợc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thƣơng mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; doanh nghiệp khoa học và